Con đường để thực hiện những nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng trên cho sinh viên trong trường đại học và cao đẳng là tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp sinh viên có thể rèn luyện và tự rèn luyện, hình thành khả năng nhận thức đúng, hình thành ý thức vươn lên lập thân, lập nghiệp, giúp ích cho xã hội.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên có thể được thực hiện thông qua một số phương thức cơ bản sau:
a) Thông qua hoạt động giảng dạy các bộ môn khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc học tập các bộ môn khoa học lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có tác dụng hình thành cho sinh viên năng lực nhận thức có hệ thống, những quan điểm thế giới quan duy vật, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, từ đó sinh viên có định hướng đúng trong học tập và rèn luyện ở trường đại học. Việc học tập các bộ môn Mác - Lênin, ngoài việc thực hiện tốt trên lớp học, còn cần thay đổi các hình thức tổ chức dạy và học một cách đa dạng, phong phú, giúp sinh viên dễ tiếp thu các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là việc thường xuyên tổ chức và động viên sinh viên tham gia tích cực cuộc thi Ôlympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở cấp trường, cấp khu vực, cấp toàn quốc.
b) Tổ chức cho sinh viên học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của nhà nước; nghe báo cáo thời sự trong nước và quốc
tế; Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng, giúp sinh viên hình thành quan điểm sống đúng đắn.
c) Thông qua hoạt động quản lý và đánh giá điểm rèn luyện cho sinh viên theo đúng quy chế, quy trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Từ năm học 2002 - 2003, chủ trương này đã được thực hiện đối với các trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc, đến nay qua bẩy học kỳ triển khai đã rút ra được nhiều bài học bổ ích. Quy trình đánh giá được bổ sung ngày càng đầy đủ và hoàn thiện. Chủ trương này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc ý thức rèn luyện trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách của sinh viên.
d) Duy trì việc tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân sinh viên" đầu khoá học, đầu năm học và gần đây là cuối khoá học theo nội dung đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn. Việc duy trì hoạt động này không những có tác dụng giáo dục nhận thức chính trị cho sinh viên, mà còn giáo dục nội quy và nề nếp học tập, giáo dục ý thức, ý chí học tập. Điều quan trọng hơn, qua các đợt sinh hoạt này, sinh viên được tham gia góp ý kiến, được đối thoại một cách dân chủ với các tổ chức của nhà trường, được nói lên tiếng nói của mình, được biết các thông tin công khai về quá trình học, từ đó giúp sinh viên có thể chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập có hiệu quả hơn.
e) Tổ chức giáo dục truyền thống Cách mạng, hướng về cội nguồn như tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; phong trào đền ơn đáp nghĩa; Tổ chức cho sinh viên đi thăm quan các di tích lịch sử văn hoá; Mời báo cáo viên nói chuyện về Bác Hồ, về Lênin; Mời các Anh hùng đến nói chuyện với cán bộ, sinh viên... Đây là những dịp để sinh viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tự hoàn thiện nhân cách đạo đức, nếp sống. Hơn nữa,nó còn có tác dụng giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc, giáo dục lòng tự hào dân tộc và bản lĩ nh sống cho sinh viên.
g) Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động sáng tác và thưởng thức các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật; Tham quan các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. Các hoạt động này còn có một tác dụng rất lớn là giáo dục tình cảm tích cực, giáo dục tình bạn, tình yêu, góp phần tạo ra "một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh", thực hiện phát triển toàn diện con người Việt Nam.
h) Thông qua công tác phát triển Đảng trong sinh viên. Công tác này nếu được Đảng uỷ các trường quan tâm đúng mức thì đây cũng là động lực thúc đẩy quá trình tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, nếp sống trong sinh viên. Sau tám năm kể từ khi có Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị, số lượng sinh viên phấn đấu vươn lên để trở thành đảng viên và số sinh viên được kết nạp vào Đảng có chiều hướng ngày càng tăng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƢ TƢỞNG CHO SINH VIÊN NƢỚC TA (QUA KHẢO SÁT THỰC TIỄN MỘT SỐ