6. Dự kiến đóng góp của luận văn
2.2. Thuận Thành tích cực chuyển dịch CCKT theo hƣớng công nghiệp
2.2.1. Đảng bộ huyện Thuận Thành chủ trương chuyển dịch CCKT:
Bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2005-2010, Đảng bộ và nhân dân Thuận Thành có những thuận lợi, khó khăn.
Về thuận lợi: Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta ngày càng phát triển, thế và lực được tăng cường, tình hình chính trị đất nước
78
ổn định, quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng. Vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng cao.
Tỉnh Bắc Ninh sau 8 năm tái lập đã có bước tiến mạnh mẽ về kinh tế, đặc biệt trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp.
Đối với huyện Thuận Thành, Đảng bộ và nhân dân vốn có truyền thống cách mạng, đoàn kết thống nhất, có tinh thần tự lực, tự cường cao, hệ thống chính trị ổn định. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở được nâng lên.
Về khó khăn: Cấp uỷ, chính quyền đã sớm nhận định: Thuận Thành là một huyện thuần nông, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Sự cạnh tranh, tính bền vững trong kinh tế chưa cao. Lực lượng lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ qua đào tạo nghề còn thấp. Các doanh nghiệp trên địa bàn tuy tăng về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ bé, trình độ công nghệ chưa cao, đóng góp cho ngân sách huyện còn thấp. Hệ thống thuỷ lợi chưa thật hoàn chỉnh và tiếp tục xuống cấp. Công tác quy vùng sản xuất hàng hoá còn hạn chế. Đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn.
Để phát huy lợi thế đồng thời khắc phục những khó khăn trên, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã bàn và quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ 2005-2010 là: “Phát huy dân chủ, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ theo hướng sản xuất hàng hoá. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, giải quyết việc làm. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất. Phát triển văn hoá xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị đáp ứng
79
yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Phấn đấu xây dựng Thuận Thành ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh” [4, tr. 21].
Đại hội đã cụ thể hoá mục tiêu tổng quát, phương hướng chung bằng chỉ tiêu cơ bản đến năm 2010 như sau: “Tổng sản phẩm (GDP) là 932,885 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm từ 13-13,5% (giá cố định 1994), trong đó khu vực nông nghiệp tăng 5%, khu vực công nghiệp tăng 20%, khu vực dịch vụ tăng 15%.
Thu ngân sách địa phương hàng năm tăng bình quân trên 8,4%.
Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP): Khu vực công nghiệp đạt 380,588 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,8%; khu vực dịch vụ đạt 299,895 tỷ đồng, chiếm 32,1%; khu vực nông nghiệp đạt 252,402 tỷ đồng, chiếm 27,1% (giá cố định 1994).
Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,373 triệu đồng/năm (tăng bình quân 14,5%/năm).
Hàng năm tạo việc làm mới cho 1.500 – 2.000 lao động.
Mỗi năm giảm 2% số hộ nghèo, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 7% (theo tiêu chí năm 2005).
Tỷ lệ phát triển dân số hàng năm ổn định ở mức sinh thay thế là 1%. Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông trước năm 2010.
Trên 95% số làng được công nhận làng văn hoá các cấp; 100% số xã, thị trấn đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế cơ sở.
Hàng năm có trên 80% số tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Giữ vững và phát huy danh hiệu Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh, xây dựng Chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân vững mạnh.
80
Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch CCKT, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng cao, hiệu quả, bền vững trên cơ sở đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao phục vụ công nghiệp và đô thị. Phấn đấu đưa Thuận Thành phát triển, có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hợp lý, cụ thể:
Đối với sản xuất NN, lãnh đạo huyện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh thâm canh, phát triển cây vụ đông nhằm đạt kết quả cao nhất trên một đơn vị canh tác, gắn sản xuất NN với thị trường trong và ngoài tỉnh. Tốc độ tăng bình quân 5%/năm.
Tiếp tục chuyển dịch mạnh CCKT NN, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính. Đến năm 2010, giảm tỷ trọng giá trị trồng trọt xuống còn 40,7%, tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi lên 53,5%, dịch vụ nông nghiệp 5,8% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Hoàn thành việc quy vùng sản xuất trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá. Phát triển vùng sản xuất lúa giống, lúa hàng hoá tập trung từ 200 – 250 ha ở các xã Ninh Xá, Nghĩa Đạo, Gia Đông…, phát triển 10-30 loại cây cảnh và hoa xuất khẩu ở Trạm Lộ, Gia Đông…, 10-20 ha rau sạch ở Mão Điền, Hoài Thượng…, năng suất lúa bình quân cả năm đạt 62 tạ/ha. Chuyển 100% diện tích lúa Xuân sang Xuân muộn, 90% diện tích lúa mùa sang mùa sớm và mùa trung. Đưa 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha trở lên.
Khuyến khích, tạo điều kiện đất đai, kỹ thuật và vốn để các hộ gia đình phát triển mạnh mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp và bán công nghiệp. Phấn đấu tỷ lệ lợn hướng nạc đạt trên 50% tổng đàn. Duy trì và phát triển đàn bò thương phẩm, tỷ lệ sind hoá đàn bò đạt trên 90% tổng đàn. Phấn đấu 50% số trang trại trở lên có thu nhập hàng năm từ 70-100 triệu đồng/ha canh tác.
81
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất NN, sử dụng cơ giới vừa và nhỏ ở hầu hết các khâu trong sản xuất NN, từng bước thực hiện có hiệu quả sự liên kết 4 nhà.
Tập trung hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại, các dự án chuyển dịch đồng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản và các mô hình sản xuất cây, con có giá trị kinh tế cao như: trồng hoa, cây cảnh, rau sạch… tạo điều kiện bình đẳng để các thành phần kinh tế phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Về sản xuất CN, TTCN, hướng giải pháp của Huyện là: phát triển CN, TTCN và CN chế biến trên cơ sở bám sát nhu cầu thị trường, tăng cường hiệu quả đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp, khôi phục một số nghề truyền thống như: đúc đồng, thêu ren, tiếp tục tìm kiếm, nhân rộng nghề mới. Tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm.
Hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm CN đã được tỉnh phê duyệt vào năm 2008. Phấn đấu hết năm 2010, 80% diện tích đất của các cụm CN Xuân Lâm, Nghĩa Đạo, Thanh Khương, An Bình được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Đầu tư có chọn lọc bảo đảm hiệu quả kinh tế và xã hội.
Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh tại các cụm CN, ưu tiên đối với các doanh nghiệp, các cá nhân đầu tư phát triển CN chế biến nông sản, các ngành nghề truyền thống và sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, lao động trong huyện. Đổi mới công tác quản lý Nhà nước đối với các cụm CN tập trung, cụm CN làng nghề. Thành lập Ban quản lý các cụm CN vừa và nhỏ của huyện. Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư của các ngành chức năng. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất dành cho phát triển CN. Chuyển dần sản xuất vật liệu xây dựng bằng phương pháp thủ công sang phương pháp CN, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái.
82
Đối với dịch vụ, giải pháp là khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh dịch vụ, chú trọng phát triển du lịch, tiếp tục phát triển thương mại, vận tải, xây dựng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15%. Hoàn thành quy hoạch xây dựng khu trung tâm thương mại - dịch vụ ở thị trấn Hồ và chợ đầu mối ở thị tứ Dâu, Trạm Lộ, Nghĩa Đạo…Củng cố nâng cấp và khai thác có hiệu quả các chợ trên địa bàn. Chú trọng đầu tư cho hoạt động dịch vụ - du lịch khu Luy Lâu-Chùa Dâu-Bút Tháp-Lăng Kinh Dương Vương, làng tranh Đông Hồ…gắn với chương trình phát triển du lịch của tỉnh.
Những chủ trương trên đã thể hiện quyết tâm của toàn Đảng bộ và toàn dân huyện Thuận Thành, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội nói chung và chuyển dịch CCKT nói riêng, là cơ sở để chính quyền, ngành, địa phương trong huyện đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH trong những năm tiếp theo – giai đoạn 2005-2010.
2.2.2. Quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT và những kết quả đạt được của Đảng bộ huyện Thuận Thành từ năm 2005 đến năm 2010
Ngay sau khi có Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XX dẫn đường, Huyện uỷ cùng với HĐND-UBND huyện tiến hành chỉ đạo sâu sát, vận dụng các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh để chỉ đạo cơ sở chuyển dịch CCKT. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Huyện uỷ xác định, góp phần vào thành công của công cuộc phát triển kinh tế là tập trung chỉ đạo đẩy mạnh CNH, HĐH NN nông thôn, tích cực ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội X của Đảng về phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân
83
có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [25, tr. 83], cấp uỷ, chính quyền Huyện chỉ đạo củng cố, kiện toàn các HTX ngành nghề, điều chỉnh quy mô HTX dịch vụ NN ở các cơ sở. Nhằm đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể…”, Huyện uỷ đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai đến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của huyện và cơ sở nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tinh thần của Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ. Kết quả: Kinh tế tập thể từng bước đổi mới và phát triển cả về số lượng và chất lượng dưới nhiều hình thức trên các lĩnh vực NN, TTCN, chuyên ngành; hoạt động của HTX dịch vụ NN, dịch vụ tổng hợp trong những năm gần đây đạt kết quả khá, đáp ứng các khâu dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất NN, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kinh tế-xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông nghiệp-nông thôn, 60% HTX hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo ổn định, trong đó có 21/30 HTX đang hoạt động có lãi; các loại hình kinh tế HTX ngày càng đa dạng, mô hình HTX chuyên ngành chăn nuôi - thuỷ sản, HTX vệ sinh môi trường, các HTX dịch vụ tổng hợp phát triển trên cơ sở kinh tế hộ thể hiện sự hợp lý về quy mô và trình độ quản lý, hiệu quả kinh tế các HTX mang lại đã khẳng định trong điều kiện kinh tế hộ, việc phát triển đa dạng các loại hình kinh tế HTX là nhân tố thúc đẩy sản xuất phát triển.
Cùng với kinh tế HTX, lãnh đạo huyện còn tạo điều kiện để kinh tế hộ mở rộng quy mô, đa dạng ngành nghề, nâng cao chất lượng, giá trị trong sản xuất. Nhờ đó, số lượng trang trại tăng nhanh, từ 146 (2005) lên 300 mô hình (2010). Kinh tế Nhà nước tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của huyện. Kinh tế tư nhân đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng chung, cải thiện, nâng cao đời sống
84
vật chất, tinh thần của nhân dân và làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn.
Với mục tiêu “Phấn đấu đưa Thuận Thành phát triển, có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp hợp lý”, Đảng bộ huyện chỉ đạo khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, chuyển một phần đất nông nghiệp sang đất công nghiệp; tích cực khai thác, tiếp nhận các dự án, nguồn vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, thực hiện quản lý tốt các nguồn vốn, đảm bảo đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho các ngành, các lĩnh vực quan trọng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Các khu CN liên doanh và các dự án mới được tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhanh chóng triển khai thực hiện.
Để quá trình chuyển dịch CCKT nội bộ ngành kinh tế đạt hiệu quả thiết thực, lãnh đạo huyện đã đưa ra những biện pháp đối với từng ngành như sau:
Về nông nghiệp, chú trọng đề ra những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng thời tiết không thuận lợi gây ra như: chống rét ở vụ Xuân, phòng chống úng ở vụ mùa. Công tác dự báo, phòng trừ sâu bệnh được quan tâm chỉ đạo.
Công tác chuyển đổi vùng trũng cấy lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thủy sản tiếp tục được đẩy mạnh. “Riêng trong năm 2005, huyện đã cho chuyển 4,5 ha đất vùng trũng từ trồng lúa một vụ không ăn chắc sang mô hình kinh tế trang trại, nâng tổng số chủ trang trại trên địa bàn huyện là 146, trong đó có 49 chủ trang trại đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTTN” [4, tr. 2]. Đáng chú ý là năm 2006, huyện đã chỉ đạo triển khai dự án trồng hoa cao cấp công nghệ cao ở thôn Ngọc Nội, xã Trạm Lộ với diện tích là 12 ha, tổng mức đầu tư là 1,2 tỷ đồng [38, tr. 6].
Công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp được tập trung thống nhất, kế hoạch sản xuất được triển khai sớm, các khâu cung ứng giống, nước đổ ải, tưới dưỡng được đảm bảo; tiến độ làm đất gieo cấy nhanh, gọn, đúng thời vụ; công tác dự tính, dự báo và phòng trừ sâu bệnh, diệt chuột đạt kết quả, góp
85
phần tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Chiến dịch làm thuỷ lợi cải tạo đất cơ bản được tăng cường, chỉ đạo các xã, thị trấn nạo vét phần lớn hệ thống kênh tiêu trên địa bàn, khơi thông các dòng tiêu, kịp thời chống úng cho 900 ha lúa đầu vụ mùa, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT lập dự án nâng cấp trạm bơm Đại Đồng Thành, khởi công nâng cấp trạm bơm Nghĩa Đạo, hoàn thành chỉ tiêu đào đắp 21.000m3 đất ven đê xã Hoài Thượng.
Cơ cấu giống cây trồng tiếp tục được đổi mới. Ngày 10/12/2008, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/HU về việc lãnh đạo tiếp tục thực hiện chuyển đổi bộ giống lúa, yêu cầu Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn phối hợp với Ban chỉ đạo sản xuất vụ Xuân của huyện xây dựng kế hoạch trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn việc gieo cấy lúa lai đến nông dân. Tập trung tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân bằng nhiều