Kinh tế Việt Nam duy trì được sự ổn định và tăng trưởng cao trong giai đoạn 2000 – 2007. Tốc độ liên tục tăng từ 6,8% năm 2000 lên 8,46% năm 2007. Tuy nhiên kể từ năm 2008, nền kinh tế bước vào những thời kì khó khăn mới. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và căng thẳng nợ công trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế Việt Nam bắt đầu giảm tốc xuống mức 5,32% (năm 2009); 6,78% (năm 2010); 5,89% (2011). Nền kinh tế Việt Nam ẩn chứa nhiều rủi ro, kinh tế phát triển thiếu bền vững và nhạy cảm với những biến động của thế giới.
Không khó để nhận thấy rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy là do việc lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế dựa nhiều vào nhân tố vốn đầu tư, đầu tư toàn xã hội liên tục gia tăng qua từng năm và duy trì mức cao. Tỷ trọng đầu tư so với GDP tăng đều đặn từ 2000 đến 2007 (46,5%), tuy những năm sau đó có giảm chút ít nhưng vẫn ở mức rất cao.
26
Hình 3: Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệđầu tư /GDP Việt Nam giai đoạn 2000- 2011
Nguồn: GSO
Tỷ lệ này ở mức rất cao so với mức trung bình của các nước trên thế giới, so với các nước châu Á tỷ lệ này chỉ đứng sau Trung Quốc1.
Bảng 1: Tỷ lệđầu tư so với GDP ở một số nước Châu Á Đơn vị: % 2008 2009 2010 Trung Quốc 44,05 48.24 48.77 Việt Nam 41,5 42.4 46.1 Ấn Độ 34.89 37.00 37.87 Indonexia 27.82 31.00 32.49 Thái Lan 29.12 21.24 26.02 Singapore 30.20 26.36 23.83 Nguồn: Economywatch.com
Khi nhìn vào cơ cấu đầu tư xã hội, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong 10 năm (2000-2010), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất (5,1 lần), đứng thứ 2 là vốn đầu tư ngoài nhà nước (3,5 lần). Trong khi đó vốn đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chỉ tăng 2,5 lần những vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 thành phần kinh tế. Tỷ trọng của khu vực này đã giảm từ 59,1% năm 2000 xuống còn 33,9% năm 2008. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là Việt Nam đi ngược xu thế
1
So với các nước châu Á, đầu tư công VN thuộc loại đứng đầu. Năm 2010 tỷ lệ này chỉ sau Trung Quốc (48.77%), cao hơn nhiều so với Ấn Độ (46.1%), Thái Lan (26.02%), Singapore (23.83%). Tỷ
27
của thế giới khi vào năm 2009 đầu tư công bắt đầu trở lại cuộc đua tăng trưởng cao, Tỷ lệ này lên đến 40,6% năm 2009 liên tục gia tăng đên 43,06% năm 2011 và trở lại vị trí số 1 trong cơ cấu vốn đầu tư xã hội. Trong khi đó tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng giảm qua các năm (từ mức 29,96% năm 2006 xuống 26,79% năm 2010 và 25.89% năm 2011).
Hình 4: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011
Nguồn: GSO