chẽ với nhau và phải trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện và đặc điểm của địa phương
Nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể sát đúng với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm hoàn cảnh của địa phương là vấn đề quan trọng hàng đầu đảm bảo cho CSXH được thực thi đầy đủ và hiệu quả. Đảng bộ huyện Từ Liêm trên cơ sở đặc điểm, điều kiện địa phương đồng thời nhận thức được sự tác động thúc đẩy lẫn nhau giữa các mặt của CSXH trong thời kỳ mới không những tạo nên động lực to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần phát triển lành mạnh, hài hòa các quan hệ xã hội, việc hoàn thiện lối sống XHCN, việc hình thành phát triển con người mới và xây dựng chuẩn mực đạo đức XHCN. Việc kết hợp đúng đắn không những có tác dụng điều tiết các hoạt động kinh tế, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nhân dân trong huyện, mà còn tác động to lớn đến việc hoàn thiện các quan hệ chính trị xã hội lành mạnh.
Lao động việc làm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ. Khi việc làm ổn định, mức sống của mọi người được nâng lên, các giá trị vật chất bảo đảm cho thực hiện phúc lợi xã hội như: đầu tư cho xóa đói giảm nghèo, quan tâm đến đời sống các gia đình chính sách cũng được tăng lên. Ngược lại, khi không có việc làm cuộc sống con người không ổn định dẫn đến đói nghèo, con người tha hóa, nhân cách phát triển méo mó, tệ nạn xã hội gia tăng. Giải quyết tốt lao động
việc làm tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định để có điều kiện chăm lo cho các đối tượng chính sách, đồng thời đảm bảo cho các hoạt động xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cho việc giữ gìn trật tự an ninh chính trị.
Nhận thức sâu sắc được mối quan hệ và sự ràng buộc chặt chẽ giữa các mặt của CSXH Đảng bộ huyện Từ Liêm đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép nhiều chương trình như: Chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, hoạt động dịch vụ việc làm, hoạt động dạy nghề, tín dụng ngân hàng phục vụ người nghèo; Chương trình cho vay vốn từ quỹ huy động của các hội đoàn thể; Chương trình xuất khẩu lao động; Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình... Các chương trình này đã có tác động tích cực đến việc tạo cơ hội và điều kiện cho người lao động tự giải quyết việc làm hoặc tạo thêm việc làm góp phần khắc phục tình trạng thiếu việc làm. Việc lồng ghép đan xen công tác phòng chống tệ nạn mại dâm - ma túy với các phong trào, chương trình xã hội như xóa đói giảm nghèo, dạy nghề, xúc tiến việc làm… đã tạo được sự chú ý góp phần ngăn chặn phụ nữ, trẻ em nghèo bị sa ngã vào tệ nạn mại dâm, ma túy.
Chương trình “giải quyết việc làm, giảm nghèo” của huyện Từ Liêm giai đoạn 2001 – 2010 phản ánh nhận thức mới sâu sắc vừa đảm bảo những vấn đề mang tính chiến lược và sách lược trong lĩnh vực giải quyết việc làm khi gắn với vấn đề “giảm nghèo” – yếu tố đảm bảo tính hiệu quả bền vững trong phát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức về việc làm, hiểu biết về việc làm và cách giải quyết việc làm cũng như tâm lý về việc làm của người lao động của xã hội được thay đổi tích cực. Tạo và giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, các gia đình và bản thân người lao động và của toàn xã hội. Quan điểm nhân dân tự tạo ra việc làm là chính, Nhà nước tạo môi trường kinh tế pháp luật thuận lợi và hỗ trợ một phần nguồn lực để nhân dân
tự tạo việc làm đã thấm nhuần trong cuộc sống và trở thành nội lực thúc đẩy sự nghiệp tạo và giải quyết việc làm. Từ đó tạo sự chuyển biến lớn trong nhận thức của nhân dân trên địa bàn. Người dân không còn thụ động trông chờ vào Nhà nước mà đã cùng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chủ động tạo ra việc làm, tìm kiếm việc làm phù hợp để tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, từng bước thoát khỏi đói nghèo, góp phần ổn định trật tự xã hội.
Chính sách xã hội là một chủ trương chiến lược lâu dài, không phải là một giải pháp tình thế. CSXH không chỉ diễn ra ở một vài địa phương mà được thực thi trên toàn huyện. Kết quả từng mặt CSXH không chỉ phụ thuộc vào việc làm cụ thể của từng mặt mà đòi hỏi phải có kế hoạch tổng thể của các xã, thị trấn, nhiều chương trình dự án lồng ghép vào nhau. Do đó, việc xây dựng kế hoạch phù hợp với địa phương, triển khai thực hiện tích cực và thống nhất là yêu cầu không thể thiếu trong việc thực hiện CSXH cũng như trong thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Các cấp ủy đảng từ huyện đến các chi bộ luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác CSXH với các công tác trọng tâm khác trong quá trình ra nghị quyết theo hướng phát huy dân chủ, tập hợp trí tuệ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khảo sát thực tiễn tìm ra những vấn đề bức xúc để đề ra chủ trương sát với tình hình cụ thể của từng địa phương.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy những sáng kiến và đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào việc hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực hiện CSXH. Kiên quyết lên án, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện lợi dụng dân chủ trong thực hiện CSXH để lôi kéo, kích động quần chúng tuyên truyền xuyên tạc gây chia rẽ làm mất ổn định ở địa phương.
Thực hiện tốt phương châm “toàn dân làm công tác chính sách”, “lấy nhân dân phục vụ nhân dân”, gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị với nhiệm
vụ công tác chính sách. Những vấn đề mới nảy sinh, bức xúc về CSXH xảy ra ở đâu thì cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu ở nơi đó phải chịu trách nhiệm giải quyết. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp trong thực hiện CSXH của các đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa bàn dân cư theo sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND các cấp.
Tùy vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà tổ chức đánh giá sơ tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện CSXH. Quá trình đánh giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, chỉ rõ những ưu điểm, khuyết điểm trên từng nội dung, hình thức và phương pháp việc thực hiện CSXH. Phân định rõ trách nhiệm của các cấp trên từng lĩnh vực và việc kết hợp thực hiện các lĩnh vực thuộc CSXH; đánh giá được ưu điểm, hạn chế của các tổ chức, ban, ngành, cán bộ chuyên trách và nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện CSXH; đồng thời chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất phương hướng, yêu cầu, biện pháp khắc phục.
Như vậy, kết hợp chặt chẽ, triển khai tích cực đồng bộ các CSXH cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm và điều kiện của địa phương là yếu tố quan trọng cho việc thực hiện CSXH có hiệu quả, đi đúng hướng, bảo đảm cho sự phát triển nhanh, cân bằng và bền vững trong từng địa phương và trong toàn huyện.
* * *
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Từ Liêm, việc thực hiện CSXH từ năm 2001 đến năm 2010 đã thu được những thành tựu quan trọng. Đảng bộ huyện Từ Liêm đã nhận thức sâu sắc vai trò của CSXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vào việc đề ra chủ trương, chính sách phù hợp trong lãnh đạo thực hiện các CSXH trên địa bàn huyện. Từ những chủ trương, chính sách đó Đảng
bộ đã sớm cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể thông qua công tác tổ chức thực hiện nhờ đó có được những kết quả có ý nghĩa. Thành tựu đạt được trong thực hiện CSXH đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm của Đảng bộ và nhân dân trong huyện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của huyện. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện CSXH vẫn còn những hạn chế. Để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, thực hiện CSXH có hiệu quả hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn Huyện và mọi người dân phải thống nhất trong nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ CSXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Từ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong lãnh đạo CSXH thời kỳ mới (2001 – 2010), luận văn đúc rút 4 kinh nghiệm nhằm góp phần giải quyết có hiệu quả các CSXH ở huyện Từ Liêm trong những năm tiếp theo.
KẾT LUẬN
1. Chính sách xã hội là một bộ phận quan trọng trong đường lối chính sách của Đảng. Thực hiện CSXH nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân, nhằm phát triển con người toàn diện, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực tiễn phong phú và những thành tựu qua 25 năm đổi mới đất nước cho thấy, hệ thống chính sách xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đã phát huy những tác dụng tích cực, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Xuất phát từ vai trò, vị trí của CSXH cũng như những yêu cầu khách quan của lịch sử Đảng bộ huyện Từ Liêm đã tập trung và đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện CSXH trong những năm 2001-2010.
2. Đảng bộ huyện Từ Liêm đã nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của CSXH trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, vận dụng sáng tạo chủ trương Đại hội IX, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XIII, XIV vào thực tiễn địa phương đề ra chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Với sự chỉ đạo sát sao đã được các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng hưởng ứng nhiệt liệt tạo thành một phong trào quần chúng rộng lớn có tính xã hội hóa cao trong việc thực hiện các CSXH như: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ưu đãi người có công với cách mạng và phòng chống tệ nạn xã hội.
3. Quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ huyện Từ Liêm từ năm 2001 đến năm 2010 tuy còn những hạn chế nhưng đã đạt được những thành công nhất định. Từ những thành tựu đạt được trong lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ huyện Từ Liêm luận văn đúc rút ra một số kinh nghiệm: Một là, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của CSXH trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hai là, phát huy các nguồn lực trong quá trình thực hiện CSXH trên địa bàn. Ba là, thường xuyên
quan tâm công tác tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện CSXH có tâm huyết ở địa bàn nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công tác xã hội. Bốn là, thực hiện các CSXH phải đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với nhau và phải trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện và đặc điểm của địa phương.
4. Việc thực hiện CSXH trong giai đoạn hiện nay là thực sự cấp bách, mối quan tâm thường xuyên của Đảng bộ Huyện, UBND các cấp và toàn thể nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, để có phương hướng, giải pháp thực hiện CSXH hiệu quả hơn nữa cần phải tiếp tục đổi mới tư duy về thực hiện CSXH cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, phù hợp với đặc điểm phát triển của huyện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Mạnh An (2009), Kỷ yếu và những gương tiêu biểu cựu chiến binh huyện Từ Liêm, Nxb Hà Nội
2. Ban chỉ đạo phòng chống AIDS phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2008),
Báo cáo sơ kết, đánh giá 5 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Hà Nội
3. Ban tuyên giáo Huyện ủy Từ Liêm (2005), Kỷ yếu các nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ huyện Từ Liêm, Nxb Hà Nội
4. Hoàng Chí Bảo (1993), Một số vấn đề về Chính sách xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. Hoàng Chí Bảo (2009), Tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội ở nước ta trong đổi mới, Tạp chí Cộng sản, số 12, tr.12 – 14
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (1998), Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội
7. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2004), Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia và lập kế hoạch cho tương lai: Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và chương trình 135 ở Việt Nam, Hà Nội
8. Đặng Kim Chung (2007), Công bằng xã hội gắn với tăng trưởng kinh tế trong chính sách giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản, số 5, tr.12-15.
9. Bùi Thế Cường (2002), Chính sách xã hội và công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90, Nxb Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội
10. Hoàng Văn Cường (2004), Xóa đói giảm nghèo ở Từ Liêm – Hà Nội, Nxb nông nghiệp, Hà Nội
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb. Sự thật, Hà Nội
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb. Sự thật, Hà Nội
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa VII), Nxb. Sự thật, Hà Nội
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết những vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, Hà Nội
23. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2000), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XII (nhiệm kỳ 1995 – 2000)
24. Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2004), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội