cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách xã hội có tâm huyết ở địa bàn nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công tác xã hội
Từ những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung, việc thực hiện CSXH nói riêng cho thấy vai trò rất to lớn của cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ chuyên trách trong chỉ đạo, quản lý
điều hành và tổ chức thực hiện các CSXH. Đây cũng chính là kinh nghiệm về công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện CSXH ở địa bàn đặc thù cấp huyện.
Trước hết, cán bộ cơ sở cần phải nắm bắt và quán triệt kịp thời các quan điểm, chủ trương, kế hoạch chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành phố cũng như tình hình thực tế của địa phương. Trên cơ sở đó đề ra mục tiêu, phương hướng, giải pháp phù hợp cho việc thực hiện các CSXH. Chủ động, xây dựng chương trình, kế hoạch, tham mưu đề xuất với lãnh đạo địa phương, đơn vị thông qua để triển khai thực hiện nhanh nhạy, kịp thời, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu chung.
Trong quá trình triển khai thực hiện CSXH, cán bộ cơ sở là những người sống trực tiếp với nhân dân, là những người gần dân nhất nên nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Thông qua đội ngũ cán bộ cơ sở nhân dân mới hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cán bộ cơ sở là cầu nối giữa các chủ trương, chính sách của Đảng với nhân dân, qua đó Đảng bộ kịp thời điều chỉnh, hoạch định CSXH cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Mặt khác, trên cơ sở của mối quan hệ này mà nhân dân đóng góp ý kiến để Đảng bộ xây dựng, chủ trương, hoạch định chính sách cho phù hợp.
Cán bộ cơ sở là nơi trực tiếp phân công các cấp ủy viên trực tiếp phụ trách cơ sở, kịp thời nắm chắc tình hình, tháo gỡ khó khăn, cùng với cán bộ phụ trách giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực hiện CSXH. Cán bộ cơ sở là người thực thi trực tiếp hầu hết các khâu: giúp ủy ban nhân dân xã trực tiếp điều hành, xây dựng chương trình công tác, chỉ đạo việc điều tra, khảo sát, thống kê, nắm tình hình, tổng hợp, xác nhận và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho các hộ nghèo, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và thực hiện các chính sách đối với người nghèo, hộ nghèo; trực tiếp rà soát, tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục thực hiện các chế độ ưu đãi, các chế độ chính sách đối với người có công, các gia đình thuộc diện chính sách. Thực tế cho thấy, muốn
hoàn thành tốt công tác xã hội được giao, yêu cầu trước tiên đối với cán bộ cơ sở là phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.
Quá trình thực hiện CSXH trên địa bàn Huyện cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở LĐTB&XH, các cấp ủy đảng, chính quyền, và các ban ngành đoàn thể liên quan từ Thành phố, huyện đến các phường. Trên cơ sở tiếp thu, vận dụng các chủ trương kế hoạch của cấp trên, Phòng LĐTB&XH huyện thường xuyên và chủ động đề xuất những phương hướng, biện pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương để hoàn thành và vượt những chỉ tiêu cơ bản về: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các chương trình chính sách, tệ nạn xã hội… Những thành tựu đạt được trong thời gian qua ở huyện Từ Liêm đã góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị chung của Huyện và thành phố.
Kinh nghiệm rút ra là phải xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở đủ về số lượng, nhiệt tình, trách nhiệm, luôn có ý thức tự học tập, thành thạo nghiệp vụ không ngừng cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ trí tuệ, chuyên môn đáp ứng ngày càng cao của sự phát triển. Bên cạnh đó cần có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác CSXH ở cơ sở để bảo đảm cho chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghị quyết, hướng dẫn của Thành phố, của huyện về các CSXH đi vào cuộc sống ở từng làng, xã, tổ dân phố.
Kinh nghiệm bước đầu trong thực hiện CSXH ở huyện Từ Liêm trên một số mặt cơ bản đã cho thấy, địa phương nào đề cao và thấy rõ vai trò lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thì ở đó việc thực hiện CSXH đạt hiệu quả cao, kinh tế - xã hội phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Ngược lại không xây dựng và phát huy được vai trò của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thì ở đó
việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định.