2001 đến năm 2006
2.2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này đã có sự chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp với sự gia tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng từ 18,62% năm 2000 lên 29,39% năm 2006, hiện là ngành có mức đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 44,27% năm 2000 xuống 33,09% năm 2006 (mặc dù vẫn tăng về giá trị tuyệt đối từ 4.115.764 triệu đồng năm 2000 lên 5.653.724 triệu đồng năm 2006), phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng CNH, HĐH của tỉnh. Tuy nhiên tỷ trọng ngành dịch vụ chỉ tăng 0,41% từ 37,11% năm 2000 lên 37,52% năm 2006 trong khi lao động dịch vụ tăng nhanh trong thời gian qua, điều này cho thấy lao động du lịch chƣa đƣợc khai thác hiệu quả.
Nhờ chuyển dịch tốt cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nên đời sống của ngƣời dân tăng lên, nhất là ngƣời dân ở nông thôn. Năm 2006, tồng sản phẩm (GDP) của tỉnh đạt 19.628.507 triệu đồng tính theo giá so sánh 1994 (11.330.358 tỷ đồng tính theo giá hiện hành), GDP bình quân đầu ngƣời đạt 6,54 triệu đồng, bằng 56,5% mức bình quân của cả nƣớc (11,57 triệu đồng); tính theo giá so sánh năm 1994 đạt 5.012.454 triệu đồng, tăng 79,33% so với năm 2000, bình quân tăng 11,32%/năm.
Bảng 1.5. Cơ cấu kinh tế nông thôn Nghệ An phân theo khu vực kinh tế (tổng số = 100)
Đơn vị tính: %
TT 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 42,28 21,34 36,39 41,46 23,61 34,94 38,19 26,11 35,71 36,92 28,73 34,35 34,41 29,30 36,29 33,09 29,39 37,52
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An)
Cơ cấu kinh tế phân theo thành phần kinh tế có bƣớc chuyển dịch theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trƣờng với sự tăng trƣởng nhanhvà gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc, nhất là trong các lĩnh vực thƣơng mại, du lịch, khách sạn - nhà hàng, giao thông vận tải...Tuy nhiên, kinh tế ngoài quốc doanh chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tƣ nhân còn nhỏ bé, manh mún, vốn và lao động ít, hiệu quả kinh doanh chƣa cao. Khu vực kinh tế Nhà nƣớc giai đoạn này cũng tăng lên qua các năm, từ 33,92% năm 2001 lên 36,41% và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa cao, quá trình sắp xếp, tổ chức laị còn thấp, số doanh nghiệp thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GDP của tỉnh và xuất khẩu nhƣng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Đến năm 2006, khu vực kinh tế này đóng góp 1,45% cho GDP của tỉnh.
Bảng 1.6. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: %, giá HH 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế Nhà nƣớc 33,92 36,94 37,15 34,32 35,50 36,41 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 65,4 61,56 60,98 64,06 62,88 62,14 Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 0,68 1,50 1,87 1,62 1,62 1,45
Về cơ cấu lao động ở nông thôn, đến năm 2006 dân số trong độ tuổi lao động ở Nghệ An là 1.874.079/3.064.271 ngƣời, chiếm 61,16% dân số toàn tỉnh. Tổng số lao động đang lam việc trong các ngành kinh tế là 1.549.117 ngƣời, chiếm 82,66% lực lƣợng lao động, trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm 89,14%, cao hơn mức bình quân cả nƣớc (79,8%), lao động khu vực thành thị tăng tƣơng đối nhanh cùng với xu hƣớng đô thị hóa trong tỉnh từ 6,71% năm 2000 lên 10,86% năm 2006. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất thấp so với mức bình quân trong cả nƣớc (20,2%).
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động nông, lâm, thủy sản giảm từ 80,1% năm 2000 xuống 70,44% (1.091.216 ngƣời) năm 2006, nhƣng vẫn còn ở mức cao, (bình quân cả nƣớc 56,8% và vùng Bắc Trung Bộ 67,0%). Lao động công nghiệp, xây dựng tăng nhanh trong 6 năm qua từ 7,8% năm 2000 lên 12,61% (195.447 ngƣời) năm 2006. Lao động dịch vụ tƣơng tự tăng từ 12,1% lên 16,95% (262.454 ngƣời) trong cùng thời gian tƣơng ứng.
Số lƣợng lao động ở Nghệ An tuy đông, mhƣng chất lƣợng chƣa cao. Số lao động đƣợc đào tạo trong toàn tỉnh chiếm 30% (402.452 ngƣời) tổng lực lƣợng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, trong đó lao động đƣợc đào tạo nghề chiếm 16,8%, tập trung chủ yếu.vào các ngành nghề thuộc khu vực dịch vụ, công nghiệp nhƣ sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, mộc dân dụng, sửa chữa điện dân dụng, điện tử, gò hàn trong khi số lao động đƣợc đào tạo về các ngành nghề đang thiếu lao động có kỹ năng nhƣ chế biến nông sản, trồng trọt, chăn nuôi lại quá ít.
* Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn:
Đến năm 2006, gia trị sản xuất ngành công nghiệp tính theo giá so sánh toàn tỉnh đạt 4.929 tỷ đồng, tăng 253% (3.533 tỷ đồng) so với năm 2000 (1.396 tỷ đồng), bình quân tăng 36,148%/năm. Xét thao thành phần kinh tế:
Tỷ trọng công nghiệp trung ƣơng trong tổng GTSX công nghiệp tăng nhanh từ 10,54% năm 2000 lên 40,86% năm 2006, do một số doanh nghiệp địa phƣơng chuyển cho trung ƣơng quản lý. Cơ cấu công nghiệp địa phƣơng giảm từ 27,14% năm 2000 xuống 6,27%. Tỷ trọng khu vực ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và tỷ trọng này có xu hƣớng tăng nhanh trong những năm gần đây năm 2006 là 43,23%. Đóng góp của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) cho GTSX công nghiệp tỉnh giảm từ 9,75% năm 2000 xuống 9,64%, lí do chủ yếu trong những năm gần đây không có những dự án FDI lớn đầu tƣ vào công nghiệp. Số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng nhanh từ 21.625 cơ sở năm 2000 lên 35.016 cơ sở. Lao động trong ngành công nghiệp cũng tăng từ 66.5 nghìn ngƣời năm 2000 lên 75,7 nghìn ngƣời năm 2006.
Công nghiệp khai thác, tăng từ 4,23% năm 2000 lên 6,66% năm 2000, trong đó: Khai thác, chế biến đá trắng có bƣớc phát triển và đã thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, bƣớc đầu hình thành mũi công nghiệp chế biến khoáng sản quan trọng đem lại giá trị xuất khẩu. Đến năm 2006 tổng công suất chế biến đá trắng theo các dự án đăng ký đạt gần 500 nghìn tấn/năm, trong đó bột đá trắng mịn và siêu mịn 160 nghìn tấn/năm, sản lƣợng hàng hóa hiện nay đạt 180 - 200 nghìn tấn đá trắng sơ chế, 60 nghìn tấn bột đá siêu mịn/năm; Lĩnh vực khai thác tinh luyện thiếc tăng từ 484 tấn năm 2000 lên 1.590 tấn năm 2006, tổng công suất lƣyện thiếc đạt 2.500 tấn/năm tập trung tại 3 cơ sở là: Công ty Kim Loại màu Nghệ Tĩnh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chính Nghĩa, Doanh nghiệp Ngoan Cƣờng (Quỳ Hợp); Khai thác đá Badan đạt 400 - 500 nghìn tấn/năm, sản lƣợng đến năm 2006 đạt 35.000 tấn phục vụ nguyên liệu phụ cho sản xuất xi măng. Khai thác đá, cát, sỏi đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn, trong đó sản lƣợng khai thác đá đạt 1,72 triệu m3
năm 2006.
Công nghiệp chế biến, chiếm tỷ trọng 94% GTSX công nghiệp, nhịp độ phát triển từ 15-22%, trong nội ngành công nghiệp chế biến cũng có sự chuyển biến đáng kể: Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại (chủ yếu là sản xuất xi măng) có sự phát triển vƣợt bậc; Lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống tỷ trọng giảm từ 43,99% năm 2000 xuống 41% năm 2006; Lĩnh vực sản xuất đƣờng chiếm 24% GTSX công nghiệp toàn tỉnh, bia và nƣớc giải khát chiếm 4%; Các lĩnh vực sản xuất sản phẩm dệt may, in, sản xuất sản phẩm bằng kim loại, chủ yếu là dịch vụ và gia công kết cấu...tiếp tục duy trì sản xuất trên năng lực sẵn có; Lĩnh vực sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, sản phẩm cao su và nhựa plastic, thiết bị điện tử và truyền thông....do không đƣợc đầu tƣ tăng năng lực sản xuất, đổi mới thiết bị nên phát triển có xu hƣớng chậm dần, tỷ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.
Năng lực công nghiệp chế biến ngày càng mở rộng, sản phẩm phong phú, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng ngành công nghiệp nói riêng và GDP của tỉnh nói chung. Một số sản phẩm chủ lực đã đƣợc hình thành và có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng nhƣ bia, đƣờng kính, xi măng, gạch ngói các loại, bột đá trắng xuất khẩu. Một số sản phẩm mới chiếm lĩnh thị trƣờng và đóng góp ngày cáng lớn cho GDP của tỉnh: Sữa, tinh bột sắn, nƣớc dứa cô đặc, bao bì. Sản lƣợng đƣờng kính tăng nhanh từ 43.467 tấn năm 2000 lên 87.595 tấn năm 2006, bia từ 13,070 triệu lít lên 30,451 triệu lít, nƣớc mắm từ 10 triệu lít lên 30,451 triệu lít trong cùng kỳ. Sản lƣợng xi măng PC30 tăng từ 123.000 tấn năm 2000 lên 1.345 nghìn tấn năm 2006, gạch nung các loại đạt 277,9 triệu viên. Hàng dệt kim 1.3713 nghìn sản phẩm...
Năng lực sản xuất của ngành chế biến không ngừng đƣợc tăng lên. Ngoài các nhà máy hiện có, tỉnh tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhƣ: 2 nhà máy chế biến chè 12 tấn búp tƣơi/ngày, dây chuyền chế biến cà phê ƣớt, 4 nhà
máy đƣờng, 2 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến súc sản xuất khẩu, dầu thực vật, 2 nhà máy chế biến hải sản 38A ,38B, công suất từ 7 tấn/ngày lên 14 tấn/ngày. Đã xây dựng một số nhà máy nhƣ: Dây chuyền may xuất khẩu 1,5 triệu sản phẩm/năm, Nhà máy phân vi sinh (Tân Kỳ) 30.000 tấn/năm, Nhà máy nƣớc dứa cô đặc 5.000 tấn/năm, 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn 110 tấn bột/ngày, Nhà máy bột mỳ 20.000 tấn/năm, Nhà máy gạch block 4 triệu viên/năm, Nhà máy gạch granít Trung Đô công suất 1,5 triệu m2
, 4 cơ sở bột cá 15.000 tấn/năm. Khu công nghiệp Bắc Vinh đã lấp đầy 70% diện tích, đã có 10 doanh nghiệp ngoài tỉnh đầu tƣ tại các khu công nghiệp Nam Cấm và Cửa Lò.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển TTCN và xây dựng làng nghề đối với nền kinh tế của tỉnh trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, nhất là ở khu vực nông thôn, các địa bàn khó khăn. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích phát triển, tập trung chỉ đạo. Đến năm 2006, Nghệ An có hơn 110 làng nghề và làng có nghề, với số hộ tham gia hơn 20.324 hộ, trong đó làng đạt tiêu chuẩn làng nghề là 36 làng.
Các địa phƣơng có phong trào phát triển làng nghề khá nhƣ: Nghi Lộc 10 làng, Diễn Châu 6 làng, Quỳnh Lƣu 6 làng, Yên Thành 3 làng. Sản xuất các mặt hàng: Đóng tàu thuyền, chế biến nông sản, thực phẩm, mây tre đan, đá mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, thêu ren, dệt thổ cẩm, ƣơn tơ dệt lụa....Trong đó có một số ngành nghề duy trì và phát triển nhƣ: Nghề chế biến tƣơng Nam Đàn; Nghề chế biến hải sản phát triển ở Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, Nghi Lộc, với số lao động tham gia 4.000 ngƣời; nghề đóng tàu thuyền ở Nghi Lộc, Hƣng Nguyên, Quỳnh Lƣu, Diễn Châu...với 34 cơ sở; Nghề mây tre đan xuất khẩu từ chỗ chỉ có 150 lao động ở xã Nghi
6.000 lao động tập trung ở các làng nghề nhƣ Nghi Phong, Nghi Thái, Diễn Thắng, Diễn Lộc, Thọ Thành, Thanh Lĩnh, Quỳnh long, Quỳnh Diện, Quỳnh Ngọc. Đã thành lập hiệp hội mây tre đan xuất khẩu, phát triển 13 doang nghiệp, HTX làm “bà đỡ”; Nghề khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng ở Nam Đàn, Thanh Chƣơng, Đô Lƣơng, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lƣu, Quỳ Hợp; Nghề ƣơm tơ dệt lụa ở Thanh Chƣơng, Đô Lƣơng, Nam Đàn, Anh Sơn, Hƣng Nguyên, Diễn Châu, với 75.000 lao động; diện tích 2.500 ha; Nghề dệt thổ cẩm thêu ren ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn ..với gần 1.000 lao động...
Bên cạnh đó, các ngành nghề TTCN truyền thống đƣợc duy trì và phát triển nhƣ: Đóng tàu thuyền Trung Kiên, rèn Thanh Lƣơng, mây tre đan Phong Cảnh, chế biến nƣớc mắm Diễn Ngọc, bún Hùynh Dƣơng, chế biến hải sản Phú Lợi. Trong 6 năm qua đã đào tạo nghề cho 15.553 lao động dƣới nhiều hình thức. Giá trị sản xuất ngành nghề, TTCN ngoài quốc doanh tăng nhanh từ 651 tỷ đồng năm 2000 lên 1.643 tỷ đồng năm 2006
Các hoạt động dịch vụ ở Nghệ An thời kỳ này đƣợc củng cố, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động nhƣ hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ thông qua việc thực hiện chỉ thị 05/CT-TU ngày 20/7/2000 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy. Đến nay, Nghệ An đã có một hệ thống tổ chức làm công tác khuyến nông, khuyến lâm khép kín từ tỉnh đến cơ sở, ở tỉnh có Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm tỉnh, 19 huyện, thành, thị có 19 Trạm khuyến nông, 453/473 xã, 5.327 thôn, bản đã có cán bộ làm công tác khuyến nông và đƣợc hƣởng phụ cấp do ngân sách chi trả hàng tháng, 279/435 xã có Ban khuyến nông, ngoài ra nhiều tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị, xã hội có thành lập bộ phận khuyến nông, nhiều câu lạc bộ khuyến nông tự nguyện đƣợc thành lập, đã xây dựng đƣợc 99 mô hình trình diễn và tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ, đầu chuồng tập huấn kỹ thuật. Trong năm năm
qua, ở cấp tỉnh đã đào tạo cho 19.738 lƣột cán bộ kỹ thuật, khuyến nông từ cấp tỉnh đến thôn bản, ở cấp huyện và xã đã đào tạo và bồi dƣỡng đƣợc gần 45.000 nông dân dƣới 50 tuổi. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ nhƣ: dịch vụ làm đất, dịch vụ cung ứng giống, dịch vụ vật tƣ nông nghiệp, dịch vụ bảo vệ thực vật, động vật, dịch vụ thủy nông, dịch vụ vốn, dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.... ở nông thôn Nghệ An giai đoạn này tiếp tục phát triển.
* Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn:
Trong giai đoạn này kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộ đƣợc tập trung đầu tƣ xây dựng, sửa chữa và nâng cấp, bộ mặt đô thị, nông thôn thay đổi nhanh chóng, nhất là vùng miền núi. Trong hệ thống giao thông, quốc lộ là huyết mạch lớn nhất nối Nghệ An với các tỉnh trong vùng, cận vùng và cả nƣớc. Tỉnh lộ, huyện lộ và nông thôn, đô thị tạo lực đẩy trực tiếp cho giao lƣu tỉnh, Trong giai đoạn 2001 - 2006, ngoài các công trình của Trung ƣơng đầu tƣ trên địa bàn nhƣ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 46, quốc lộ 48, quốc lộ 7, quốc lộ 15 đƣợc đầu tƣ nâng cấp kéo dài thêm, đƣờng nối quốc lộ 7 với quốc lộ 48, đƣờng Hồ Chí Minh qua tỉnh dài 132 km đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng, đƣờng Hồ Chí Minh nối quê Bác, đƣờng ven Sông Lam, cảng Cửa Lò đƣợc nâng công suất từ 1 triệu tấn lên 1,5 triệu tấn, sân bay Vinh đã dƣợc nâng cấp, kéo dài đƣờng băng thêm 500 m, đảm bảo máy bay A320 cất hạ cánh an toàn, các tuyến đƣờng du lịch, đƣờng Tây Nghệ An. Các tuyến đƣờng tuần tra biên giới đƣợc xây dựng, tạo điều kiện bảo vệ an ninh biên giới và phát triển kinh KT - XH miền núi.… với tổng kinh phí 507.500 triệu đồng.
Bên canh đó, Tỉnh Nghệ An đã đầu tƣ nâng cấp, làm mới 300 km nhƣ: Đƣờng lên cửa khẩu Thanh Thủy dài 21 km, đƣờng Nậm Cắn 8 km và 3 cầu dài 100 m, đƣờng vành đai thành phố Vinh, đƣờng 37, 38, đƣờng Nam Cấm - Cửa Lò, đƣờng 545. Hệ thống giao thông phục vụ vận chuyển nguyên liệu
Lƣu, đƣờng giao thông vùng chè Thanh Chƣơng, Anh Sơn, đƣờng vùng Dứa ở huyện Yên Thành, Quỳnh Lƣu. Một số công trình phục vụ an ninh quốc phòng nhƣ: Đƣờng ven biển Nghi Lộc - Diễn Châu - Quỳnh Lƣu, đƣờng