Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo môi trƣờng thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển ổn định; tạo điều kiện ngày càng tốt hơn về cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; lãnh đạo tỉnh năng động và luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vƣớng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo Văn bản số 856/UBND-CT ngày 15/6/2013 của UBND tỉnh Hà Nam, có 10 nội dung cam kết hỗ trợ đối với các doanh nghiệp khi đầu tƣ vào tỉnh Hà Nam đó là:
(1) Cung cấp đủ điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp;
(2) Đảm bảo hệ thống cấp nƣớc sạch và xử lý nƣớc thải cho các doanh nghiệp;
(3) Đủ đất làm nhà ở cho công nhân; (4) Thủ tục hải quan thuận lợi;
(5) Giảm tối đa thời gian giải quyết các thủ tục về đầu tƣ (không quá 3 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tƣ đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, đăng ký kê khai thuế trên mạng, rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai thủ tục và mẫu hóa các văn bản …);
(6) Đáp ứng đủ lao động có chất lƣợng phù hợp cho các nhà đầu tƣ; (7) Đảm bảo thủ tục và đáp ứng cho việc chuyển đổi phƣơng án sản xuất và nhà đầu tƣ phụ trợ đi cùng;
(8) Không có đình công và bãi công;
(9) Đảm bảo an ninh trật tự trong và ngoài doanh nghiệp;
(10) Thành lập đƣờng dây nóng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và giải quyết trực tiếp tức thì các thông tin phản ánh từ các nhà đầu tƣ.
44
Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù còn gặp khó khăn nhƣng nhiều doanh nghiệp của tỉnh đã cố gắng vƣơn lên khẳng định đƣợc thƣơng hiệu để vƣơn ra thị trƣờng cả nƣớc và quốc tế, đặc biệt có một số doanh nghiệp đã tham gia thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng xuất nhập khẩu nhƣ: Công ty cổ phần tập đoàn khoáng sản Hamico, Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Phủ Lý, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Ngọc Động, Công ty TNHH Number One Hà Nam, Công ty cổ phần Đầu tƣ phát triển Nam Hà Nội … Các doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam ngoài việc biết tận dụng thế mạnh của địa phƣơng là nguồn nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng mà còn góp phần làm sống lại các làng nghề truyền thống nhƣ: làng nghề thêu ren tại xã Thanh Hà (huyện Thanh
Liêm), làng nghề mây tre đan xuất khẩu Ngọc Động xã Hoàng Đông (huyện
Duy Tiên), làng nghề dệt xã Hoà Hậu (huyện Lý Nhân), sừng Đô Hai (huyện
Bình Lục) … Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Hà Nam vẫn duy trì
đƣợc mức tăng trƣởng khá nhƣ: Sản phẩm bia, nƣớc giải khát, sữa, xi măng, thiết bị điện tử, linh kiện xe máy, hàng may mặc ... Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số sản phẩm vật liệu xây dựng công nghệ mới đƣợc sản xuất nhƣ: Bê tông nhẹ, gạch chƣng áp, nhựa đƣờng Carbon Asphan, tấm 3D. . . nhƣng chƣa đƣợc thị trƣờng chấp nhận vì đó là sản phẩm mới, giá thành cao hơn các sản phẩm thông thƣờng khác nên các doanh nghiệp có gặp khó khăn trong vấn đề quay vòng vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nên hoạt động chƣa hết công suất, hiệu suất sử dụng đất chƣa cao.
Những năm qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày càng phát triển cả số lƣợng và chất lƣợng, đã đóng góp đáng kể vào kết quả tăng trƣởng kinh tế hàng năm của tỉnh, chiếm 60% GDP toàn tỉnh (trong đó: Khu vực doanh nghiệp dân doanh có số đóng góp lớn nhất khoảng 30%; doanh nghiệp nhà nước đóng góp trên 10% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
45
tăng bình quân trên 20%; nộp ngân sách của các doanh nghiệp trên địa bàn hàng năm chiếm 80% tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, các doanh nghiệp của tỉnh đã tạo chỗ làm việc mới cho 12.000 lao động tại địa phƣơng . Mă ̣t khác , doanh nghiê ̣p còn đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tƣ phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ: Xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao đô ̣ng, đảm bảo an sinh xã hội …
Tổng mức vốn đầu tƣ thực hiện của các doanh nghiệp Hà Nam trong những năm gần đây đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bình quân các năm, tổng mức vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp luôn đạt trên 60% tổng mức vốn đầu tƣ toàn xã hội của tỉnh. Sƣ̣ ra đời của các doanh nghiê ̣p đã góp ph ần quan tro ̣ng trong quá trình chuy ển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển cơ cấu ngành sản xuất kinh doanh đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng cho xã hội. Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh