Các biện pháp bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 47 - 50)

ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Để bảo vệ quyền con người thông qua các BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của BLTTHS, theo chúng tôi cần có những biện pháp sau:

- Các biện pháp liên quan đến hoạt động lập pháp:

Các quy định về BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của pháp luật TTHS phải được xây dựng đảm bảo các tiêu chí về quyền con người. Vì vậy, hoạt động lập pháp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người. Để bảo vệ quyền con người nói chung và quyền con người thông qua các BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của BLTTHS nói riêng, theo chúng tôi hoạt động lập pháp cần phải:

Đảm bảo việc quy định đầy đủ, cụ thể, minh bạch các quyền con người và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người đặc biệt là trong lĩnh vực TTHS - một trong những lĩnh vực mà quyền con người có nguy cơ bị xâm hại nhiều nhất. Trong TTHS, để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có điều kiện phát hiện và xử lý những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm thì cần phải có một số quy định về các BPNC hạn chế quyền tự do của người bị áp dụng, tuy nhiên các biện pháp đó chỉ được phép áp dụng ở mức độ cần và đủ để đạt được mục đích chung. Mặt khác cần phải có quy định chặt chẽ về căn cứ, thủ tục, thẩm quyền áp dụng các BPNC này. Khi các căn cứ, điều kiện áp dụng càng chặt chẽ, rõ ràng, thủ tục càng cụ thể thì quyền con người sẽ ngày càng được tôn trọng và bảo vệ hơn. Đồng thời BLTTHS phải quán triệt đầy đủ các chủ trương, yêu cầu của Đảng về tăng cường sự giám sát trong hoạt động TTHS.

Đồng thời hoạt động lập pháp về vấn đề bảo vệ quyền con người cũng cần phải có sự phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người đặc biệt là các công ước như: Công ước về quyền dân sự,

chính trị; Công ước về quyền trẻ em; Công ước xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, các công ước về chống phân biệt chủng tộc… mà Việt Nam đã tham gia.

Mặt khác, cũng cần phải có quy định pháp luật về trách nhiệm cá nhân của những người có thẩm quyền áp dụng các BPNC hạn chế quyền tự do và những người thi hành các lệnh này trong trường hợp để xảy ra vi phạm các quy định của pháp luật như việc áp dụng các biện pháp này tùy tiện, để xảy ra trường hợp oan sai,… nhằm khắc phục phần nào những hậu quả của việc oan, sai đồng thời góp phần vào việc bảo vệ quyền con người.

- Các biện pháp liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật: Nhằm

nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người trong TTHS thì cần phải nâng cao nhận thức cũng như tinh thần trách nhiệm của các cơ quan THTT và người THTT trong việc áp dụng các BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của luật TTHS đối với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo việc nhận thức một cách đúng đắn và áp dụng thống nhất, chỉ áp dụng khi có một trong các căn cứ theo quy định. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi quyền con người của những người bị áp dụng các BPNC có được đảm bảo hay không phụ thuộc vào trách nhiệm và hoạt động của các cơ quan THTT và người THTT. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bắt người oan sai, tùy tiện, không đúng quy định là do trình độ năng lực những người THTT còn có hạn chế và ý thức pháp luật chưa được đề cao. Ngoài ra, cũng không loại trừ nguyên nhân tiêu cực trong hoạt động TTHS. Đồng thời những người THTT phải nhận thức được ý nghĩa của việc áp dụng các BPNC thì việc áp dụng các biện pháp này trên thực tế mới đảm bảo được đúng mục đích, ý nghĩa của các biện pháp này.

- Các hoạt động liên quan đến kiểm tra, giám sát hoạt động tố tụng hình sự nhằm bảo vệ quyền con người

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 đã chỉ rõ “Tăng cường kiểm

tra, thanh tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra tự bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư pháp… Tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp…” [4]. Vì vậy, để tăng cường

bảo vệ quyền con người thông qua các BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của BLTTHS thì cần phải:

+ Nâng cao vai trò giám sát của Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử đối với hoạt động của các cơ quan THTT và người THTT trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự (trong đó bao gồm cả việc áp dụng các BPNC hạn chế quyền tự do) nhằm đảm bảo sự vô tư, khách quan, đúng quy định pháp luật khi thực hiện hoạt động áp dụng các BPNC trong TTHS.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và

pháp luật TTHS nói riêng để thông qua hoạt động này quần chúng nhân dân hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật trên cơ sở đó họ có thể giám sát hoạt động của các cơ quan và người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng các BPNC một cách có hiệu quả và kịp thời khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong quá trình áp dụng các BPNC của các cơ quan và người có thẩm quyền.

+ Phát huy vai trò của tổ chức luật sư, người bào chữa: Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, vai trò của luật sư, người bào chữa trong việc bảo vệ quyền con người càng được thể hiện rõ nét hơn. Sự tham gia của luật sư, người bào chữa trong TTHS không chỉ giúp người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội và không để lọt tội phạm.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)