Quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo thực hiện công

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạothực hiện CNH hđh nông nghiệp nông thôn 1996 2006 (Trang 36 - 60)

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến năm 2000.

* Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Dƣới ánh sáng chỉ đạo của NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đóng vai trò hạt nhân trong công cuộc lãnh đạo nhân dân trong tỉnh hƣởng ứng và thực hiện thắng lợi chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng công cuộc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Để đƣa NQ của Đại hội Đảng bộ vào thực tiễn, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện nội dung của NQ Đảng bộ thông qua các chƣơng trình, các đề án cụ thể. Trong đó, Đảng bộ

tỉnh đóng vai trò chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện, giao trách nhiệm cho từng bộ phận, từng ngƣời có trách nhiệm trực tiếp triển khai, trực tiếp sát dân, thƣờng xuyên báo cáo về Đảng bộ tỉnh về quá trình thực hiện, những vấn đề phát sinh để từ đó Đảng bộ tỉnh và nhân dân từng bƣớc tháo gỡ kịp thời, góp phần thực hiện thắng lợi một cách toàn diện và vững chắc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà.

Coi “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là khâu quan trọng, đảm bảo tính vững chắc và hiệu quả”, Đảng bộ tỉnh đã triển khai các chƣơng trình kinh tế - xã hội cụ thể nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhƣ Chƣơng trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa; Chƣơng trình phát triển công nghiệp địa phƣơng trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nhằm hỗ trợ và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; Chƣơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; Chƣơng trình phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo; Chƣơng trình tạo việc làm; xóa đói giảm nghèo; an ninh quốc phòng. Các chƣơng trình lại đƣợc cụ thể thông qua các đề án đƣợc phân công cụ thể cho các đơn vị, các huyện, xã chịu trách nhiệm, dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh. Chính vì vậy, các chƣơng trình, đề án đƣợc triển khai một cách đồng bộ, mang lại hiệu quả cao do tiếp cận sát sao vào thực tiễn đời sống nhân dân trong tỉnh. Do đó, quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh dƣới sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu đáng khích lệ. Những thắng lợi đó đã khẳng định đƣờng lối và những bƣớc đi đúng đắn, thích hợp của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quá trình lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, góp phần thắng lợi vào công cuộc CNH, HĐH của cả nƣớc.

Nghệ An, là vùng đất có khả năng phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp, thủy sản. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời gian qua đã tạo đƣợc bƣớc chuyển dịch đáng kể gắn với sản xuất hàng hóa trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Sản xuất nông nghiệp thời kỳ này giữ nhịp độ tăng trƣởng khá. Giá trị sản xuất (GTSX) nông - lâm - thủy sản tăng nhanh qua các năm (theo giá so sánh từ 3.217.300 triệu đồng năm 1996 lên 4.115.764 triệu đồng năm 200), tăng 27,92% (898.464 triệu đồng), so với năm 2000, đạt bình quân 5,58%/năm. Sau 5 năm giá trị nông nghiệp trong tổng GTSX nông, lâm, thủy sản tăng từ 82,19% năm 1996 lên 83,27%, cón tỷ trọng thủy sản tƣơng ứng tăng từ 5,04% lên 6,39%. Riêng lâm nghiệp, giá trị tuyệt đối tăng từ 410.900 triệu đồng năm 1996 lên 425.547 triệu đồng năm 2000, nhƣng tỷ trọng của nó trong tổng giá trị nông, lâm thủy sản lại giảm từ 12,77% năm 1996 xuống còn 10,34% năm 2000. Sản lƣợng lƣơng thực tăng từ 581.566 tấn năm 1996 lêm 832.399 tấn năm 2000, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời từ 211 kg năm 1996 lên 290 kg năm 2000.

Bảng 1.1. chuyền dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp 5 năm 1996 - 2000. Đơn vị tính: % Năm 1996 2000 Tổng 100,00 100,00 Nông nghiệp 82,19 83,27 Lâm nghiệp 12,77 10,34 Thủy sản 5,04 6,39

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An)

Trong cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị trồng trọt trong tổng thu nhập của ngành vẫn chiếm tỷ trọng lớn, với 69,40% năm 1996 lên 71,90% năm 2000, dịch vụ nông nghiệp sau 5 năm cũng chỉ tăng đƣợc 0,5% từ 0,90% năm 1996 lên 1,40% năm 2000, chăn nuôi lại giảm từ 29,70% năm 1996 xuống còn 26,70% năm 2000. Mặc dù tỷ trọng giá trị chăn

nuôi trong tổng giá trị nông nghiệp của tỉnh còn thấp nhƣng đang chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, với sự hình thành nghề nuôi lợn sữa, lợn nạc

và bò sữa...Đến năm 2000 tồng đàn trâu là 276 ngàn con, tăng 10,84% (27.000 con) so với 1996, đàn bò 283 ngàn con, tăng 10,51% (38.000 con),

đàn lợn 961 nghìn con, tăng 29,51% (219.000 con), đàn gia cầm từ 6.714 nghìn con, tăng 11,43% (689.000 con) trong cùng thời kỳ.

Trong cơ cấu ngành lâm nghiệp, ở Nghệ An trong những năm gần đây đã có sự chuyển hƣớng từ khai thác là chủ yếu sang trồng mới, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng. Thời kỳ 1996 - 2000, toàn tỉnh trồng đƣợc 45.000 ha, bình quân trồng 9.000 ha/năm, khoanh nuôi bảo vệ 563.000 ha. Trƣớc năm 1990, Nghệ An khai thác mỗi năm từ 30 - 40 nghìn m3

gỗ rừng tự nhiên, nay chỉ khai thác 13 - 15 nghìn m3

(kể cả rừng trồng). Còn sản lƣợng song mây khai thác cũng giảm từ 859,9 tấn xuống 613 tấn trong cùng thời gian. Nhờ đó môi trƣờng sinh thái đuợc phục hồi, tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 36% năm 1995 lên 41,5% năm 2000.

Thủy sản là lĩnh vực có sự chuyển biến nhanh nhất trong nông nghiệp của tỉnh. Trong cơ cấu giá trị ngành thủy sản đã có sự thay đổi theo hƣớng: Tỷ trọng giá trị thủy sản nuôi trồng giảm từ 24,19% năm 1996 xuống còn 22,93% năm 2000, mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn tăng (từ 162.146 triệu đồng năm 1996 lên 262.790 triệu đồng năm 2000). Ngƣợc lại, tỷ trọng thủy sản khai thác tăng nhƣng không đáng kể từ 75,23% năm 1996 lên 75,89% trong thời gian tƣơng ứng. Dịch vụ thủy sản từ 0,56% năm 1996 lên 1,18% trong cùng kỳ Về quan hệ giữa sản lƣợng thủy sản nuôi trồng và sản lƣợng khai thác có sự tăng trƣởng vƣợt bậc. Năm 1996, sản lƣợng thủy sản nuôi trồng đạt 5.700 tấn, chiếm 21,34% tổng sản lƣợng thủy sản, nhƣng đến năm 2000 đã đạt 8.000 tấn, chiếm 27,58%. Sản lƣợng thủy sản khai thác đạt 21.000 tấn,

chiếm 78,65% năm 1996 lên 29.000 tấn, chiếm 78,37% trong cùng kỳ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD.

Về cơ cấu cây trồng, vật nuôiđã có sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hóa nhƣ: Lạc 29.000 ha (Thanh Chƣơng, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu), mía 21.000 ha, sản lƣợng 900 nghìn tấn (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ), vừng 7.500 ha (Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn). Các cây chè, cao su, cà phê, hồ tiêu...càng ngày càng mở rộng theo xu hƣớng trồng tập trung, trong đó chè 3.728 ha, cà phê 2.988 ha, cao su 3.564 ha, quế 7.500 ha, hồ tiêu 290 ha và cây ăn quả khác 12.000 ha. Bên cạnh đó, có 13.000 ha diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản. Sự phát triển các vùng tập trung chuyên canh của Nghệ An đã cung cấp nguồn nguyên liệu ngày càng nhiều cho công nghiệp chế biến của tỉnh.

Thực hiện cơ khí hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp:

Công cụ sản xuất cơ giới là phƣơng tiện mạnh mẽ nhất và trực tiếp

nhất đảm bảo thành công của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức đƣợc điều đó trong những năm qua Nghệ An đã rất coi trọng việc trang bị các công cụ cơ giới cho sản xuất, nhằm tăng nhanh năng suất lao động nông nghiệp và năng suất cây trồng vật nuôi. Tỉnh đã đƣa ra chính sách khuyến khích nông dân mua máy, bằng cách bán máy kèm khuyến nông với các hình thức trợ giá, trợ cƣớc và hƣớng dẫn sử dụng....Vì thế năng lực thiết bị dùng cho sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp ngày càng tăng.

Bảng 1.2. Mức độ trang bị một số máy móc thiết bị chủ yếu.

Đơn vị: Chiếc

Năm Phƣơng tiện

Máy kéo 556 531

Máy bơm 1.371 2.684

Máy tuốt lúa 4.207 7.678

Máy nghiền thức ăn gia súc 648 1.175

Tàu thuyền đánh cá có động cơ 2.555 2.707

Tổng 9.337 14.775

Nguồn: Tổng hợp số liệu về nông, lâm nghiệp, thủy sản của Tổng cục thống kê

Nhƣ vậy so với năm 1995, số lƣợng các phƣơng tiện sản xuất cơ giới của tỉnh năm 1998 đã tăng lên từ 9.337 máy lên 162.333 máy trong đó, các loại công cụ tăng nhiều nhất là là máy bơm, máy tuốt lúa, máy nghiền thức ăn gia súc và tàu thuyền đánh cá.

Nhờ số lƣợng máy móc nông nghiệp tăng lên nên nhiều công việc nặng nhọc trong sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã đƣợc cơ giới hóa nhƣ đánh bắt xa bờ, trong khâu thu hoạch, bảo quản chế biến, nhất là trong khâu làm đất và tƣới tiêu, góp phần khắc phục tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, những công việc nặng nhọc trong hoạt động TTCN và ngành nghề nông thôn nhƣ mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, đan lát....cũng đƣợc sử dụng động cơ điện, đã tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và công sức cho ngƣời nông dân góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho lực lƣợng lao động nông nghiệp của tỉnh. Tuy vậy sự phát triển của các phƣơng tiện sản xuất cơ giới không đồng đều.

Là tỉnh nông nghiệp chịu ảnh hƣởng khắc nghiệt của các loại hình thiên tai nên thủy lợi, thủy nông là công việc đƣợc tỉnh quan tâm. Ngoài hệ thống các công trình do tỉnh xây dựng, còn có các công trình thủy lợi tự chảy

80%. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã kiên cố hóa 1.520 km kênh mƣơng, làm mới và nâng cấp tu sửa hệ thống hồ đập, trạm bơm, đê kè....phục vụ tốt công tác tƣới tiêu và phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống dân sinh. Đến nay, tỉnh đã có các hệ thống thủy nông lớn nhƣ nhƣ hệ thống thủy nông Bắc và hệ thống thủy nông Nam, các công trình thủy lợi Nghi Quang, Nghĩa Đàn, đập Đô Lƣơng cùng 87 hồ đập loại vừa, hơn 500 hồ đập loại nhỏ, 378 trạm bơm các loại. Tổng năng lực tƣới của các công trình thủy lợi lên đến 123 nghìn ha canh tác, đảm bảo một tỷ lệ diện tích đƣợc tƣới nƣớc chủ động cả năm của tỉnh là 76 - 79%, trong đó cây lúa chiếm 93,3% tổng diện tích đƣợc tƣới.

Những thành tựu của cách mạng sinh học đang đƣợc áp dụng ngày càng rộng rãi và đã góp phần không nhỏ vào thành tích của sản xuất nông nghiệp. Ở Nghệ An, việc sử dụng giống tốt trong trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, nhất là việc sử dụng ƣu thế lai trong sản xuất đã nâng cao đáng kể năng suất, chất lƣợng cây trồng, vật nuôi. Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh đã cùng các ngành liên quan, các tổ chức khoa học tiến hành nghiên cứu, khảo nghiệm, lựa chọn đƣợc các giống lúa, giống màu ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chịu hạn úng để hƣớng dẫn cho nông dân sử dụng trên diện rộng nhƣ: lúa lai Trung Quốc, ngô lai, bồi đực giống lúa bằng chƣơng trình cấp I hóa, giống mía ROC, 10, F156, M55 - 14, giống lạc 75 - 23, chọn lọc bồi đực giống lạc sen, thử nghiệm giống vừng V6, giống chè TRI 777, LDP 12...

Phƣơng châm của tỉnh là nông dân tự sản xuất lúa cấp 1, nhà nƣớc cung cấp giống nguyên chủng đã đƣợc trợ giá đồng thời có cán bộ kiểm tra, điều hành hƣớng dẫn để hộ nông dân, các hợp tác xã trong tỉnh có giống tốt, giá thành hạ. Nhờ đó, đến nay tỉnh đã xác định đƣợc các bộ giống cây trồng cho từng vụ sản xuất, nên năng suất lúa bình quân chung của toàn tỉnh hàng năm

tăng từ 28,62 tạ/ha năm 1996 lên 40,34 tạ/ha năm 2000. các loại giống cây trồng khác cũng cho năng suất cao tƣơng tự, trong đó lạc đạt 2 - 2,5 tấn/ha, giống ngô lai đạt 4 tấn/ha (cao hơn 40% so với giống địa phƣơng). Đến năm 2000, ở Nghệ An có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 50% diện tích lạc, 70% diện tích các cây mía, chè, cà phê, vừng, cây lâm nghiệp....đƣợc sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt. Việc sử dụng giống lai ngày càng tăng đã góp phần nâng cao sản lƣợng lƣơng thực quy thóc của tỉnh từ 58 vạn tấn năm 1996 lên 83 vạn tấn năm 2000.

Việc áp dụng giống mới vào sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An không chỉ làm tăng năng suất cây trồng, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ. Năng suất giống lúa mới cao gấp 2 - 3 lần so với giống lúa cũ, ngô lai cao gấp ruỡi, lạc sen lai cao trung bình từ 1,2 - 1,4 lần. Có thể nói trong sản xuất lƣơng thực, giống mới đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc. Về mùa vụ, từ chỗ mỗi năm chỉ sản xuất hai vụ chiêm - mùa, thì đến nay mỗi năm gieo trồng từ 3 - 4 vụ: vụ đông, vụ xuân, vụ hè - thu và vụ mùa. Nhƣ vậy, hiệu quả sử dụng đất trong những năm qua ở Nghệ An đã tăng lên rõ rệt.

Về giống con, tỷ lệ đàn bò sind hóa và đàn lợn nạc tuy có tăng lên nhƣng còn đạt mức thấp. Tỷ lệ đàn bò sind hóa chỉ đạt 33% năm 2000, tỷ lệ đàn lợn nạc hóa đạt 40% trong cùng kỳ. Đến năm 2000, tỉnh có 7 trại giống tôm, 6 trại cá giống cấp 1, 9 trại cá giống cấp 2.. đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và đƣa nuôi trồng thủy sản trở thành một nghề kinh doanh tại khắp 19 huyện, thị xã và thành phố, kể cả các huyện vùng cao nhƣ Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Con Cuông và Tƣơng Dƣơng.

Nhìn chung, hệ thống giống cây trồng, vật nuôi ở Nghệ An khá đa dạng, với hàng trăm giống mới đƣa vào từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần

quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ mục tiêu sản lƣợng sang mục tiêu giá trị thu nhập.

* Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: Sự tác động của công nghiệp vào nông nghiệp và nông thôn Nghệ An đã làm thay đổi phần nào tƣơng quan về vị trí giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong giai đoạn này, cơ cầu ngành kinh tế của Nghệ An tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, phù hợp với quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng từ 14,33% năm 1996 lên 18,62% năm 2000; giảm tỷ trọng khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) từ 47,69% năm 1996 xuống còn 44,27% năm 2000; và khu vực III (dịch vụ) tăng từ 37,99% năm 1996 lên 37,11%.

Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế (Tổng số = 100).

Đơn vị tính: %

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Nông, lâm, ngƣ nghiệp 50,14 47,69 45,94 46,14 45,37 44,27 Công nghiệp, xây dựng 14,13 14,33 15,21 15,09 16,04 18,62 Dịch vụ 35,73 37,99 38,85 38,77 38,59 37,11

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nghệ An)

Nhƣ vậy, Trong giai đoạn này thì tỷ trọng khu vực I giảm nhanh, tỷ trọng khu vực II tăng nhanh và khu vực III có chiều hƣớng tăng nhƣng chậm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo chiều hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm thủy sản. Điều đó phản ánh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An trong thời gian qua chủ yếu chỉ mới có tác động làm tăng sản lƣợng nông nghiệp chứ chƣa tạo đƣợc một sự thay đổi nào đáng kể về cơ cấu kinh tế nông

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạothực hiện CNH hđh nông nghiệp nông thôn 1996 2006 (Trang 36 - 60)