Nhóm các giải pháp về mặt quản lý

Một phần của tài liệu tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ở nước ta trng giao đoạn hiê (Trang 67 - 69)

Đây là một công việc có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Có thể nói đây là nhóm giải pháp có tính chất đột phá, tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Trong nhóm này, có thể nêu hai giải pháp quan trọng nhất:

3.2.1.1. Xây dựng và tổ chức bộ máy chuyên trách, đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ phận này trong nhà trường.

Thực tiễn thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trong năm năm qua cho thấy, sau Chỉ thị 34 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (năm 1998) [11], và Chỉ thị số 39/1998/CT - BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kiện toàn tổ chức lại bộ máy làm công tác chính trị tư tưởng trong các trường đại học, cao đẳng, phòng Chính trị và Công tác sinh viên được thành lập hoặc tái

lập trong các trường đại học cao đẳng, việc quản lý và giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên mới đi dần vào nề nếp.

Để việc thành lập phòng Chính trị và Công tác sinh viên có thể tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phải xác định rõ mô hình của phòng Chính trị và Công tác sinh viên cho phù hợp với từng trường. Hoặc nó là một đơn vị chuyên trách, có chức năng quản lý sinh viên, tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy và Ban giám hiệu (như mô hình của trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội và một số trường khác); Hoặc nó là một đơn vị ghép, thực hiện cả hai chức năng là quản lý, tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên và giảng dạy các bộ môn lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (như mô hình của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp).

Thứ hai, phải xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của phòng Chính trị và Công tác sinh viên (ngoài những nhiệm vụ mà Bộ đã quy định). Phần này liên quan chặt chẽ đến phần trên.

Thứ ba, một công việc có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định năng lực hoạt động của Phòng là xác định rõ quy mô cán bộ của phòng, xác định rõ nhiệm vụ của từng người, chuẩn hóa cán bộ (gồm các tiêu chí như trình độ

chuyên môn và nghiệp vụ, ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nhân cách; năng lực quản lý và tổ chức hoạt động). Công việc mà phòng đảm nhiệm gồm rất nhiều mảng công việc khác nhau, với những yêu cầu chuyên môn khác nhau, nếu không quy định phần này sẽ rơi vào tình trạng, hoặc là nơi đưa các cán bộ thừa, không đủ tiêu chuẩn làm việc, hoặc công việc bị chồng chéo, dẫn đến giảm hiệu lực quản lý của phòng.

Thứ tư, cần quy định rõ chức năng và sự phối hợp giữa các bộ phận

hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên để công tác này đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.1.2. Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, cần có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của cấp trên, của Đảng ủy và Ban giám hiệu trường.

Qua sự thử nghiệm và qua kinh nghiệm tiến hành ở các trường cho thấy, nếu có sự chỉ đạo sát sao, sự tham gia quản lý trực tiếp của Đảng ủy và Ban giám hiệu trường, sẽ nâng cao hiệu quả của công tác này. Đồng thời kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên sẽ được nâng cao.

Để phát huy vai trò của Đảng uỷ, Ban giám hiệu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một là, giao nhiệm vụ quản lý sinh viên nói chung, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên cho một đồng chí trong Đảng uỷ, Ban giám hiệu trường. Việc thống nhất một mối quản lý, đồng thời là cấp chỉ đạo cao nhất trong trường sẽ giúp cho việc tổ chức và phối hợp giữa các lực lượng, đồng thời làm cho các bộ phận có trách nhiệm cao trong việc quản lý sinh viên. Hơn nữa việc này còn làm cho Đảng uỷ và Ban giám hiệu có thể nắm bắt tình hình sinh viên một cách nhanh nhất và có thể có những quyết định kịp thời trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên.

Hai là, giao công tác này cho bộ phận chịu trách nhiệm chính là phòng Chính trị và Công tác sinh viên làm đầu mối quản lý trực tiếp. Song hàng tháng, nhà trường đều tổ chức các buổi họp giao ban giữa lãnh đạo nhà trường và các bộ phận trong trường. Ở một số trường còn thành lập tổ quản lý Ký túc xá trong phòng Chính trị và Công tác sinh viên để thống nhất quản lý sinh viên một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên ở nước ta trng giao đoạn hiê (Trang 67 - 69)