Nhận xét về thành tựu

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ nam 2001 den nam 2010 (Trang 94 - 100)

Trong những năm 2001 – 2010 Đảng bộ huyện Từ Liêm đã từng bước quán triệt đường lối chủ trương của Trung ương Đảng và Thành ủy Hà Nội về công tác CSXH vào tình hình cụ thể của địa phương. Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự sáng tạo của Đảng bộ Huyện mà công tác CSXH đã gặt hái được những kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Huyện.

Thứ nhất, Đảng bộ huyện Từ Liêm đã vận dụng sáng tạo quan điểm

của Đảng Cộng sản Việt Nam vào việc đề ra chủ trương, chính sách phù hợp trong lãnh đạo thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn huyện.

Những kết quả đạt được trên các mặt của công tác CSXH trên địa bàn huyện Từ Liêm trong những năm 2001-2010 đó là kết quả của nhiều yếu tố trong đó có sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương của Đảng và của Thành phố phù hợp với đặc điểm địa phương. Nhận thức và những quan điểm về CSXH đã được Đảng ta bổ sung và ngày càng hoàn chỉnh qua các kỳ Đại hội IX, Đại hội X. Trên cơ sở chủ trương đường lối của Đảng và căn cứ vào thực tiễn của huyện, Đảng bộ huyện Từ Liêm đã có sự nhận thức và kịp thời đề ra chủ trương CSXH đúng đắn, phù hợp nhằm giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra trong quá trình đô thị hóa của huyện.

Trong thực hiện chính sách lao động và việc làm: Đảng bộ huyện Từ Liêm nhận thức và thấy được lao động và việc làm là vấn đề rất bức xúc hiện

nay. Chính sách lao động và việc làm điều hòa các mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, góp phần hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, củng cố những giá trị xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần làm ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương. Trước sức ép về sự gia tăng của tình trạng thiếu việc làm, huyện Từ Liêm đã đề ra nhiều chủ trương để giải quyết vấn đề này, xác định biện pháp quan trọng nhất để giải quyết việc làm là phát triển sản xuất kinh doanh, các loại hình thương mại dịch vụ, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống. Đồng thời chú trọng công tác dạy nghề nhất là ở những vùng bị thu hồi đất, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Mặt khác, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động như thông tin và dịch vụ việc làm, đào tạo xuất khẩu lao động,…

Trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo: Chính sách giảm nghèo được xây dựng trên nền tảng lấy con người làm trung tâm, tức là chính sách lấy dân làm gốc, vì nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Với quyết tâm cao, Đảng bộ huyện đã tích cực, vận dụng linh hoạt và đồng bộ các giải pháp xóa đói giảm nghèo. Đảng bộ Huyện xác định giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, giúp đỡ người nghèo, khuyến khích họ vươn lên làm giàu chính đáng. Bằng nhiều chính sách và biện pháp khác nhau huyện ủy đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo như: hỗ trợ vốn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ sửa nhà, miễn giảm học phí đào tạo nghề…

Trong việc thực hiện chính sách đối với người có công cách mạng: Đảng bộ huyện quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng cũng như của Đảng bộ Thành phố chăm sóc, ưu đãi thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn xã hội mà còn là tình cảm và đạo lý của nhân dân. Chính sách ưu đãi người có công có

vị trí to lớn, nó chẳng những có ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn khích lệ, động viên toàn dân trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương. Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” Đảng bộ và nhân dân huyện Từ Liêm đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong lĩnh vực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đồng chí lão thành cách mạng, các thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình người có công với cách mạng, người hoạt động kháng chiến. Các phong trào thi đua thực hiện 2 Pháp lệnh “Ưu đãi người hoạt động cách mạng” và “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” trở thành phong trào quần chúng rộng rãi góp phần tích cực tạo sự đồng thuận trong xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện.

Thứ hai, Đảng bộ Huyện sớm cụ thể hóa những chủ trương của Đảng

về chính sách xã hội thông qua công tác tổ chức thực hiện, và ban hành các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.

Những chủ trương và biện pháp mà Đảng bộ huyện Từ Liêm đề ra trải qua hai thời kỳ đã phản ánh những nhận thức đầy đủ và sâu sắc trong sự lãnh đạo, chỉ đạo thể hiện sự trưởng thành vượt bậc trong nhận thức và hành động của Đảng bộ huyện. Chương trình số 06: “Nâng cao chất lượng một số lĩnh vực trọng tâm văn hóa – xã hội của huyện Từ Liêm giai đoạn 2006- 2010” là sự kế thừa và rút kinh nghiệm những thành tựu và hạn chế của Chương trình số 26: “Một số vấn đề trọng tâm văn hóa xã hội của huyện Từ Liêm giai đoạn 20001-2005”, nhưng cũng tiếp tục bổ sung những nội dung mới để phù hợp với tình hình thực tế. Sự nhạy bén trong chỉ đạo được thể hiện bằng những thành quả thu được trên các mặt, trên từng lĩnh vực mà trọng tâm nhất là 4 lĩnh vực: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ưu đãi người có công với cách mạng, phòng chống tệ nạn xã hội.

Trong chỉ đạo giải quyết việc làm, trước bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh trên toàn huyện trong suốt cả thập kỷ chính vì vậy Đảng bộ huyện Từ Liêm nhanh chóng bám sát tình hình, chỉ đạo gắn quy hoạch đô thị với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, nhất là đối với những hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ đô thị hóa, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng diện tích đất thu hồi, số lượng lao động thất nghiệp, đặc điểm của những lao động này từ đó đề ra chương trình giải quyết việc làm, đào tạo nghề phù hợp và hiệu quả. Quán triệt tinh thần của Trung ương là chú trọng phát triển thị trường lao động với “nhiều giải pháp tạo ra nhiều việc làm mới”. Huyện ủy tạo điều kiện về mọi mặt để thu hút khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới được thành lập và các doanh nghiệp từ nơi khác chuyển về hoạt động trên địa bàn huyện, đồng thời khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống nhờ đó đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện cũng triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ trực tiếp giải quyết việc làm như thông tin và dịch vụ việc làm, mở các trung tâm giới thiệu việc làm và đào tạo nghề, xuất khẩu lao động. Nhìn trên tổng thể toàn Huyện, số người được giải quyết việc làm trong giai đoạn 2001-2010 đã tăng dần qua các năm.

Trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho từng giai đoạn đồng thời hàng năm tổ chức hội nghị triển khai tới các ban, ngành, hội đoàn thể từ Huyện đến 16 xã, thị trấn. Các hoạt động của chương trình hỗ trợ người nghèo trên địa bàn huyện đã thông qua nhiều hoạt động hướng vào việc giải quyết các khó khăn của các hộ nghèo như hỗ trợ vốn vay, hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm làm ăn, hỗ trợ về y tế, giáo dục và nhiều hình thức hỗ trợ trực tiếp khác về lao động, xây

dựng nhà ở…Nhờ những hỗ trợ của chương trình, hàng năm đã có nhiều hộ vươn lên vượt nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn liên tục giảm xuống từ cuối năm 2005 số hộ nghèo chỉ còn 348 hộ với 1.342 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 0.48%; bình quân mỗi năm giảm 277 hộ vượt 40% kế hoạch bình quân trên một năm, đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm còn 2,24% trong đó không còn hộ nghèo thuộc diện chính sách, không có hộ đói. Đây là một thành công không phải ở địa phương nào cũng đạt được tỷ lệ giảm nghèo cao như ở huyện Từ Liêm (xem Phụ lục 3)

Chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên thực tế được Đảng và Nhà nước điều chỉnh thường xuyên, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước đã giúp cho các đối tượng chính sách ổn định và từng bước cải thiện, nâng cao đời sống. Đảng bộ huyện Từ Liêm đã chỉ đạo chu đáo, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công. Tổ chức thực hiện các chương trình: xây nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, tổ chức phong trào “áo ấm tặng mẹ, áo lụa tặng bà” cùng nhiều phong trào khác đã giáo dục các thế hệ giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó Huyện còn tập trung giải quyết chính sách tồn động sau chiến tranh, lập hồ sơ giải quyết chế độ cho con em thương binh, liệt sĩ học ở các trường Đại học, Cao đẳng, nạn nhân chất độc da cam, chi trả chế độ ưu đãi học sinh, sinh viên, cấp thẻ bảo hiểm y tế, đổi thẻ bảo hiểm y tế cho người có công.

Trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố, Huyện ủy đã xây dựng chương trình hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội đồng thời chỉ đạo các ban ngành phối hợp chặt chẽ, tích cực hoạt động nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội mà nhức nhối nhất là tệ nạn ma túy và mại dâm. Bằng nhiều hình thức phong phú, công tác tuyên truyền, giáo dục đã có tác dụng tích cực, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức cũng

như trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Đặc biệt là quần chúng nhân dân đã thấy được nguy hại của các tệ nạn này, tham gia phòng chống có hiệu quả. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội của Huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần làm trong sạch địa bàn và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nguyên nhân của thành tựu:

Thứ nhất, là do được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Thành ủy, Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố, sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Thành phố.

Thứ hai, sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của cán bộ, đảng viên nhân dân trong huyện, đặc biệt bộ máy lãnh đạo của Đảng chính quyền và các đoàn thể, đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn, có chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng cao và đã tham mưu tích cực cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện các CSXH.

Thứ ba, đã làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền và vận động về thực hiện các CSXH được đẩy mạnh và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động nắm rõ thông tin về đào tạo nghề, tuyển dụng lao động; khơi dậy và phát huy truyền thống, đạo lý của dân tộc cho mọi người dân trong xóa đói, giảm nghèo và chăm sóc người có công.

Thứ tư, do biết phát huy tốt truyền thống đoàn kết của nhân dân, tinh thần trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức và mọi người dân trong xây dựng, thực hiện, kiểm tra, giám sát các CSXH, như Quỹ “Quốc gia hỗ trợ việc làm”, “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” được quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả. Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp các CSXH bước đầu được thực hiện và đi

vào cuộc sống tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thực hiện các CSXH. Gắn chặt sự phát triển của đất nước nói chung của huyện Từ Liêm nói riêng với thực hiện mục tiêu CSXH.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện từ liêm hà nội lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội từ nam 2001 den nam 2010 (Trang 94 - 100)