Các nhân tố tác động đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chính quyền cấp

Một phần của tài liệu năng lực lãnh đạo cho cán bộ chính quyền cấp xã huyện sóc sơn , tp hà nội (Trang 44 - 48)

LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

1.3.1. Các nhân tố tác động đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chính quyền cấp xã quyền cấp xã

Một là: Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã

Trong bản giải trình của Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến Trung ương về Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở đã chỉ rõ nguyên nhân của những yếu kém, bất cập của hệ thống chính trị ở cơ sở là do:

“...chưa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở, quan liêu, để một thời gian

quá dài không có chính sách đồng bộ đối với cán bộ, thiếu chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho cơ sở, không kịp thời bàn và đưa ra những chính sách để củng cố và tăng cường cơ sở” [8, tr. 153].

Phần đông cán bộ cấp xã có trình độ học vấn thấp. Một số cán bộ là người dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn ở tình trạng mù chữ. Một số không nhỏ cán bộ chính quyền cấp xã không được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, về pháp luật, về hành chính và kỹ năng quản lý hành chính - những kiến thức và kỹ năng phục vụ cho nghiệp vụ chính mà họ đang đảm nhận. Đối với số cán bộ chính quyền cấp xã, sau mỗi lần bầu cử tuy có được bồi dưỡng, đào tạo nhưng các kiến thức họ thu nhận được không đầy đủ, hệ thống, vì chủ yếu là chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, và cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trong một vài năm trở lại đây, trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ cấp xã đã được nâng lên, nhưng những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực nhà nước và quản lý nhà nước, quản lý kinh tế thì rất yếu và thiếu. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã lại thường biến động qua mỗi cuộc bầu cử. Đây cũng chính là lý do tạo cho người cán bộ chính quyền cấp xã không an tâm trong công tác, không có ý chí học tập nâng cao trình độ. Điều này có hạn chế rất lớn đến chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ chính

quyền cấp xã. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã chưa đáp ứng được với yêu cầu của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Trong thực tế, việc đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều mặt hạn chế. Tình trạng người cần đi học thì không đi học, không được cử đi học và không có chỗ để học; người không cần đi học lại được cử đi học, người không cần đi học thì lại bị buộc phải đi học gây ra sự lãng phí không nhỏ. Đã có khá nhiều cán bộ chính quyền cấp xã học xong không bố trí được công tác, phải nghỉ việc. Ngoài lãng phí tiền của, cái lãng phí lớn nhất là mất công đào tạo mà không làm tăng được số cán bộ có trình độ học vấn đáp ứng nhu cầu xã hội đang đặt ra. Việc quản lý đào tạo cũng chưa được chặt chẽ. Đôi khi việc đào tạo không phải vì nâng cao trình độ mà là để tìm cách nhận bằng, nhận giấy chứng nhận hợp thức hóa tiêu chuẩn cán bộ. Trong khi đó, nội dung chương trình nhìn chung vẫn nặng về lý luận chính trị và trùng lặp, chưa đi sâu vào khoa học hành chính, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế.

Bên cạnh đó, thái độ của các cán bộ được cử đi học cũng cần phải được nhìn nhận cho đúng. Cũng chính vì quan niệm công tác ở cấp xã phụ thuộc vào cơ chế Đảng cử, dân bầu không có tính ổn định lâu dài. Hầu hết các cán bộ cấp xã đều từ chối đi đào tạo, bồi dưỡng vào các thời điểm diễn ra cuộc bầu cử, hoặc diễn ra Đại hội Đảng bộ và đi đào tạo tập trung dài hạn.

Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là một yêu cầu

vừa cơ bản, vừa cấp bách. Nếu không đào tạo thì không thể có đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH đất nước; không thể trẻ hóa được đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Do quan niệm chưa đúng vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã, cho rằng nếu đưa đi đào tạo khi về công tác không trúng cử thì lãng phí nên công

tác đào tạo cán bộ cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Thông thường cứ chờ sau khi bầu cử xong, cán bộ cấp xã trúng cử mới được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng.

Hai là: Cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ cấp xã

Việc tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã hầu như chưa gắn với việc thi tuyển, lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt ở cấp xã đều thông qua cơ chế: Đảng cử, dân bầu. Chính vì điều đó đã dẫn đến tình trạng, có khá đông cán bộ cấp xã chưa được đào tạo qua bất cứ một chuyên môn nào. Đó là chưa kể đến có cả cán bộ chính quyền mới có trình độ văn hóa trung học cơ sở. Bên cạnh đó, kết quả bầu cử phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí, dân cư ở địa phương. Yếu tố dòng họ trong nông thôn Việt Nam cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả bầu cử. Còn đối với cán bộ chuyên trách và không chuyên trách thì việc tuyển chọn cũng không đặt ra các tiêu chí bắt buộc là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao.

Với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm như vậy, khó tránh khỏi tuyển dụng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất dễ bị "lọt lưới" ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ.

Ba là: Chế độ, chính sách và vị thế của người cán bộ chính quyền cấp xã

Đây là một yếu tố tác động rất nhiều đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Có khá nhiều xã (nhất là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa) chỉ làm việc buổi chiều, còn buổi sáng thì tham gia lao động sản xuất cùng gia đình. Vị thế của người cán bộ cấp xã một thời gian khá dài bị xem nhẹ đã có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã. Hầu như nếu có cơ hội được đi học ở các trường chuyên nghiệp thì rất ít có người quay trở về công tác tại xã. Trong khi đó, các cán bộ cấp xã khi được cử đi học nâng

cấp cao hơn như cấp huyện, cấp tỉnh. Bên cạnh đó, khi thấy có cán bộ cấp xã có năng lực, công tác tốt thì huyện cũng đưa lên công tác tại huyện. Đã có khá nhiều đồng chí cán bộ chính quyền cấp xã công tác rất tốt ở cương vị Chủ tịch UBND xã, nhưng khi được đưa lên huyện làm cán bộ huyện thì hầu như không phát huy được sở trường của mình, nhiều người lại được đưa trở về địa phương, nhưng lúc này thì uy tín của họ đã không còn được như trước nữa và hầu như cũng không phát huy được tác dụng.

Chế độ, chính sách và vị thế quá thấp của cán bộ cấp xã làm cho người cán bộ chính quyền cấp xã không an tâm trong công tác, không có lòng nhiệt tình đối với công việc mà mình được giao, không có chí tiến thủ. Đồng thời, địa bàn cấp xã không có sức hút đối với những người có năng lực, có trình độ học vấn và nhất là đối với đội ngũ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác tại cấp xã.

Bốn là: Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã

Đánh giá khách quan có thể nói, thời gian gần 30 năm sau đổi mới, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có bước đổi mới, tiến bộ rõ nét. Phần lớn anh chị em đều được đào tạo, bồi dưỡng; đều ở độ tuổi tương đối trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, vì thế tình hình cơ sở tương đối ổn định. Sau đó do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nhất là một thời gian dài thiếu quan tâm đến cơ sở, buông lỏng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức và tinh thần, trách nhiệm; quan liêu, tham nhũng, tiêu cực phát sinh làm giảm sút chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Một trong những bài học kinh nghiệm từ những vụ việc vi phạm pháp luật của cán bộ chính quyền cấp xã là cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã mới nắm được thực trạng chất lượng và những biến động của đội ngũ này để xây dựng chiến lược và qui hoạch cán bộ cấp xã; kịp thời khen thưởng những thành tích, tiến bộ và xử lý những sai phạm, tạo lập lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Mặt khác, tăng cường quản lý, kiểm tra, luân chuyển cán bộ, thay thế những cán bộ yếu kém, tăng cường cán bộ có chất lượng cho những nơi phát sinh điểm nóng, mất đoàn kết nội bộ, hoặc phong trào mọi mặt đều yếu.

Một phần của tài liệu năng lực lãnh đạo cho cán bộ chính quyền cấp xã huyện sóc sơn , tp hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)