Chủ thể, biện pháp bảo vệ quyền con người thông qua các

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 44 - 47)

pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

1.4.1. Chủ thể bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Quyền con người trong TTHS được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất, việc trừng trị những người phạm tội gây ra những thiệt hại cho các quyền và lợi ích hợp pháp của con người của các cơ quan THTT đã góp phần bảo vệ quyền con người. Khi tội phạm xảy ra xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người thì các cơ quan THTT có thẩm quyền phải có trách nhiệm phát hiện, ngăn

chặn, xử lý, khắc phục những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra… Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khỏi sự xâm hại của hành vi phạm tội là một trong những chức năng của nhà nước và trách nhiệm quan trọng của các cơ quan THTT. Thứ hai, khi THTT giải quyết các vụ án, các cơ quan THTT có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm các quyền con người của người bị tình nghi phạm tội, bị can, bị cáo… [7, tr. 33] Các BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của pháp luật TTHS cũng phải đảm bảo được cả hai khía cạnh trên. Vì vậy, chủ thể bảo vệ quyền con người thông qua các BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của BLTTHS bao gồm:

- Các cơ quan và người có thẩm quyền ban hành nội dung các quy định về TTHS nói chung và các BPNC hạn chế quyền tự do nói riêng trong TTHS: Để bảo vệ quyền con người nói chung và quyền con người thông qua các BPNC hạn chế quyền tự do nói riêng, thì vấn đề đầu tiên đòi hỏi đó là các quyền con người phải được ghi nhận cụ thể trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự và vấn đề này thuộc về trách nhiệm của các cơ quan và người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật TTHS nói riêng, đó là: Quốc hội - cơ quan có thẩm quyền ban hành Bộ luật TTHS phải ghi nhận đầy đủ các quy định của pháp luật tố tụng trong việc bảo đảm cho những người bị áp dụng các BPNC hạn chế quyền tự do những điều kiện cần thiết để thực hiện các nghĩa vụ của họ một cách đầy đủ và chặt chẽ, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao - Tòa án nhân dân Tối cao - Bộ Công an: các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn trong toàn ngành để nhận thức và thực hiện thống nhất các quy định của BLTTHS trong đó có các quy định về BPNC hạn chế quyền tự do.

pháp luật thì vấn đề tiếp theo để bảo vệ được quyền con người nói chung và quyền con người thông qua các BPNC hạn chế quyền tự do nói riêng thì các quyền đó phải được bảo đảm và bảo vệ trên thực tiễn thi hành pháp luật. Các cơ quan và những người có thẩm quyền quyết định và áp dụng các BPNC phải đảm bảo việc áp dụng các BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của BLTTHS đúng thẩm quyền, căn cứ, trình tự thủ tục và thời hạn, đồng thời bảo đảm các quyền con người của người bị áp dụng các BPNC này không bị pháp luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ. Đó là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là những cơ quan thực thi các quy định của BLTTHS về các BPNC

trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, trong đó Viện kiểm sát “Với chức

năng kiểm sát tuân theo pháp luật trong TTHS, bằng hoạt động của mình Viện kiểm sát kịp thời phát hiện những vi phạm về quyền con người, khôi phục những quyền, lợi ích bị vi phạm, áp dụng biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện vi phạm” [7, tr. 48]. Mặt khác trong quá trình áp dụng các BPNC này

nếu phát hiện thấy còn có những vấn đề bất cập, vướng mắc và ảnh hưởng đến các quyền con người nói chung thì cần phải có sự kiến nghị sửa đổi kịp thời đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất. Chỉ khi thực hiện được các vấn đề trên thì quyền con người mới được bảo vệ.

- Các đối tượng bị áp dụng các BPNC hạn chế quyền tự do theo quy định của BLTTHS, người bào chữa và mọi công dân: để bảo vệ được quyền con người của mình thì bản thân các đối tượng trong quá trình bị áp dụng các BPNC cũng cần phải tự bảo vệ các quyền của mình hoặc thông qua người bào chữa bằng việc việc khiếu nại, tố cáo những hành vi và quyết định tố tụng của những người và cơ quan THTT không đúng quy định hay mọi công dân đều có quyền khiếu nại việc các cơ quan THTT áp dụng hay không áp dụng BPNC đối với một đối tượng đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có căn cứ.

Một phần của tài liệu bảo vệ quyền con người thông qua các biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do theo quy định của luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)