Cán bộ chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu năng lực lãnh đạo cho cán bộ chính quyền cấp xã huyện sóc sơn , tp hà nội (Trang 25 - 31)

1.1.2.1. Khái niệm cán bộ chính quyền cấp xã

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009

của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ,

công chức ở xã, phường, thị trấn đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây [9, tr. 2]: - Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Từ quy định trên, có thể quan niệm rằng, cán bộ cấp xã là những cán bộ đứng đầu, cán bộ lãnh đạo của tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ

quốc và Đoàn thể chính trị - xã hội của hệ thống chính trị cấp xã.

Từ quan niệm về cán bộ cấp xã như trên và quan niệm về chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND xã, chúng ta có thể đưa ra quan niệm và

bộ chủ chốt của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã.

1.1.2.2. Đặc điểm của cán bộ chính quyền cấp xã

Cán bộ chính quyền cấp xã hầu hết là dân bản địa, cư trú, sinh sống tại địa phương. Phần lớn họ đều có mối quan hệ dòng tộc và gắn bó mật thiết với cộng đồng dân cư trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, tình cảm… Trong đời sống hàng ngày, quan hệ họ hàng, làng bản có khi con sâu nặng hơn quan hệ đồng chí, đồng nghiệp. Trong bản thân con người mỗi cán bộ chính quyền cấp xã các yếu tố: người dân, người cùng họ cùng làng, người đại diện cộng đồng và người đại diện nhà nước vừa thống nhất vừa mâu thuẫn, xung đột nhau chi phối các hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - nhà nước.

Cán bộ chính quyền cấp xã là người trực tiếp, gần nhân dân và sát với nhân dân nhất. Họ vừa là người tổ chức chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong các cộng đồng dân cư; nhưng đồng thời họ cũng là người chịu sự giám sát trực tiếp của nhân dân.

1.1.2.3. Vai trò của cán bộ chính quyền cấp xã

Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu quan trọng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới và cải cách đồng bộ tổ chức bộ máy nhà nước trên cả ba mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đã không chỉ góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ hành pháp mà còn phục vụ cho việc thực hiện chức năng lập pháp và tư pháp. Vai trò của đội ngũ cán bộ chính

Tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền.

Xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý nhà nước, đòi hỏi trước hết phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh với vai trò tối thượng của các đạo luật. Với nhiệm vụ cùng Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã góp phần vào việc bảo đảm sự thống nhất, tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản trong hệ thống pháp luật thông qua các hoạt động sau:

- Thẩm định, cho ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân trong các lĩnh vực;

- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực công tác được phân công quản lý hoặc các lĩnh vực khác;

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật

Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật qua công tác thực hiện pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Việc thực thi pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào ý thức, thói quen chấp hành pháp luật của công dân, mà trước hết là cán bộ, công chức. Pháp luật được ban hành ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo hướng phục vụ quyền và lợi ích hợp pháp của toàn thể nhân dân lao động, một công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội và là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội. Mục đích của pháp luật được thực hiện thông qua hành vi xử sự cụ thể của mỗi cá nhân. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong đó có cán bộ chính quyền cấp xã sẽ tham gia vào quá trình trợ giúp pháp luật thông qua các cơ quan trợ giúp pháp lý của Nhà nước; quản lý và đề xuất chính sách bảo đảm

cho sự phát triển của các tổ chức tư vấn pháp luật và luật sư. Nhiệm vụ này góp phần vào việc bảo đảm sự bình đẳng của người dân trong việc tiếp cận với pháp luật.

Tham gia tích cực vào quá trình quản lý Nhà nước bằng pháp luật của chính quyền địa phương.

Vai trò của cán bộ chính quyền cấp xã được thể hiện bằng việc đưa ra các quyết sách phù hợp trong các lĩnh vực; thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với dân cư trên địa bàn; là thành viên của các hội đồng tư vấn, hội đồng phối hợp công tác của địa phương.Với các nhiệm vụ cụ thể của mình về quản lý trên địa bàn, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đang tham gia tích cực vào quá trình quản lý nhà nước bằng pháp luật của chính quyền địa phương, đáp ứng với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

1.1.2.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ chính quyền cấp xã

Cán bộ chính quyền cấp xã gồm có: Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp xã.

* Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp xã là cán bộ chuyên trách của HĐND

xã, phường, thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Nhiệm vụ của Chủ tịch HĐND là chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của HĐND. Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của HĐND. Tổ chức kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Chủ trì và phối hợp với UBND trong việc quyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu HĐND theo đề nghị của UBMTTQ Việt Nam cùng cấp.

Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch HĐND là căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐND phân công cụ thể.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã tạo thành Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã. Theo quy định tại Điều 53 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Thường trực Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây [27, tr. 12]:

- Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân;

- Đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

- Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương;

- Giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân;

- Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân;

- Trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;

- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

- Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã lên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; mỗi năm hai lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã.

* Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã là người lãnh đạo và điều hành

công việc của Uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp xã và trước cơ quan nhà nước cấp trên.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Lãnh đạo công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân và các công chức:

+ Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương;

+ Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban nhân dân;

- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Uỷ ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;

- Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

* Phó Chủ tịch UBND xã

Uỷ ban nhân dân xã miền núi, hải đảo có dân số từ 5.000 người trở lên; xã đồng bằng, trung du có dân số từ 8.000 người trở lên và xã biên giới, có 5

thành viên gồm có 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 2 ủy viên. Thành viên Uỷ ban nhân dân được phân công phụ trách các lĩnh vực công việc như sau:

- Chủ tịch phụ trách chung, khối nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội xã.

- Các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

+ Một Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế - tài chính, xây dựng, giao thông, nhà đất và tài nguyên - môi trường.

+ Một Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.

Uỷ ban nhân dân xã không thuộc diện nêu trên có 3 thành viên gồm có 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch và 1 ủy viên. Căn cứ vào những lĩnh vực công việc được phân công tại điểm a, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phân công các thành viên phụ trách cho phù hợp với địa phương.

Uỷ ban nhân dân phường, thị trấn có 5 thành viên gồm có 1 Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 2 ủy viên. Thành viên Uỷ ban nhân dân được phân công phụ trách các lĩnh vực công việc như sau:

- Chủ tịch phụ trách chung, khối nội chính, quản lý công tác quy hoạch đô thị.

- Các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

+ Một Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế - tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học - công nghệ, nhà đất và tài nguyên - môi trường.

+ Một Phó Chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.

Một phần của tài liệu năng lực lãnh đạo cho cán bộ chính quyền cấp xã huyện sóc sơn , tp hà nội (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)