Phương pháp tổng hợp

Một phần của tài liệu năng lực lãnh đạo cho cán bộ chính quyền cấp xã huyện sóc sơn , tp hà nội (Trang 53 - 112)

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại

để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nâng cao năng lực đội lãnh đạo cho cán bộ chính quyền cấp xã huyện Sóc Sơn.

2.4.3. Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.

2.4.4. Một số phương pháp khác

- Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng phỏng vấn viết, được thực hiện cùng lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Tác giả sử dụng bảng hỏi, kết quả bảng hỏi của các đề tài có liên quan để tiến hành phỏng vấn người dân sinh sống trên địa bàn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng.

Xây dựng phiếu điều tra: Căn cứ yêu cầu của hướng nghiên cứu, nội dung phiếu điều tra gồm những thông tin chủ yếu như năm sinh, giới tính, nghề nghiệp. Người được phỏng vấn trả lời về việc đánh giá khả năng lãnh đạo quản lý điều hành của cán bộ chuyên trách và năng lực làm việc của công chức trên địa bàn.

Các số liệu được xử lý bằng cách thức và phương tiện như sau:

- Tập hợp số liệu các tiêu chí về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính của đội ngũ lãnh đạo chính quyền cấp xã trên địa bàn Huyện Sóc Sơn.

- Tiến hành phân loại, thống kê số liệu đã thu thập được thành bộ số liệu theo các chỉ tiêu phù hợp với đề tài nghiên cứu.

- Thực hiện xử lý số liệu bằng phương tiện là Microsoft Office Excel, sau đó đưa số liệu đã xử lý vào bài viết.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, xem xét vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ giữa lý luận với thực tiễn, các quy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cấp xã và thực tế hiện nay của cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã huyện Sóc Sơn.

- Phương pháp lịch sử đòi hỏi nghiên cứu năng lực lãnh đạo cho cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Thực trạng năng lực lãnh đạo cho cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội chỉ được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ khi đặt chúng trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

- Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn nhằm đánh giá sự biến động của CB, CC cấp xã Huyện Sóc Sơn từ năm 2010 đến năm 2014. - Thông qua lấy ý kiến của các chuyên gia, của các cán bộ đồng nghiệp về thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cấp xã trên địa bàn Huyện Sóc Sơn để từ đó có những định hướng giải pháp hoàn thiện nâng cao năng lực lãnh đạo chính quyền cấp xã trên địa bàn Huyện Sóc Sơn .

Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp như: Phỏng vấn, điều tra, khảo sát thực tế,…

Các chỉ tiêu dùng trong phân tích

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh số liệu tình hình phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sóc Sơn các năm từ 2010-2014.

- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu xu hướng biến động về quy mô, số lượng, chất lượng đội ngũ CB, CC xã trên địa bàn Huyện Sóc Sơn theo thời gian từ năm 2010 - 2014.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC xã, trên địa bàn Huyện.

2.5. Các công cụ được sử dụng

Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ HUYỆN SÓC SƠN,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa -xã hội huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Sóc Sơn là huyện ngoại thành, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên 306,5 km2, dân số hơn 30 vạn người phân bố trên địa bàn 25 xã và 01 Thị trấn, là huyện có diện tích bằng 1/3 diện tích của Hà Nội cũ và là huyện rộng thứ 2 của Thành phố Hà Nội mở rộng (sau huyện Ba Vì). Địa hình của huyện chia thành 3 vùng rõ rệt, nghiêng từ Tây Bắc sang Đông Nam: vùng ven sông, vùng đồi gò thấp và vùng núi cao, với 4.557 ha rừng phòng hộ và bản vệ môi trường. Là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh: Đất rộng, người đông, là đầu mối giao thông phía bắc của Thủ đô Hà Nội, với hệ thống giao thông đa dạng: Gần 2000 km đường bộ, 17km đường sắt, 72 km đường thủy và cảng hàng không quốc tế Nội Bài; được quy hoạch là một trong 5 Thành phố vệ tinh của Hà Nội nhưng tính chất đa dạng (công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sinh thái), là vùng phát triển thịnh vượng của Thủ đô Hà Nội, (Khu sân bay Quốc tế Nội Bài mở rộng 1000 ha), phát triển công nghiệp sạch (700ha), 450 ha trường đại học, cao đẳng, 5.000 ha để phát triển du lịch sinh thái, y tế.

- Là địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng. Biên giới của Sóc Sơn là 70km đường sông, 30 km đường đồi núi. Có 40 đơn vị quân đội, công an đóng quân, có khu xử lý rác thải của Thành phố.

- Là huyện có truyền thống cách mạng kiên cường, 2 lần Anh hùng lực lượng vũ trang, 18/26 xã thị trấn được phong tặng Anh hùng, có 3.500 liệt sĩ, 2.000 thương bệnh binh, 69 bà mẹ Việt nam anh hùng, hơn 5000 gia đình chính sách, xã nào cũng có nghĩa trang liệt sĩ.

- Sóc Sơn có 450 di tích lịch sử. Trong đó có 48 di tích được sếp hạng cấp Quốc gia và Thành phố. Đặc biệt là có đền thờ Phù đổng Thiên Thiên vương, là một trong tứ bất tử của dân tộc.

- Đảng bộ huyện Sóc Sơn có 63 chi bộ trực thuộc với 12.000 đảng viên.

3.1.1.2. Tình hình kinh tế

- Kinh tế của huyện tăng trưởng khá. Giai đoạn 2005-2010, kinh tế do huyện quản lý tăng trưởng bình quân 13%/năm, cao hơn 3,5% so với bình quân 5 năm 2001 - 2005. Trong đó Công nghiệp - xây dựng tăng 16%/năm, dịch vụ tăng 12,5%/năm, nông nghiệp tăng 2,64%/năm. Kinh tế trên địa bàn huyện tăng trưởng bình quân 23%/năm.

Giai đoạn 2011-2014, kinh tế của huyện tăng trưởng bình quân 8,3%/năm, bằng mức bình quân của Thành phố Hà Nội và cao hơn mức bình quân của cả nước; Quý I/2014, kinh tế tăng 6,37%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. (Năm 2012: Trên địa bàn là CN-DV-NN đạt 89,5%-7,9%-2,6%; Trong đó do huyện quản lý là: 57,9%-23,84%-18,25%; Năm 2013: Trên địa bàn là CN-DV-NN đạt 90,2%-2,2%-7,6%; Trong đó do huyện quản lý đạt: 58,02%-25,01%-16,97%). Thu nhập bình quân từ 16 triệu (2010) lên 23 triệu đồng (2013). Thu ngân sách huyện từ được giao 80 tỷ đồng, đến 120 tỷ, 155

- Công nghiệp - xây dựng phát triển. Các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, hiện nay có khoảng 900 doanh nghiệp đang hoạt động (tăng 700 doanh nghiệp so với năm 2005, trong đó có 40 doanh nghiệp có vốn nước ngoài).

- Dịch vụ được ưu tiên phát triển đa dạng với nhiều loại hình dịch vụ. Các dự án du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng đã và đang được triển khai với diện tích hơn 500 ha: Sân Gôn Minh trí, Sân Gôn Quốc tế Sóc Sơn, 2 khu nghỉ dưỡng dành cho người cao tuổi và nhiều khu du lịch sinh thái. Mạng lưới tín dụng, ngân hàng được mở rộng. Hệ thống chợ nông thôn được đầu tư, các chợ trung tâm loại 2 được đầu tư mở rộng, nâng cấp, tạo điều kiện cho nhân dân thuận tiện mua bán, trao đổi hàng nông sản.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư. Đến nay hơn 95% đường giao thông thôn xóm với hơn 1000km, 85% đường trục liên thôn với gần 330km đã được bê tông hoá, 70km đường liên huyện, liên xã được nhựa hoá, cứng hoá 32km đê, gần 200 km kênh mương. Có 48/89 trường học đạt danh hiệu Chuẩn Quốc gia. Nhiều công trình, tuyến đường Quốc lộ, liên tỉnh được đầu tư, nâng cấp: Mở rộng Nhà ga hành khách T2 - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài với công suất 15 triệu khách/năm, Bệnh viện đa khoa huyện đã được xây dựng hiện đại với quy mô hạng hai với 300 giường bệnh; Đường Quốc lộ 3 mới, Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đường Nối sân bay Quốc tế Nội Bài đến cầu Nhật Tân; Khu du lịch sinh thái Đền Sóc, Nhà máy xử lý chất thải 2000 tấn/ngày đêm, Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn 2...

Để có được những công trình trên, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Sóc Sơn đã tập trung thực hiện công tác GPMB hết sức quyết liệt. Đã bàn giao gần 800 ha mặt bằng liên quan đến 11.623 hộ dân, phải xây dựng 9 khu tái định cư, 8 nghĩa trang để di chuyển hơn 500 hộ dân và 5557

ngôi mộ. Đến nay công tác GPMB các dự án đã cơ bản hoàn thành, đã giao đất tái định cư cho hơn 400 hộ dân để ổn định đời sống.

- Trong nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp của huyện đã có những bước tiến vượt bậc. Đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với nông nghiệp sinh thái. Đã xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất tập trung, ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất trên 170 mô hình kinh tế VAC với các loại cây trồng tiến bộ, giá trị kinh tế cao: 100 ha bưởi Diễn, 30 ha Đu Đủ, 170 ha hoa nhài, 700 ha chè, 30 ha rau hữu cơ. Các mô hình cho doanh thu bình quân 300 triệu/ha/năm. Có 2.500 ha lúa chất lượng cao, mô hình sản xuất gà đồi với 1,7 triệu con. Giá trị trên 01 ha đất canh tác bình quân tăng cao (năm 2010: 86 triệu đồng, năm 2013 đạt 106 triệu đồng). Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp: chăn nuôi: 48% - trồng trọt 52%.

Có được kết quả đó là nhờ sự tiên phong, quyết tâm của các cấp ủy đảng, sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của huyện trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong 3 năm 2011-2013, huyện Sóc Sơn đã tập trung, dồn nguồn lực để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới mà trọng tâm là công tác dồn điền đổi thửa và đã đạt được thành công đáng khích lệ. 100% số xã đã có quy hoạch nông thôn, việc đầu tư phát triển KT-XH tại các xã đã được thực hiện đúng hướng. Đến nay, 10 xã giai đoạn I đã hoàn thành từ 9 -15 tiêu chí, 13 xã giai đoạn II đã hoàn thành từ 6-10 tiêu chí, Xã điểm Mai Đình đạt 19 tiêu chí. Đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa hơn 11.000 ha/13.000 ha, đạt 85% tổng diện tích đất nông nghiệp. Bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, nông dân có một diện mạo mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên. Đã xây dựng những vùng sản xuất nông nghiệp

thủy lợi nội đồng đã dần hình thành theo hướng khang trang, rộng rãi. Tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động.

3.1.1.3. Đặc điểm, tình hình văn hóa - xã hội

Sóc Sơn là vùng đất địa linh, nhân kiệt: có Đền thờ Phù Đổng Thiên Thiên Vương (một trong 4 tứ bất tử của dân tộc), đặc biệt là Lễ hội đền Gióng năm 2010 đã được Unessco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; có Học viện phật giáo, chùa Non, tượng đài Thánh Gióng, hơn 400 đình, đền chùa và các di tích thờ tự khác. Huyện Sóc Sơn đang hoàn thiện hồ sơ để trình Nhà nước công nhận Đền Sóc Sơn là di tích văn hoá đặc biệt cấp Quốc gia. Văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Thực hiện tốt công tác chính sách xã hội. Chăm lo chu đáo cho các đối tượng chính sách (Huyện có 3.500 liệt sĩ, 2000 thương bệnh binh, 69 bà mẹ Việt nam anh hùng (Hiện 3 mẹ còn sống), hơn 5000 gia đình chính sách khác). Đã xây dựng, sửa chữa trên 500 nhà tình nghĩa, 1.214 nhà cho hộ nghèo, xóa gần 1000 nhà dột nát. Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,46% (2011) xuống còn 3,34% (2013), tỷ lệ người dân dùng nước hợp vệ sinh tăng từ 70% lên 95%. Tỷ lệ thôn làng đạt danh hiệu văn hóa cấp huyện tăng từ 25,36% lên 28,78%; tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT tăng từ 42% lên trên 70%. Chất lượng giáo dục có tiến bộ: Hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Hoàn thành xây dựng chuẩn hoá của 100% các trường Tiểu học, THCS và 80% trường mầm non.

Huyện Sóc Sơn là địa bàn có vị trí chiến lược về Quốc phòng - An Ninh, là khu vực phòng thủ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với nhiều công trình quân sự Quốc gia. Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện đã xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

3.1.2. Khái quát đặc điểm cán bộ chính quyền cấp xã huyện Sóc

Một phần của tài liệu năng lực lãnh đạo cho cán bộ chính quyền cấp xã huyện sóc sơn , tp hà nội (Trang 53 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)