6. Dự kiến đóng góp của luận văn
1.3. Quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Thuận
1.3.2. Đảng bộ huyện Thuận Thành lãnh đạo chuyển dịch CCKT từ
năm 1996 đến năm 2000
Quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Thuận Thành giai đoạn 1996-2000 diễn ra trong bối cảnh đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, thu được những thắng lợi to lớn. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, đã phá được thế bao vây cấm vận về kinh tế, thế và lực đã lớn hơn nhiều so với trước, điều này có tác động tích cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Thực hiện chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh; căn cứ vào những mục tiêu, kế hoạch đề ra tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Đảng bộ huyện đã chỉ đạo sát sao, đồng thời triển khai thực hiện nhiều biện pháp mang tính đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực nhằm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành chức năng từ huyện đến cơ sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình chủ động việc cụ thể hoá nghị quyết thành các chương trình, đề án, kế hoạch công tác, đảm bảo khoa học, sát thực tiễn. Phân công trách nhiệm rõ ràng cho các đồng chí cấp ủy viên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện, tiến hành sơ kết, tổng kết kịp thời nhằm rút kinh nghiệm để lãnh đạo có hiệu quả hơn.
Để chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho quá trình chuyển dịch CCKT, lãnh đạo huyện chú trọng đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ bản, cụ thể là các công
51
trình trọng điểm về giao thông, thuỷ lợi, điện, hệ thống thông tin liên lạc…nhằm từng bước cải tạo, nâng cấp và xây mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh. Tính đến năm 2000, toàn huyện đã tu bổ, nâng cấp được 279,2 km đường giao thông huyện, xã, ước giá trị đạt 37,7 tỷ đồng trong đó: đường thôn, xã là 272, 8km, giá trị 28 tỷ đồng, đường huyện 24,4 km trị giá 9,4 tỷ đồng. Các tuyến giao thông chính của huyện, đường làng ngõ xóm về cơ bản sạch đẹp, đi lại dễ dàng, phong trào làm đường giao thông của huyện nhiều năm được Chính phủ, Bộ Giao thông khen thưởng.
Về công tác thuỷ lợi, bằng nhiều nguồn vốn, huyện đã đầu tư xây dựng trạm bơm đầu mối Đại Đồng Thành (năm 1999); xây dựng và đưa vào sử dụng 04 trạm bơm cục bộ ở các xã An Bình, Gia Đông, Hoài Thượng, Nguyệt Đức. Cùng với xây dựng hệ thống trạm bơm, các cấp uỷ còn quan tâm hoàn chỉnh kênh mương, hệ thống tưới tiêu như sông Dâu, kênh Đông Côi, Đại Quảng Bình. Chương trình “cứng hoá kênh mương” bước đầu đã thực hiện điểm ở 02 xã Trí Quả và Song Hồ đạt hiệu quả. Hệ thống mương, bờ vùng, trạm bơm tăng đảm bảo chủ động tưới, tiêu cho toàn bộ diện tích lúa và hoa màu.
Hệ thống thông tin liên lạc phát triển nhanh, 100% xã, thôn có điện thoại liên lạc. Năm 1999, tổng số máy điện thoại là 2070 máy, bình quân 1,46 máy/100 dân; 15/18 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá. Thông tin liên lạc đã đáp ứng kịp thời cho công tác chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đời sống nhân dân.
Huyện uỷ còn tập trung đổi mới công tác quản lý. Căn cứ vào Chỉ thị 68 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VIII) và Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh uỷ về tiếp tục đổi mới HTX nông nghiệp, Huyện ủy đã ra Nghị quyết số 42-NQ/HU về “Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý HTX” nhằm đánh giá một số chuyển biến bước đầu sau bốn năm thực hiện Nghị quyết 10
52
của Bộ Chính trị và chỉ ra những hạn chế trong quản lý kinh tế của HTX nông nghiệp, đồng thời đề xuất những biện pháp cụ thể. Huyện ủy đã chỉ đạo các xã tiến hành đại hội xã viên, kiện toàn ban quản lý, xây dựng đề án chuyển đổi hình thức hoạt động. Ban quản lý chuyển chức năng từ quản lý kinh tế theo kế hoạch sang hướng dẫn và làm dịch vụ các khâu: làm đất, tưới tiêu nước, bảo vệ thực vật…Các hộ xã viên sau khi được giao ruộng ổn định lâu dài, chủ động về kế hoạch sản xuất, đầu tư vốn, kỹ thuật, giống mới vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá. Đối với các ngành, các đơn vị phục vụ nông nghiệp như: Công ty Giống cây trồng, Khuyến nông, Trạm thú y, Xí nghiệp thuỷ nông…chủ động xây dựng kế hoạch, ký kết hợp đồng dịch vụ với cơ sở và các hộ xã viên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Với cơ chế đó, các bên hoàn toàn chủ động cả về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đối với công tác quản lý đất đai: HTX giao ruộng cho các hộ xã viên ổn định lâu dài từ 10 đến 15 năm, khi Nhà nước và tập thể có nhu cầu sử dụng vào việc xây dựng các công trình phúc lợi, phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội thì thu hồi, xã viên có trách nhiệm trả lại và được bồi thường giá trị theo pháp luật quy định. Các HTX nông nghiệp xây dựng kế hoạch, quy hoạch, cân đối quỹ đất giao cho các hộ nông dân, không để ruộng đấu thầu. Các thùng vũng, ao hồ được quản lý chặt chẽ, giao khoán, đấu thầu cho các hộ xã viên thả cá, phát triển kinh tế, xã hội. Tính đến năm 2000, đã có 64 HTX được chuyển đổi và thành lập, trong đó có 60 HTX dịch vụ nông nghiệp. Điều này thể hiện sự đổi mới vượt bậc về tư duy kinh tế, góp phần quan trọng vào thành công của việc chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.
Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII về đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, lãnh đạo huyện đã tiến hành kiểm tra, rà soát, rút kinh nghiệm và bổ sung hoàn thiện Nghị quyết số 42 với mục tiêu: tiếp tục đổi mới công tác quản lý HTX, phát huy vai trò của kinh tế hộ gia đình, phát
53 triển mô hình kinh tế VAC.
Đối với từng ngành kinh tế, Đảng bộ huyện đều có hướng chỉ đạo sâu sát, thiết thực. Về sản xuất nông nghiệp, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình cấp I hoá giống lúa đưa vào sản xuất như: lúa lai, lúa thuần Trung Quốc, giống lạc TB1, TB2, ngô lai, đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất, phấn đấu đến năm 1997 cơ bản chủ động nguồn giống tại chỗ với chất lượng tốt. Đảng bộ huyện còn chú trọng giải quyết vấn đề thuỷ lợi, nhất là hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho tiêu úng vụ mùa, đầu tư khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất các cây lương thực. Chuyển một bộ phận ruộng đất sang nuôi trồng cây, con khác như: cây ăn quả, hoa, cây cảnh, chăn nuôi, thủy sản; áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch. Đảng bộ huyện cũng đã có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy sản xuất như: thực hiện chương trình giống lúa, tổ chức tập huấn, phổ biến kỹ thuật cho hàng trăm hộ xã viên để tiếp thu và gieo cấy giống mới.
Với mục tiêu đẩy nhanh quá trình tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch CCKT trong NN nông thôn, Đảng bộ huyện đã xác định cần phải thực hiện tốt hơn việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trên cơ sở đó, thông qua đề án sản xuất giống lúa nhằm mở rộng diện tích được cấy bằng các giống lúa lai hai dòng, DV108, Khang Dân, X123 cho năng suất và sản lượng cao.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi được Huyện quan tâm, khuyến khích phát triển, tiến tới chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính mang tính hàng hoá, Huyện ủy tiến hành đưa con giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các loại giống đặc sản như: ngan Pháp, vịt siêu trứng, trê lai, ba ba, ếch, rô phi đơn tính, cá chim được phát triển ở nhiều nơi. Diện tích mặt nước được khai thác nuôi thả cá cho thu hoạch 800
54
tấn cá (1995). Nhiều mô hình kinh tế VAC đem lại hiệu quả lớn, mỗi năm cho thu lãi 30 đến 50 triệu đồng.
Công tác khuyến nông được quan tâm chỉ đạo. Phòng Nông nghiệp, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật, giới thiệu cây con giống mới, tuyên truyền các gương điển hình gia đình làm kinh tế giỏi.
Để phát triển sản xuất CN và TCN, Huyện chú trọng việc khôi phục một số làng nghề truyền thống như: nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ (ở xã Hoài Thượng), nghề đậu phụ (thôn Trà Lâm, xã Trí Quả; thôn Nghi Khúc, xã An Bình), nghề tranh, giấy màu, vàng mã Đông Hồ (xã Song Hồ), đan lát (Đông Côi, xã Gia Đông). Các làng nghề được khuyến khích phát triển dưới nhiều hình thức: HTX, xí nghiệp, doanh nghiệp tổ hợp.
Về hoạt động thương mại, dịch vụ, Đảng bộ huyện chỉ đạo phải duy trì và mở rộng các trung tâm: Hồ, Dâu, Trạm Lộ, phát triển mạng lưới chợ và các hoạt động dịch vụ trong nông thôn và các khu vực khác trong Huyện tạo nên hệ thống bán lẻ rộng khắp, góp phần tăng cường trao đổi hàng hoá, vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Đối với các vùng kinh tế, căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh của từng vùng mà Đảng bộ huyện bố trí đúng ngành kinh tế, đúng cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng:
- Vùng kinh tế thuần nông độc canh cây lúa: Đầu tư cho thuỷ lợi phục vụ sản xuất lúa, các loại cây lương thực khác như: ngô, khoai lang, khoai tay, cây rau vụ đông; phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn và gia cầm; phát triển CN và tiểu TCN, nhất là các nghề thủ công truyền thống, tận dụng điều kiện thuận lợi về địa thế, giao thông đi lại và cơ sở vật chất khác để đẩy mạnh các hoạt động thương mại, dịch vụ.
55
diện tích bằng tăng vụ, luân canh, tập trung thâm canh lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, cây xuất khẩu như: đay; phát triển chăn nuôi lợn, trâu, bò, nuôi thả cá, gia cầm nhất là đàn vịt. Ngoài ra, khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống như: trồng dâu nuôi tằm ở Hoài Thường, nghề sản xuất gạch, ngói ở Đại Đồng Thành; phát triển du lịch dựa trên tài nguyên nhân văn phong phú: những lễ hội truyền thống như Lễ hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, lăng Kinh Dương Vương, di sản văn hoá nổi tiếng cả nước như tranh dân gian Đông Hồ.
Với sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát, vận dụng linh hoạt đường lối, chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Tỉnh uỷ vào tình hình thực tiễn ở địa phương, Đảng bộ huyện Thuận Thành đã lãnh đạo nhân dân tiến hành chuyển dịch CCKT đạt được một số kết quả đáng kể.
Sản xuất NN tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích gieo trồng năm 2000 đạt: 15.446 ha, trong đó diện tích cây lương thực đạt 13.696 ha. Năng suất lúa 48,7 tạ/ha năm 1995 lên 54 tạ/ha năm 2000, năng suất ngô từ 17,6 tạ/ha (năm 1995) lên 29,38 tạ/ha (năm 1999) và 32 tạ/ha (năm 2000), tăng 81,8% so với năm 1995. Cây lạc cũng có bước tăng trưởng nhanh, năm 2000 đạt 572 tấn, bình quân 19,2 tạ/ha, tăng 79% so với năm 1995, năm 2000 sản lượng đỗ tương đạt 671,7 tấn. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 45.068 tấn năm 1995 tăng lên 68.389 tấn năm 2000. Bình quân lương thực đạt 260,7 kg/người (năm 1991) tăng lên 306 kg/người (năm 1995) và 485 kg/người (năm 2000).
Phong trào trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ cải tạo vườn tạp không ngừng mở rộng. Toàn huyện có hàng chục trang trại trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm, tiêu biểu như vườn cây Tam Á (xã Gia Đông), vườn quả Bắc Hồ (xã Song Hồ).
56
theo hướng sản xuất hàng hoá. Năm 1991, đàn lợn có 37.000 con, tăng lên 62.000 con năm 2000; đàn gia cầm 600.000 con năm 1991, đến năm 1995 tăng lên 800.000 con và năm 2000 đạt 950.000 con; đàn trâu bò đạt 7.000 con trong đó bò sữa 400 con, đàn bò phát triển theo hướng lai sind, Zêbu hoá. Tỷ lệ đàn bò lai sind từ 15% tổng đàn năm 1995 lên 50% năm 2000.
Không chỉ tăng về số lượng mà trong nông nghiệp sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa trồng trọt và chăn nuôi có nhiều tiến bộ:
Bảng 1: Giá trị sản xuất NN giai đoạn 1995-2000 của huyện Thuận Thành (đvt: tỷ đồng) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Trồng trọt 108,811 124,900 124,251 124,638 130,828 150,000 Chăn nuôi 46,764 46,956 53,157 53,535 53,584 66,2
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Thành tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, năm 2000
Nhìn vào bảng thống kê cho thấy: Giá trị sản xuất của trồng trọt và chăn nuôi của huyện Thuận Thành giai đoạn 1995-2000 đều tăng, song khoảng cách chênh lệch giữa trồng trọt và chăn nuôi ngày càng được rút ngắn lại. Năm 1995, chăn nuôi chiếm 42,98% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2000, chăn nuôi chiếm 44,13%. Điều này thể hiện chăn nuôi từng bước có vai trò quan trọng hơn trong NN.
Nhờ có chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh, nên sản xuất CN và TTCN được mở rộng, một số cơ sở sản xuất mới được hình thành như: Công ty may xuất khẩu Việt Thành, Công ty Khai Sơn, HTX dệt in hoa Toàn Thắng, cơ sở sản xuất hương xuất khẩu Phú Mỹ (Đình Tổ). Nhiều gia đình, cơ sở năng
57
động khôi phục và mở thêm nghề mới như: dệt vải màn, khăn mặt, may màn, bao bì, làm sơn ta, sửa chữa cơ khí, dịch vụ điện tử, sản xuất giấy, vàng mã. Các cơ sở sản xuất đã đầu tư hàng tỷ đồng để đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh và tăng thu nhập, đời sống của người lao động được cải thiện. Kết quả là giá trị tổng sản lượng CN-tiểu TCN không ngừng tăng, năm 1991 đạt 4,145 tỷ đồng, đến năm 1994 tăng lên 6,5 tỷ đồng, năm 2000 tăng lên 62,115 tỷ đồng. Tổng giá trị sản phẩm CN-TTCN 5 năm 1991-1995 đạt 24,393 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng CN, TTCN.
Tính đến năm 2000, doanh thu từ hoạt động thương mại ước đạt 139,150 tỷ đồng (theo giá hiện hành). Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch dự toán. Việc thực hiện tiết kiệm chi hành chính đối với các ngành, các cơ quan bước đầu có kết quả. Hoạt động tín dụng-ngân hàng từng bước được đổi mới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà cho người vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Số dư nợ hàng năm đều tăng, nợ quá hạn giảm. Đã đáp ứng cơ bản về nhu cầu vay vốn cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nhờ chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh, nên sản xuất CN, TTCN ngày càng được mở rộng, một số cơ sở sản xuất mới được hình thành như: Công ty may xuất khẩu Việt Thành, Công ty Khai Sơn, HTX dệt in hoa Toàn Thắng, cơ sở sản xuất hương xuất khẩu Phú Mỹ (xã Đình Tổ). Nhiều gia đình, cơ sở năng động khôi phục và mở thêm nghề mới như: dệt vải màn, khăn mặt, bao bì, làm sơn ta, sửa chữa cơ khí, dịch vụ điện tử, sản xuất giấy, vàng mã. Các cơ sở sản xuất đã đầu tư hàng tỷ đồng để đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực