Những trợ cụ khi khoan

Một phần của tài liệu Gia công chi tiết mộc Xây dựng dịch 100% từ cuốn Carpentry and Joinery 14.3 Theo tiêu chuẩn ÚC (Trang 25 - 29)

Những lỗ khoan chêm phải được khoan thật chính xác thẳng hàng để mặt nối được lắp ghép thẳng góc, mặt ghép phải phẳng. Độ chính xác này có thể thực hiện được bằng những trợ cụ bao gồm:

 Bàn khoan chiều ngang (Hình 2.23)

 Kẹp chêm (Hình 2.24)

 Thanh định hướng khoan. ( Hình 2.28)

3.1. Bàn khoan chiều ngang

Bàn khoan chiều ngang sẽ cho những cách khoan chính xác khi điều chỉnh mũi khoan và thanh gỗ được khoan để chêm ngang. Bàn khoan bao gồm:

 Một mâm cặp máy khoan ngang ở vị trí cố định, hoạt động bằng 1 mô tơ điện.

 Một bàn ngang điều chỉnh lên xuống được.

 Một loạt các hàng rào hướng dẫn và dừng lại, song song và vuông góc với mũi khoan.

Để sử dụng bàn khoan ngang, cần thực hiện các bước sau:

 Chọn kích cỡ lưỡi khoan cần thiết cho lỗ khoan chêm.

 Bắt chặt lưỡi khoan vào đầu khoan.

 Đặt thanh gỗ lên bàn khoan, mặt úp

xuống.

 Điều chỉnh bàn khoan lên hoặc xuống cho đến khi mũi khoan hướng đúng vào tâm điểm của thanh gỗ.

 Điều chỉnh độ sâu mũi khoan ở vị trí mong muốn.

Hình 2.23

26

 Điều chỉnh rào song song để khi thanh gỗ đặt nằm bên, thì tâm của mũi khoan phải trùng vào vị trí lỗ khoan chêm.

 Kiểm tra chắc chắn rằng thanh gỗ được nằm ÚP XUỐNG.

 Kiểm tra mũi khoan, khởi động mô tơ.

 Đẩy thanh gỗ tới cho đến khi bị chặn lại bằng thanh giới hạn dừng.

- Nhẹ nhàng giữ thanh gỗ trên bàn khoan.

 Cẩn thận và nhẹ nhàng rút thanh gỗ ra khỏi mũi khoan. (Hình 2.25)

CHÚ Ý : Bởi vì việc chồm và nằm dài trên bàn khoan để quan sát lỗ khoan là cần thiết

cho nên cần lưu ý đến các yêu tố an toàn như : Tóc dài, trang phục không gọn gàng, cà vạt…

3.2. Bàn kẹp chêm

 Là 1 khung kim loại dùng để kẹp cạnh thanh gỗ.

 Một thanh định vị lỗ khoan, điều chỉnh được tới tất cả vị trí khoan mong muốn.

 Thanh định vị lỗ khoan với kích cỡ tương thích với mọi cỡ lưỡi khoan. Hình 2.26

Hình 2.25

27

Để sử dụng Bàn kẹp chêm, cần thực hiện các bước sau:

 Đặt bàn kẹp lên thanh gỗ, điều chỉnh đường tâm của lỗ khoan với khắc liên kết của bàn kep.

 Nhẹ nhàng kẹp thanh gỗ vào bàn kẹp

 Lựa thanh định vị lỗ khoan thích hợp với cỡ mũi khoan và lấp vào bàn kẹp.

 Thả lỏng thanh định vị lỗ khoan và điều chỉnh lỗ định vị trùng vào tâm điểm lỗ khoan. Kẹp chặt bộ định vị lỗ khoan.

 Quấn 1 băng dính quanh mũi khoan như 1 thước giới hạn độ sâu.

 Cho mũi khoan xuyên qua thanh định vị và bắt đầu khoan. (Hình 2.27 )

Ghi chú: Nếu có nhiều thanh gỗ có

độ dầy giống nhau cần khoan chỉ cần điều chỉnh là di chuyển của khuôn trên các đường trung tâm lỗ. Luôn luôn kẹp khuôn trên bề mặt gỗ, điều này đảm bảo độ chính xác.

3.3 Thanh định vị lỗ khoan

Thanh định vị lỗ khoan thật hữu dùng khi khoan chêm trên cùng mặt phẳng và cấn thiết cho nhiều thanh gỗ có cùng độ dầy. Thanh bao gồm:

 Một khối gỗ hình L với những lỗ định vị được khoan sẵn rất chính xác. (Hình 2.28)

Hình 2.27

28 Công dụng của thanh định vị.

 Đặt thanh định vị trên cạnh thanh gỗ với phần cạnh trống áp lên bề mặt. (Hình 2.29)

 Chỉnh thanh định vị dọc thanh gỗ đến khi những lỗ khoan trùng lên tâm điểm của lỗ chêm.

 Kẹp nhẹ thanh định vị vào thanh gỗ.

 Quấn 1 băng dính quanh mũi khoan như là 1 thước giới hạn độ sâu.

 Đưa mũi khoan vào lỗ định vị và hoàn tất việc khoan.

29

Một phần của tài liệu Gia công chi tiết mộc Xây dựng dịch 100% từ cuốn Carpentry and Joinery 14.3 Theo tiêu chuẩn ÚC (Trang 25 - 29)