3.2.4.1. Triển khai có hiệu quả Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, nếp sống của sinh viên trong các trường Đại học và Cao đẳng (hệ chính quy) được ban hành theo quyết định số
42/2002/QĐ - BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tạo ra một bước chuyển quan trọng trong phong trào thi đua rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường.
3.2.4.2. Thực hiện chương trình giáo dục toàn diện cho sinh viên về đức - trí - thể - mỹ thông qua các hoạt động ngoại khoá, nội khoá và triển
khai có hiệu quả "Đề án tăng cường giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên trong trường học giai đoạn 2005 - 2010" (đang được soạn thảo theo tinh thần NQ37/QH11).
3.2.4.3. Chương trình hoá các hoạt động ngoại khoá, phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp. Phấn đấu tất cả các trường Đại học và Cao
đẳng đều có nhà văn hoá hoặc câu lạc bộ văn hoá, có thư viện.
3.2.4.4. Phát huy tác động của người thầy (trong đó có các thầy dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh) đến mục tiêu tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, hình thành nhân cách sinh viên:
Đối với giáo dục và đào tạo, vai trò của người thầy là rất quan trọng. Chính vì thế mà trong thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới ở bậc đại học, nhiều trường đã rất coi trọng vai trò của người thầy đối với sinh viên. Bên cạnh việc đòi hỏi người thầy phải chú ý nâng cao chất lượng giờ lên lớp nhằm tăng cường hiệu quả của quá trình truyền thụ kiến thức dạy chữ, dạy nghề, các thầy cô giáo cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên. Tấm gương của các nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân ở các trường Đại học, Cao đẳng thực sự đã có những tác động rất lớn đến quá trình bồi dưỡng lí tưởng, nhân cách và giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên.
3.2.4.5. Tăng cường công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường
- Các trường Đại học, Cao đẳng cần triển khai công tác tư vấn việc làm, tư vấn tâm lí và các vấn đề xã hội cho sinh viên.Toàn ngành giáo dục Đại học, Cao đẳng phấn đấu đến hết năm 2005 đạt 50% và đến năm 2010 đạt 90% số trường có bộ phận chức năng tư vấn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường với đội ngũ cán bộ tư vấn được đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn.
- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân để mở rộng các hoạt động tìm việc làm cho sinh viên ngay khi họ còn đang học tại trường để có thêm thu nhập trang trải cho học tập và tư vấn việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp. Những trường có điều kiện thì duy trì việc tổ chức Hội chợ việc làm hàng năm để tạo điều kiện cho sinh viên tìm được việc làm. Có thể thành lập mạng lưới các cộng tác viên (gồm: sinh viên, cựu sinh viên, các cán bộ, giảng viên...) thu thập và tổ chức thông tin hai chiều giữa đào tạo của nhà trường với nơi sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Mỗi nhà trường cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp tài liệu, phương tiện tối thiểu cấn thiết và tạo điều kiện cho bộ phận tư vấn việc làm, tư vấn tâm lí và các vấn đề xã hội hoạt động có kết quả. Coi đây là việc giới thiệu sản phẩm đào tạo, giải quyết đầu ra cho sản phẩm đào tạo của trường. Đây cũng là việc làm tất yếu của cơ chế đào tạo mới, phục vụ cho sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
- Cùng với công tác tư vấn việc làm cho sinh viên, các trường cấn khẩn trương tổ chức bộ phận tư vấn tâm lí và các vấn đề xã hội khác như: Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn sức khoẻ, tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình, phòng chống HIV/AIDS, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản... cho sinh viên.
- Tổ chức tham quan học tập, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực và thế giới để nâng cao hiệu quả đào tạo, sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
3.3. Một vài kiến nghị về công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho sinh viên nƣớc ta trong thời gian tới