Cơ cấu tổ chức nhân sự

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại cty CP Xúc Tiến Thương Mại và Du lịch Việt Nam (Trang 29)

Sơ đồ 2.1:bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

(Nguồn phòng tổ chức hành chính)

* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

- Ban giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó giám đốc

Giám đốc Công ty: do HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành hoạt động hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Phó giám đốc Công ty: Công ty có các Phó giám đốc, do Giám đốc công ty đề nghị HĐQT bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng và

PHÒNG TRIỂN LÃM HỘI CHỢ PHÒNG KINH DOANH DU LỊCH Chi nhánh Cửa Lò BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP Chi nhánh Lao Bảo Quảng Trị Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

quyết định mức lương cũng như những lợi ích khác của Phó giám đốc. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc Công ty.

Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực công tác được Giám đốc giao phó.

+ Một Phó giám đốc phụ trách khối mảng Xúc tiến Thương mại kinh doanh cho đơn vị của mình.

+ Một Phó giám đốc phụ trách khối kinh doanh du lịch, chịu trách nhiệm về hoạt động của lĩnh vực mình phụ trách.

- Bộ máy quản lý: Gồm các phòng ban:

+ Phòng kế hành chính tổng hợp.

+ Phòng Triển lãm, Hội chợ và tổ chức sự kiện + Phòng kinh doanh Du lịch

Các phòng ban chuyên môn giúp việc cho Giám đốc, tổ chức thực hiện công việc hằng ngày theo quy định của Giám đốc để thực hiện mục tiêu kinh tế kỹ thuật theo mục tiêu Công ty đã đề ra.

* Các phòng chuyên môn có nhiệm vụ sau:

- Phòng hành chính tổng hợp: có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về lao động, tiền lương, BHXH,BHYT, điểu hành các công việc về văn phòng hành chính. Cụ thể hơn, phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch tuyển dụng, phân công đào tạo và bổ nhiệm cán bộ công nhân viên, xây dựng nội quy, các văn bản về tổ chức nhân sự, tiền lương theo đúng quy định của luật lao động. Trong đó

+ Kế toán trưởng: là người giúp việc cho Giám đốc trong việc hạch toán và xác định kết quả kinh doanh của Công ty. Đảm nhiệm việc lập, cân đối các kế hoạch tài chính.

+ Nhiệm vụ chung của kế toán trưởng là kiểm tra thường kỳ hoặc đột suất các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các chi nhánh trực thuộc. Đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng tiền vốn, hàng hóa, vật tư, các chi phí phát sinh nhằm đưa hoạt động của đơn vị theo đúng hướng, đồng thời ngăn ngừa các hoạt động trái

với quy định của Nhà nước và quy chế của Công ty. Kịp thời ngăn chặn hiện tượng thất thoát tiền vốn hàng hóa và các biểu hiện tiêu cực khác.

- Phòng triển lãm, hội chợ và tổ chức sự kiên: có nhiệm vụ phụ trách giao dịch về Xúc tiến Thương mại và đầu tư, mời các công ty nước ngoài vào Việt Nam dự triển lãm và các Công ty Việt Nam đi dự triển lãm tại nước ngoài. Liên hệ đàm phán thương mại và hợp tác đầu tư. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tổ chức công tác thu thập thông tin trên thị trường về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm thị trường mới, trực tiếp tham gia kinh doanh có hiệu quả, tham mưu cho HĐQT, Giám đốc Công ty trong đàm phán , ký kết các hợp đồng kinh tế.

- Phòng kinh doanh Du lich: Phụ trách Marketing, thương thảo hợp đồng với các Khách sạn, nhà hàng và các đội xe. Xây dựng các chương trình tour Du lịch trong và ngoài nước. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chương trình Du lịch theo mùa. Căn cứ vào kế hoạch cấp trên giao, xây dựng kế hoạch giao cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Đề ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đối với các chỉ tiêu kế hoạch được đề ra thông qua các công việc: Xây dựng chương trình tham quan du lịch trọng điểm, báo giá cạnh tranh cho các Doanh nghiệp.

- Các đơn vị trực thuộc Công ty đặt tại Cửa Lò, Lao Bảo - Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh hực hiện mục tiêu hoạt động của Công ty

- Các chi nhánh trực thuộc: Công ty có các Chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân và có trụ sở làm việc riêng, có con dấu theo quy định của Nhà nước, được Công ty cấp vốn, có tài khoản tiền gửi, không có tài khoản tiền vay. Nếu vay phải được HĐQT Công ty chấp nhận, có bảng cân đối kế toán và báo cáo biểu, báo cáo khác theo quy định của Công ty. Chi nhánh được tự chủ kinh doanh theo kế hoạch và phân cấp của Công ty giao, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Công ty.Được chủ động ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh, tài chính, tổ chức nhân sự theo sự phân cấp của công ty.Được quyền đề nghị đẩu tư xậy dựng, mua

sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh nếu có hiệu quả và được Công ty phê duyệt bằng văn bản.

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu

Trong quá trình hoạt động và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận, điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu tổng hợp sau:

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tổng hợp

Một số chỉ tiêu tổng hợp Đ/v tính Năm 2011 Năm 2010

1. Tổng số vốn chủ sở hữu Đồng 7.968.000.000. 1.583.067.150

Vốn đầu tư của chủ sở hữu Đồng 1.100.000.000 1.100.000.000

Quỹ đầu tư phát triển Đồng 200.733.166 200.733.166

2. Doanh thu thực hiện Đồng 12.298.222.077 7.551.145.465

3. Lợi nhuận trước thuế Đồng 150.711.118 76.147.119

4. Lợi nhuận sau thuế Đồng 113..033.361 57.110.340

5. Tổng số phát sinh phải nộp

ngân sách Đồng 524.047.177 496.998.226

6. Tổng số lao động bình quân

năm Người 15 15

7. Tổng quỹ tiền lương tiền

công thực hiện Đồng 663.865.340 594.882.805

8. Thu nhập bình quận

người/tháng Đồng 3.688.124 3.304.904

(Nguồn phòng kế toán tài chính)

Nhìn vào bảng chỉ tiêu tổng hợp trên ta thấy trong vài năm gần đây tình hình hoạt động kinh doanh của công ty phát triển tương đối tốt. Tổng quỹ lương năm 2011 tăng lên 663.865.340 đồng trong khi năm 2010 chỉ 594.882.805 đồng, làm cho thu nhập bình quân người/ tháng tăng từ 3.304.904 đồng lên 3.688.124 đồng. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao và quan tâm hơn.

Về tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, trong mấy năm gần đây công ty liên tục làm ăn có lãi và tốc độ tăng năm sau luôn cao hơn năm trước,

đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể năm 2010 là

496.998.226 đồng, năm 2011 tăng lên là 524.047.177 đồng, tương ứng là tăng khoảng 5%

Kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 và 2011

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Tăng giảm

Giá trị %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 12.298.222.077 7.551.145.465 4.747.076 64

2. Các khoản giảm trừ Doanh thu

3. Doanh thu thuần 12.298.222.077 7.551.145.465 4.747.076 64

4. Giá vốn hàng bán 10.420.542.252 5.804.580.931 4.615.961.321 80

5. Lợi nhuận gộp ( 20 = 10 - 11 ) 1.877.679.825 1.746.564.534 131.115.291 7.5

6. Doanh thu hoạt động tài chính 149.831.568 84.961.897 64.869.671 76.35

7. Chi phí tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay

8. Chi phí bán hàng 1.874.316.645 1.796.692.662 77.623.938 4.3

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.874.316.645 1.810.678.798 63.637.847 3.5

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh (30=20+21-22-24) 153.194.748 34.815.919 118.378.829 340

11. Thu nhập khác 1.517.100 41.331.200 -39.814.100 -96.3

12. Chi phí khác 4.000.700 4.000.700 100

13. Lợi nhuận khác 40=31-32 2.483.600 41.331.200 -8.847.600 -94

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế (50=30+40) 150.711.148 76.147.119 74.564.029 98

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 37.677.787 19.036.779 18.641.008 98

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN

(60=50-51) 113.033.361 57.110.340 55.923.021 98

(Nguồn trích báo cáo tài chính)

Qua số liệu bảng trên ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010 và 2011 đều rất hiệu quả, điều này được thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty: doanh thu năm 2011 so với năm 2010 (đã giảm trừ nội bộ) tăng từ 7.551.145.465 đồng lên 12.298.222.077 đồng (tăng 4.747.076 đồng) tương ứng là 64%. Tuy nhiên trước tình hình biến

động của thị trường, một số chi phí kinh doanh của Công ty cũng tăng lên như chi phí khác tăng 100% đặc biệt là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (tăng lên 98%). Đánh giá tình hình cho thấy 2 năm gần đây hiệu quả kinh doanh của Công ty khá cao nhưng cần phải chú trọng tới việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để lợi nhuận thu được là lớn nhất.

Xét khoản thuế TNDN, tính thuế dựa trên lợi nhuận trước thuế chưa giảm trừ nội bộ, năm 2011 ta có bảng tình thuế TNDN sau:

* Cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh của công ty

Việc nắm rõ cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của Công ty là việc làm rất quan trọng và không thể thiếu được của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Để thấy được sự biến động nguồn vốn của Công ty CP Xúc tiến và Thương mại Việt Nam ta có bảng sau:

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 7.968.000.000 đồng. Trong đó vốn cố định là 1.100.000.000 đồng chiếm tỷ trọng 13.81 % trong tổng nguồn vốn, còn VLĐ là 6.868.000.000 đồng, chiếm tỷ trọng 86.19% trong tổng nguồn vốn.

Với điều kiện như hiện nay Công ty có gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

* Những thuận lợi:

Được sự quan tâm của Bộ Công ty, Cục Xúc tiến Thương mại , Sở Du lịch và các ban ngành liên quan và nỗ lực của bản thân Công ty, Công ty cổ phần Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam đang ngày phát triển mạnh mẽ. Các thị trường mà Công ty đã mở rộng ra không chỉ có các nước thuộc Châu Á mà đã có chỗ đứng trên cả thị trường Châu Âu. So với số vốn ban đầu có, Công ty đã phát triển hơn rất nhiều, điều đó chứng tỏ rằng trong thời gian từ khi mới thành lập cho đên nay Công ty đã đạt được những thành tựu và hiệu quả nhất định.

Việt Nam có nhiều điểm đến được công nhận là Di sản Văn hóa nên cũng thu hút được nhiều khách mà chủ yếu là khách nước ngoài và cũng thu hút được các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam. Điều đó cũng là những thuận lợi tạo nhiều công ăn việc làm cho công ty, giúp Công ty phát triển bền vững.

* Khó khăn:

Ngày nay, ngày càng nhiều các công ty Du lịch mọc ra nên sự cạnh tranh là rất lớn không chỉ là về giá mà còn cả về chất lượng phục vụ. Chính vì vậy đòi hỏi Công ty phải làm việc một cách chuyên nghiệp, có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.

2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam. Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam.

2.2.1. Thực trạng Tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam (VITRATO) Thương mại và Du lịch Việt Nam (VITRATO)

Bảng 2.3: Hệ số hoạt động của tài sản ngắn hạn

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu thuần 7.551.145.465 12.298.222.077

TSNH bình quân 1.830.631.436 2.652.488.145

Vòng quay TSNH

( vòng ) 4.12 4.64

Kỳ luân chuyển

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Ta thấy vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2010 là 4,12 vòng, tương ứng với kỳ luân chuyển là 214 ngày; sang năm 2011 vòng quay của TSNH là 4,64 vòng tăng 0,52 vòng so với năm 2010 kỳ luân chuyển giảm 48 ngày. Điều này chứng tỏ việc sử dụng TSNH của năm 2011 tốt hơn năm 2010.

* Tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam (VITRATO)

Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % 1. Tiền 211.893.825 41.31 161.209.100 12,33 2.Đ/Tư NH 0 0 0 0 3.Phải thu 4.600.000 0.9 814.597.250 62,32 4.HTK 22.982.901 4.48 13.437.446 1,03 5.TSNH khác 273.504.621 0,16 317.803.140 24,31 Tổng cộng 512.981.347 100 1.307.046.936 100

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Căn cứ bảng số liệu của bảng 2.3 cho thấy tài sản lưu động của công ty tăng lên rất nhanh, cụ thể năm 2010 là 512.981.347 đồng; năm 2011 là xấp xỉ 1,4 tỷ đồng tăng hơn 2 lần so với năm 2010.Quy mô của công ty ra tăng những nhu cầu về tiền mặt đảm bảo thanh toán, dự trữ hàng hóa để bán, các khoản phải thu, các khoản đầu tư ngắn hạn ra tăng đã làm cho co số tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán lớn dần lên.

Xét về cơ cấu thì năm 2010 tài sản ngắn hạn là 512.981.347 đồng trong đó tiền chiếm tỷ trọng cao nhất là 41,31%, hang tồn kho chiếm tỷ lệ 4,48 % kế đến là các khoản phải thu chiếm 0,9% tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ lệ không đáng kể 0,16%.

Cơ cấu này thay đổi nhanh chóng trong năm 2011, tài sản ngắn hạn năm 2011 là xấp xỉ 1,4 tỷ thì tỷ trọng về tiền giảm xuống còn 12,33%. Hàng tồn

kho giảm xuống thì các khoản phải thu tăng lên. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất là 62,32%, tăng lên rất nhìu so với năm 2010 là 0,9%

Nhìn chung, tài sản ngắn hạn của công ty tăng mạnh qua 2 năm qua. Cơ cấu tài sản ngắn hạn thay đổi qua từng năm nếu như năm 2010 tiền và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất thì sang năm 2011 tỷ trọng này giảm thay vào đó là sự xuất hiện của các khoản phải thu. Tài sản ngắn hạn khác của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng giảm không đáng kể qua các năm.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam (VITRATO) Xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam (VITRATO)

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu thanh toán

Đvt: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

Tài sản ngăn hạn 1.830.631.436 2.652.488.145 Tiền 211.893.825 161.209.100 Phải thu 4.600.000 814.597.250 Hàng tồn kho 22.982.901 13.437.446 Tài sản lưu động khác 273.504.621 317.803.140 Nợ ngăn hạn 7.296.626.781 757.545.476

Hệ số thanh toán hiện hành 0,25 3,5

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Qua bảng 2.4 cho thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty trong năm 2010 nhỏ hơn 1, có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn của công ty không đủ để đảm bảo tài trợ cho nợ ngắn hạn. Năm 2010 tỷ lệ này là 0,25 tức là chi tài trợ được 1/4 số nợ ngắn hạn, năm 2011 do mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô công ty nên tỷ trọng tài sản tăng lên đáng kể, hệ số

thanh toán hiện hành của năm 2011 là 3,5 tức là giá trị tài sản ngắn hạn gấp hơn 2 lần các khoản nợ ngắn hạn, điều đó có nghĩa là công ty sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác việc quản lý tài sản lưu động của công ty không hiệu quả. Hệ số này được coi là tốt nếu lớn hơn hoặc bằng 1, nhưng tỷ lệ này quá cao sẽ dẫn đến ứ đọng vốn trong tồn kho hoặc bị chiếm dụng vốn trong khâu thu hồi nợ. Tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2011 tăng lên rõ rệt so với năm 2010, các khoản phải thu cũng tăng lên rất nhiều từ 4.600.000 đồng lên 814.597.250 đồng. Điều này chứng tỏ rằng công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả mặc dù tình hình kinh tế nói chung đang diễn biến khó khăn. Nhìn chung các chỉ tiêu của Công ty hầu như đều tăng lên duy chỉ có hàng tồn kho và tiền mặt giảm chứng tỏ rằng nguồn vốn của công ty luôn được lưu thông và không bị tồn động vốn, điều này rất tốt cho các công ty kinh doanh nên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại cty CP Xúc Tiến Thương Mại và Du lịch Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w