Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty 1 Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam (Trang 36 - 38)

- Đối thủ cạnh tranh của Công ty

2.2.2.Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty 1 Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường

16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.2.Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty 1 Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường

2.2.2.1. Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường

Công ty có nhiều phòng ban với nhiều nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Trong đó hoạt động đẩy mạnh, nâng cao biện pháp tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ chính của bộ phận bán hàng trong phòng kinh doanh- marrketing, thông qua sự chỉ đạo sáng suốt và nhanh nhẹn của ông Đỗ Tấn Nghĩa (giám đốc kinh doanh công ty TNHH Công Nghiệp KCP).

- Nghiên cứu cung - cầu:

Giai đoạn đầu công ty tiến hành thu thập thông tin đầy đủ về thị trường trên các mặt: Nhu cầu, tình hình sản xuất và khả năng tiêu thụ đường của các công ty sản xuất mía đường…ở khắp các vùng miền Việt Nam.

Tăng cường công tác tìm hiểu thị trường, bám sát và nắm bắt thông tin phản hồi từ phía khách hàng, các đối thủ cạnh tranh. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác này công ty đã cử những chuyên viên nghiên cứu thị trường đi điều tra tình hình biến động nhu cầu thị trường và giá cả các sản phẩm tương đương trên thị trường.

Bức tranh thực tế về tình hình sản xuất và tiêu thụ mía đường:

Theo hiệp hội mía đường Việt Nam, niên vụ 2011- 2012, sản lượng mía ép công nghiệp của cả nước đạt 14,5 triệu tấn, sản xuất được 1,3 triệu tấn đường, tăng 13,5% tương đương với gần 160 tấn so với vụ trước. Đây là sản lượng cao kỉ lục trong lịch sử ngành đường Việt Nam. Kết quả trên là nhờ diện tích vùng nguyên liệu mía của cả nước đã tăng hơn vụ trước gần 12 nghìn ha và năng suất mía bình quân tăng 1,2 tấn/ha so với vụ trước lên 61,7 tấn/ha.

Bước sang niên vụ 2012- 2013, với diện tích tiếp tục tăng (đạt 300 nghìn ha) và năng suất bình quân tăng ( 63 tấn/ha), dự báo lượng đường sản xuất còn tăng cao hơn

và vượt nhu cầu tiêu dùng đường trong nước. Theo kế hoạch sản xuất của 40 nhà máy trong niên vụ mới thì sản lượng mía ép là 16,7 triệu tấn và sản lượng đường dự kiến đạt 1,59 triệu tấn.

Trong khi đó mức tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 1,4 triệu tấn, cộng với lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch năm 2013 là 74 nghìn tấn dẫn đến cung lớn hơn cầu trên 200 nghìn tấn.

Diễn biên giá và dự báo:

Trong 9 tháng đầu năm 2012 giá đường tại thị trường trong nước theo chiều hướng giảm, giảm khoảng 12% so với thời điểm giáp tết. Giá bán lẻ đường RE tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh trong tháng 9 phổ biến ở mức 20.000- 21.000đ/kg giảm 3.000 – 4.000đ/kg so với tháng 01/2012.

Giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy trên cả nước trong tháng 9 hiện ở mức 20.000- 21.000đ/kg giảm 3.000đ/kg so với cuối năm 2011.

Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào niên vụ sản xuất mía đường 2012- 2013 nhưng nghịch lí là cả giá mía lẫn giá đường đều giảm và khó tiêu thụ. Ngoài sức mua trên thị trường yếu dần thì vấn đề khó nhất là ảnh hưởng từ lượng đường cát từ Thái Lan nhập lậu khá nhiều, ồ ạt qua biên giới Tây Nam của nước ta, bán chỉ 14.700- 14.800đ/kg, thấp hơn giá đường trong nước.

Dự báo, tổng lượng đường có hiện nay đảm bảo dư thừa so với nhu cầu tiêu dùng đường tháng 9 và 10/2012. Dự báo vụ mới nếu như đường nhập lậu không được ngăn chặn, nguồn cung dư thừa làm giá đường trong nước có nguy cơ tiếp tục giảm.

- Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ:

Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi chiến lược phân phối hợp lí sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng.

Hiện tại công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.

+ Phân phối gián tiếp cho các công ty TM, các đại lí bán buôn, bán lẻ.

Hiện tại phần lớn sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trực tiếp cho những khách hàng công nghiệp, một số khách hàng công nghiệp chính của Công ty như: công ty Tân Hiệp Phát, Cocacola Beverages Việt Nam Co.tld, Pepsico Đồng Nai, pepsico Quảng Nam, Pepsico International, Tiến Phát, Việt Hưng, Yến Sào,…và nhiều khách hàng công nghiệp khác. Hình thức phân phối trực tiếp này giúp Công ty tránh được việc mua đứt, bán đoạn, giảm chi phí quản lí, chi phí bán hàng, Công ty giữ chân khách hàng thông qua họp đồng mua- bán và chất lượng đáng tin cậy của sản phẩm với giá cả hợp lí.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Công Nghiệp KCP Việt Nam (Trang 36 - 38)