3 Đoàn Thị Minh Hiếu C N
2.4.2.3. Phương pháp tính các khoản khấu trừ vào lương
* Đối với khoản BHXH mà người lao động phải nộp:
Tại công ty người lao động đóng BHXH với mức 8% lương cơ bản. Hàng tháng, dựa vào thông tin về mức trích nộp BHXH của từng người, kế toán lương sẽ xác định mức khấu trừ BHXH vào lương của cán bộ nhân viên.
* Đối với khoản BHYT mà người lao động phải nộp:
Người lao động đóng 1,5% lương cơ bản. Cuối mỗi tháng, dựa vào thông tin về mức trích nộp BHYT của từng người, kế toán lương sẽ xác định mức khấu trừ BHYT vào lương của mỗi cán bộ công nhân viên công ty.
* Đối với khoản BHTN mà người lao động phải nộp:
Người lao động đóng 1% lương cơ bản. Cuối mỗi tháng, dựa vào thông tin về mức trích nộp BHTN của từng người, kế toán lương sẽ xác định mức khấu trừ BHTN vào lương của mỗi cán bộ công nhân viên công ty.
Ví dụ: Hàng tháng sau khi tính lương cho CBCNV, kế toán phải tính luôn các khoản trích theo lương là 10,5%. Các khoản trích theo lương tính theo hệ số lương cơ bản.
Tiền lương tháng 12/2014 của chị Nguyễn Thị Hiền là 9.095.624 đồng. Trích BHXH, BHYT, BHTN:
BHXH = 2100000 x 1.65 x 8 % = 277.200 đồng BHYT = 2100000 x 1.65 x 1,5% = 51.975 đồng BHTN = 2100000 x 1.65 x 1% = 34.650 đồng Còn lĩnh = 9.095.624 – 363.825 = 8.731.799 đồng
Sau khi tính xong tiền lương và các khoản khấu trừ vào lương của từng bộ phận, kế toán lương tiến hành vào các sổ lương để làm cơ sở thanh toán tiền lương cho người lao động và để tạo chứng từ gốc cho việc hạch toán kế toán tiền lương
Bảng 5: