Khuyến nghị chính sách

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ ĐẦU TƯ CÔNG ,TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TỐI ƯU HÓA PHÚC LỢI XÃ HỘI KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ (Trang 53 - 55)

Việc giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư là cần thiết nhưng việc cắt giảm thế nào, sử dụng vốn công ra sao thì hiệu quả thì cần có lời giải đáp. Sự yếu kém trong khâu quản lý vốn của chúng ta hiện nay thể hiện ở việc: đầu tư dàn trải thiếu trọng tâm không điểm nhấn, không tận dụng được lợi thế so sánh của các ngành có tiềm năng tạo tăng trưởng cao cho nền kinh tế, các dự án có độ trễ quá dài… Kinh tế Việt Nam phát triển theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng mà chưa tập trung phát triển theo chiều sâu, quản lí đầu tư công kém hiệu quả khiến hiệu quả đầu tư xã hội hạn chế mà còn làm gia tăng hệ quả tiêu cực to lớn tăng sức ép với nền kinh tế trong nước vì vậy cần thiết phải có chính sách đầu tư tương xứng cho những ngành có khả năng lan tỏa dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung vào những nghành trọng điểm. Vì vậy khi đã xây dựng được một chỉ tiêu tỉ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội thì thời gian tới để nâng cao hiệu quả đầu tư công. Chúng tôi đề xuất một số phương hướng tái cơ cấu như sau đối với chính sách tăng trưởng, tài chính công và đầu tư:

Thứ nhất, với kết luận đầu tư công và tăng trưởng kinh tế hiện nay tại Việt Nam có mối quan hệ tiêu cực âm, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị

47

- Từ bỏ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào gia tăng vốn đầu tư, chuyển dịch từng bước sang mô hình phát triển kinh tế theo chiều sâu lấy việc nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh làm đòn bẩy. Để làm được điều này, trước hết nhà nước phải ổn định được gánh nặng thuế, giảm tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách. Qua đó, từng bước tạo môi trường thuận lợi cho các khu vực kinh tế, khu vực ngoài nhà nước có thể tự tích lũy để phát triển đồng thời tăng tỷ lệ tiêu dùng trong GDP. đó là biện pháp kích cầu hữu hiệu đối với sản xuất và cũng tạo điều kiện trực tiếp để nâng cao mức sống nguời dân.

- Tập trung vào năng suất chất lượng hiệu quả của người lao động và công nghệ.

- Từng bước thay đổi cơ cấu cho chi tiêu ngân sách, giảm bớt chức năng “nhà nước kinh doanh” cho khu vực tư nhân và FDI, tăng trưởng chức năng “nhà nước phúc lợi” vì không có khu vực nào có thể đảm nhiệm tốt chức năng này. Đầu tư nhiều hơn cho xã hội nhất là những lĩnh vực phát triển con người như: giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học công nghệ, an sinh xã hội.

- Cắt giảm đầu tư công vào một số ngành mà đầu tư tư nhân có thể hoạt động hiệu quả hơn đồng thời đi đôi với đổi mới cơ chế quản lí, đánh giá hiệu quả đầu tư để nâng cao chất lượng sử dụng vốn.

Thứ hai, việc tìm ra tỷ lệ đầu tư công so với tổng đầu tư tối ưu với phúc lợi xã hội là 36,3% chứng tỏ hiện nay tại Việt Nam có sự dư thừa vốn công cho nền kinh tế. Để đạt được con số tối ưu này trong giai đoạn tái cấu trúc kinh tế chúng tôi kiến nghị một số giải pháp:

- Tập trung đầu tư công vào một số ngành trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng một cách có quy hoạch, đồng bộ nhất là đối với giao thông đường bộ. Hỗ trợ (trong khuôn khổ thể chế

48

kinh tế thị trường) một số ngành, lĩnh vực, dự án mũi nhọn nâng cao kỹ thuật công nghệ của đất nước.

- Xây dựng một lộ trình kiên quyết nhằm thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước, đổi mới quản trị và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh của doanh nghiệp nhà nước, hoàn thành chuyển đổi tất cả các doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hoặc cổ phần. Đồng thời đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các khu vực kinh tế.

- Việt Nam cần xây dựng khuôn khổ pháp lý để đẩy mạnh hình thức hợp tác công tư cho các dự án đầu tư công kéo dài nhiều năm, có tính phức tạp, và tạo ra loại dịch vụ có tính thương mại. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

- Kế họach quy hoạch bố trí đầu tư công có chất lượng cao và ổn định. Hài hòa các mục tiêu, lợi ích và xem xét tính hai mặt của dự án đầu tư công. Phối hợp thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, phân cấp và đa dạng hóa phương thức, nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu nâng cao hiệu quả xã hội. Quy chuẩn các quy trình đầu tư, thực hiện công khai và hiệu quả cho các thành phần kinh tế, tăng cường kiểm tra, giám sát, phản biện, nghiêm khắc xử lí sai phạm và có biện pháp xử lí kịp thời.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ ĐẦU TƯ CÔNG ,TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ TỐI ƯU HÓA PHÚC LỢI XÃ HỘI KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)