Mối nối lỗ mộng và mộng thông thường

Một phần của tài liệu Gia công chi tiết mộc Xây dựng dịch 100% từ cuốn Carpentry and Joinery 14.3 Theo tiêu chuẩn ÚC (Trang 106 - 111)

Mối nối lỗ và mộng thông thường là loại thông dụng trong kết nối và có thể dùng để kết nối trung gian, nơi mà mối nối được đặt xa đầu của thanh gỗ.

Mối nối có thể dùng nơi mà những thanh gỗ được kết nối có cùng độ dầy, hoặc một thanh dầy hơn thanh kia.

Hình 7.3

107

Cấu trúc mối nối :

Để thực hiện mối nối lỗ và mộng, thực hiện theo tiến trình sau:

 Chọn lựa và đánh dấu bề mặt bên của mỗi thanh gỗ.

 Đặt vị trí lỗ mộng.

- Đánh dấu bề rộng thanh gỗ sẽ hình thành mộng dương. Ở vị trí tương thích trên thanh gỗ sẽ là lỗ mộng.

- Đánh dấu vuông góc bề rộng xuyên qua bề mặt cả 2 cạnh.

 Đặt bờ vai mộng dương.

- Chừa khoảng 5mm gỗ thừa trên mỗi đầu thanh gỗ nơi hình thành thanh mộng, rồi đánh dấu bề rộng của thanh kia từ điểm này.

- Vạch vuông góc đường vai xuyên qua cả 2 bề mặt và cạnh để có 1 đường vòng quanh thanh gỗ. Hình 7.5

Chọn 1 đục lỗ mộng có cạnh khoảng 1/3 bề dầy thanh gỗ.

 Khắc cỡ lỗ mộng chính xác vào bề rộng cái đục.

- Điều chỉnh thanh cỡ sao cho lỗ mộng ở ngay trung tâm điểm thanh gỗ.

 Khắc cỡ độ dầy lỗ mộng và mộng dương. - Không khắc dấu xuyên qua lằn vuông góc. - Khắc dấu trên cả 2 cạnh lỗ mộng

- Khắc dấu cả 2 cạnh và đầu mộng dương - Luôn khắc dấu trên bề mặt. Hình 7.6

Hình 7.6 Hình 7.5

108

Dùng bàn kẹp kẹp thanh gỗ muốn tạo lỗ mộng vào bàn làm việc. - Dặt thanh gỗ nằm trên cạnh

- Có thể hổ trợ từ bên cạnh nếu thanh gỗ quá rộng. Hình 7.7 Gỡ bỏ dăm bào từ lỗ mộng khoảng phân nửa bề dầy thanh gỗ. - Dùng cây đục tuần tự đục cắt và đục dọn

- Đảm bảo rằng cạnh đục được giữ song song bề mặt thanh gỗ.

- Tỉa chính xác vào đầu vạch khi lỗ mộng được cắt vào độ sâu cần thiết.

- Chú ý : Giữ khoảng 4mm trên phần thừa ở mỗi đầu cạnh. Vì vậy, đo bằng đục sẽ không làm hư việc.

Hình 7.8

 Lật ngược thanh gỗ và gỡ bỏ dăm bào từ cạnh đó.

Hình 7.8

109 Gỡ bỏ dăm bào để tạo khoảng

trống cho thanh nêm nếu cần.

- Chắc chắn rằng khoảng trống cho thanh nêm sẽ được cắt từ cạnh ngoài của thanh gỗ.

- Bề dài thanh chêm sẽ khoảng 2/3 bề dầy thanh gỗ.

- Tỉ lễ độ dốc thanh chêm là vào khoảng 1:8

Chú ý: Khối lượng dăm bào có thể được gỡ ra bằng cách khoan 1 chuổi lỗ bằng khoan tay hoặc khoan máy. Hoàn thiện lỗ mộng bằng đục sau đó.

Hình 7.9

 Cưa mộng dùng kỹ thuật chi tiết như phần nối ½ mộng.

 Nhẹ nhàng giữ thanh gỗ trên mặt phẳng và cắt ngang bờ vai thanh mộng.

Chú ý: Cưa quá sâu sẽ làm giảm lực mối nối. Hình 7.10

Hình 7.9

110 Gá ghép vào và kiểm tra độ gắn khít

- Cân được khít nhẹ để có mối nối tốt. - Thanh mộng quá khổ có thể được gọt

tỉa bằng bào móc hay bào vai.

 Ghép thanh mộng vào lỗ mộng

 Thoa keo vào má và vai thanh mộng. Hình 7.11

 Dùng kẹp để kẹp chặt mối nối - Đóng thanh chêm vừa vặn để tránh

biến dạng mối nối hoặc cong thanh mộng

 Tháo bàn kẹp ra và kiểm tra độ cong vênh.

 Cắt bỏ phần lòi ra từ thanh mộng và thanh chêm.

 Vệ sinh mối nối bằng 1 cái bào phẳng.

Hình 7.12

Tiêu chuẩn: Mối nối lỗ và mộng thông thường thực hiện trên ván gỗ bào phải được ghép

nối vuông góc, không cong vênh và khít trên tât cả mọi mặt.

Trong huấn luyện khoảng hở tối đa là 1mm trên tất cả mọi mặt là chấp nhận được.

Hình 7.11

111

Một phần của tài liệu Gia công chi tiết mộc Xây dựng dịch 100% từ cuốn Carpentry and Joinery 14.3 Theo tiêu chuẩn ÚC (Trang 106 - 111)