Quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Thuận

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế của đảng ở huyện thuần thành bắc ninh tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 45 - 47)

6. Dự kiến đóng góp của luận văn

1.3.Quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Thuận

Thuận Thành từ năm 1996 đến năm 2000

Trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng với hai kế hoạch 5 năm (từ cuối năm 1986 đến giữa năm 1996), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ nội lực của dân tộc, kiên trì mục tiêu cách mạng XHCN vì độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đã giành được những thành tựu to lớn, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện, lạm phát bị đẩy lùi, đất nước ổn định và phát triển, nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng yếu được xây dựng, đã tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho bước phát triển tiếp theo.

Cùng với những kết quả đã đạt được, đất nước vẫn còn những mặt tồn tại, yếu kém. “Nước ta còn nghèo và kém phát triển, kinh tế chưa vững chắc, chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư sản xuất; việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng; quản lý nhà nước về kinh tế xã hội còn nhiều thiếu sót…Điều đó đã làm hạn chế thành tựu của công cuộc đổi mới trong thờ gian qua” [15, tr. 63].

Đất nước tuy có khó khăn song cũng nhiều điều kiện để chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập ở thủ đô Hà Nội từ ngày

46

22/6 đến ngày 1/7/1996. Trên cơ sở đánh giá kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và tổng kết 10 năm tiến hành đổi mới, Đại hội nhận định: “Thế và lực của đất nước ta đã có sự biến đổi rõ rệt về chất. Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc nhưng đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ mới: đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” [21, tr. 12]. Từ đó, Đại hội khẳng định: “Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [21, tr. 80].

Căn cứ vào tình hình mới và nhiệm vụ cụ thể ở địa phương, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (tháng 4/1996) nhấn mạnh chủ trương phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Mục tiêu tổng quát của Đại hội là: “lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của các vùng, các thành phần kinh tế, khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; phát triển mạnh sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện tăng thu ngân sách.

Phấn đấu đến năm 2000 đạt tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong GDP là: nông lâm nghiệp 40,7%, công nghiệp 26,7% và dịch vụ 32,6%” [9, tr. 66].

47

Một phần của tài liệu quá trình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế của đảng ở huyện thuần thành bắc ninh tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 45 - 47)