Trong lao động, việc làm á

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên từ 1986 đến 2002 (Trang 86 - 109)

Vấn đề lao động, việc làm có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Bởi, chính người lao động làm ra cúa cải cho xã hội, nhưng cũng có thể ngược lại. Vì vậy, vấn đề lao động, việc làm không chỉ là mối quan tâm của riêng người có nhu cầu, mà còn là mối lo

chung của toàn xã hội. Càng ngày số người bước vào tuổi lao động càng lớn hơn nhiều so với người hết tuổi lao động. Do đó, vấn đề việc làm lại càng trở nên bức xúc.

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, những năm đầu thập kỷ 90, thế kỷ X X , tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số.

Tổ chức lao động quốc tế định nghĩa: "Lực lượng la o động b a o gồm tất

c ả những a i đang làm việc, tham gia cá c hoạt động kinh tế, k ể c ả những người đang tìm việc làm h oặ c muốn làm việc" [45;tr.77]. Tuy nhiên, trong điều kiện

của Việt Nam, theo Bộ luật Lao động "Lực lượng la o động ch ỉ b a o gồm những

người c ó kh ả năng làm việc và trong độ tuổi la o động: nam từ 16 đến 60 tuôi, nữ từ 16 đến 55 tuổi" [45;tr.77].

Trong những năm bao cấp, mọi vấn đề liên quan đến việc làm đều do Nhà nước đảm nhận, nay chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi người đã dần ý thức được đó là vấn đề của chính họ, của mọi gia đình và cộng đồng dân cư. Bởi vậy, mỗi người dân trong độ tuổi lao động đều tích cực tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề tìm kiếm việc làm hoàn toàn không giản đơn; nhất là ở thành phố - nơi đất chật, người đông.

Không nằm ngoài tình trạng chung của cả nước, thành phố Thái Nguyên đi lên xây dựng CNXH từ tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế, đã kéo theo sự bất cập trong việc ổn định xã hội, nhất là vấn đề lao động, việc làm.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn vấn đề lao động, việc làm, kinh nghiệm thành công và thất bại trong cách giải quyết vấn đề này của những năm trước, Đảng bộ Thành phố quyết tâm giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức; đặc biệt chú ý mở rộng ngành nghề thủ công, dịch vụ.... thành lập trung tàm hướng nghiệp, mở nhiều lớp dạy cắt may, dạy nghề mộc... Nhờ đó, mỗi năm Thành phố sắp xếp việc làm cho gần 1.000 lao động.

Công tác tuyển sinh, tuyển lao động đạt được kết quả đáng kế (năm 1987 tuyển được 669 người) đi lao động tại các cơ sở kinh tế trên địa bàn và ở cả ngoài tỉnh và ngoài nước. Năm 1988, Thành phố đã tuyển vào trên 300 người làm hợp đồng thủ công ở phường, xã; trên 100 người đi lao động hợp tác quốc tế... Song, số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm và việc làm không ổn định của Thành phố còn rất lớn.

Đến năm 2000, Thành phố có 127.891 người trong độ tuổi lao động, trung bình mỗi năm có 5000 người bước vào độ tuổi lao động. So với các huyện, thị khác trong tỉnh, số người trong độ tuổi lao động của Thành phố vừa chiếm tỷ lệ cao vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn. Đó là điều kiện thuận lợi.

Tuy nhiên, thành phố Thái Nguyên có đặc điểm riêng là sự phân bô' dân cư, lao động không đồng đều. Năm 1994, dân số Thành phố là 187.887 người (chiếm trên 20% dàn sô' toàn tỉnh), trên 70% dân số sống ở nội thị. Đến năm 2002, tổng dân số là 225.740 người, trong đó dân số khu vực thành thị là 164.016 người (tức khoảng 71,3% ). Mật độ dân số trung bình của Thành phố là 1.275 người/km2; mật độ dân sô' ở khu vực nội thị là gần 10 ngàn người/km2. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 136.667 người (số người lao động phi nông nghiệp là 123.122 người). Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của khu vực nội thành là 90,1% [ 1 0 8 ;tr.9 -10].

Các phường trung tâm: Trưng Vương, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Đồng Quang có mật độ dân số cao nhất; tệ nạn xã hội ở những phường này cũng chiếm tỷ lệ cao, nên công tác quản lý nhân khẩu, sắp xếp việc làm gặp nhiều khó khăn. Các xã ngoại thành đất rộng, nhiều tiềm năng thì lại chưa có đủ điều kiện về vốn và cơ sở vật chất để khai thác, phát triển kinh tế, nhất là kinh tế trang trại.

ở mọi thời kỳ, việc làm và thất nghiệp luôn là hai phạm trù có liên quan chặt chẽ với nhau trong sự biến động của thị trường lao động, cũng như đối

với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong những năm đổi mới, nhất là những năm gần đây, Đảng và Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh tế, thu hút lao động, giải quyết việc làm...

Trên cơ sở đó, Đảng bộ Bắc Thái (cũ) và Đảng bộ Thành phố đề ra mục tiêu: Giải quyết việc làm và đời sống, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho nhân dân và coi đó là một trong những mục tiêu hàng đầu của Đảng bộ, đặc biệt là vấn đề giáo dục, việc làm và đời sống nhân dân.

Quy luật phát triển tất yếu của xã hội, cũng là nhu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là kinh tế càng phát triển thì người lao động càng cần có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Thành phố khuyến khích các thành phẩn kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt là phát triển sản xuất ở phường, xã.

Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X II (vòng 2) tháng 1/1992, xác định vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của Đảng bộ Thành phô' trong những năm trước mắt. Đại

hội chủ trương: "Quán triệt đường lối p h á t triển kinh t ế nhiều thành p hần ,

tạ o thêm việc làm c h o người la o động, làm c h o m ọi công dân hiểu r õ quan điểm g iả i quyết la o độn g trong nền kinh tê nhiều thánh p h ần hiện nay, chúng ta khôn g định kiến p h ân b iệt giữa người la o độn g tron g biên c h ế N hà nước với c á c thành p h ần kinh t ế k h á c ..." [32;tr.42]. Muốn vậy, cần có chính

sách khuyến khích mở rộng và phát triển sản xuất để tạo việc làm cho người lao động.

Theo số liệu điều tra của Thành phố, tình trạng không có việc làm hoặc thiếu việc làm của những người trong độ tuổi lao động khu vực đô thị luôn chiếm tỷ lệ cao.

Bảng: Tình trạng lao động của nhũng người trong độ tuổi lao dộng khu vực thành thị thành phô Thái Nguyên năm 1994

Đ .v tín h Tổng sô Tỷ lệ(% )

Tổng sô Người 71.757 100

1- Số người có việc làm: Người 46.735 65,13

- Đủ việc làm Người 43.700 60,90

- Thiếu việc làm Người 3.035 4,23

2- Sô' người không có việc làm Người 4.190 5,84

3- Số người không hoạt động kinh tế (đang đi học, nội trợ...)

Người 20.832 29,03

[66]

Căn cứ vào bảng trên ta thấy, số người có việc làm của Thành phố chỉ chiếm 65,13% , đó là một vấn đề rất bức xúc, đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm.

Trong 3 năm (1993-1995), dựa vào các nguồn: Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ xoá đói, giảm nghèo, Thành phố thực hiện 80 dự án, với số vốn 4,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 7.347 người ở cả khu vực công nghiệp và nông nghiệp [6;tr.6].

Những năm cuối thập kỷ 90, chương trình giải quyết việc làm được lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả tốt, bình quân hàng năm Thành phô' giải quyết được thêm 2.230 lao động có việc làm. Chí tính riêng 2 năm (1999-2000), tổng số tiền cho vay để giải quyết việc làm của Thành phố là 11.650 triệu đồng, tổng số hộ được vay là 7.704 [105;tr.l]. Tỷ lộ lao động không có việc làm giảm từ 9,8% năm 1996 xuống còn khoảng 7,5% (tức 5.382 người) năm 2000 [38;tr.23].

Trung tàm dịch vụ việc làm của Thành phố hàng năm đã tư vấn và giới thiệu việc làm cho hàng trăm người. Từ năm 2000 đến 2002, bình quân hàng nãm Thành phố giải quyết được việc làm cho 3.500 lao động (riêng năm 2002 giải quyết việc làm cho 6.000 lao động).

Như vậy, sô' người được giải quyết việc làm mỗi năm chiếm khoáng trên, dưới 70% sô' người bước vào tuổi lao động. Nếu tính cả số người trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế, thì số người không làm ra vật chất là tương đối lớn. Điều đó cũng có nghĩa tiềm năng về nhân lực của Thành phố còn dồi dào; và, vấn đề việc làm cho người lao động đang là mối quan tâm của Đảng bộ, chính quyền Thành phố.

3.2. Trong thu nhập, đời sống

Vấn đề thu nhập và đời sống luôn luôn có liên quan chặt chẽ tới vấn đề dân số- lao động - việc làm, đến tình hình phát triển kinh tế. Bởi lẽ, rất nhiều người có nhu cầu sống ở nơi trung tâm, để lao động có thu nhập cao, có điều kiện học hành và tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và để có mức sống mọi mặt cao hơn; do đó số người ở thành thị ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Song, cuộc sống nơi thị thành hoàn toàn không dễ dàng, nó đòi hỏi khả năng thích nghi, năng động của mỗi con người và sự quan tâm, tạo điều kiện của mọi cấp, mọi ngành.

Trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế, cái cũ còn phổ biến và kìm hãm nặng nề, cái mới manh nha chưa đủ điều kiện thực hiện, tình hình kinh tế Thành phố đang ở trạng thái không ổn định trong lúc giao thời giữa cơ chế cũ và mới. Xoá bỏ quan liêu bao cấp, thực hiện hạch toán kinh doanh XHCN là một vấn đề lớn, phức tạp, không thể làm một cách tuỳ tiện, nóng vội, nhưng cũng không thể chần chừ, chờ đợi.

Trước tình hình đó, Đảng bộ Thành phố chỉ đạo các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương mại-dịch vụ phái kiên quyết xoá bỏ cơ chế cũ, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn, ổn định và nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Thành phố.

Theo chuẩn mực của Liên hợp Quốc, ở Việt Nam, những người có thu nhập dưới 5 triệu đồng một năm thì được coi là nghèo đói. Tuy nhiên dựa vào

mức đảm bảo calori và sức mua của đồng tiền Việt Nam, Ngân hàng thế giới (viết tắt là W B), cho rằng mức nghèo đói trung bình ở Việt Nam là 1.090.000 đổng một năm (ở thành thị là 1.293.000 đồng một năm một người, nông thôn là 1.040.000 đồng một năm một người) [50;tr.79].

Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, đến giữa năm 1988, Thành phố còn 19.429 người (bằng 45,56% số nông dân) còn thiếu đói, trong đó số đói gay gắt là 5.707 người (bằng 13,33%) [1 l;tr. 181].

Những năm qua dân số thành phố Thái Nguyên tăng tương đối nhanh (chủ yếu là do tăng cơ học), đặc biệt là dân số nội thành.

Bảng: Dân sô' trung bình của Thành phô (phân theo thành thị, nông thôn)

Năm Tổng số dân Thành thị Nông thôn

1990 174.802 125.512 49.290

1995 188.197 136.340 51.857

2000 221.370 160.760 60.610

2002 225.740 164.016 61.724

[21]; [64]

Qua bảng thống kê trên ta thấy số dân ở thành thị luôn luôn chiếm trên 70% và có xu hướng ngày càng tăng. Trong khi đó, mức thu nhập và đời sống của người dân giữa các vùng trong Thành phô' không đồng đều. Ở một số phường trung tâm, người dân chủ yếu sống bằng các nghề kinh doanh, buôn bán, làm công nhân trong các cơ sở sản xuất công nghiệp có thu nhập và đời sống cao hơn những xã, phường xung quanh chủ yếu sống bằng nông nghiệp.

Bình quân lương thực quy thóc trong nông thôn của Thành phố năm 1990 đạt 227kg một người. Nếu như từ năm 1992 trở về trước, công tác xoá đói giảm nghèo mới chỉ là những cuộc vận động các cơ quan, đoàn thể cá nhân ủng hộ để hỗ trợ các gia đình nghèo, thì từ khi có chủ trương xoá đói

giảm nghèo (năm 1992), đến đầu năm 2001, Nhà nước đã đầu tư, hỗ trợ thông qua các chương trình quốc gia có liên quan đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên 21 nghìn tỷ đồng [41;tr.25-26]. Từ đó, ở thành phố Thái Nguyên nói riêng và các địa phương khác nói chung đã có sự chuyển biến nhanh chóng.

Chúng ta vẫn biết, kinh tế thị trường bao giờ cũng chứa đựng những khuyết tật vốn có của nó. Đó là sự phân hoá giầu nghèo, bất công xã hội, thờ ơ với lợi ích cộng đồng, xuống cấp về đạo đức, tuyệt đối hoá tư hữu, lợi ích riêng.... Nhận rõ mặt hạn chế của kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm hạn chế và khắc phục những hiện tượng đó. Một trong những chính sách đó là cuộc vận động lớn xoá đói giảm nghèo bằng cả ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của cộng đồng, nhằm hạn chế khoảng cách giầu nghèo.

Đảng bộ và chính quyền thành phô' Thái Nguyên luôn coi công tác xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình công tác hàng năm của các cấp bộ Đảng và chính quyền Thành phố, là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và luôn trở thành một phong trào sâu rộng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.

Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã nghiên cứu, phân tích, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là: Thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu lao động, thiếu vốn, thiếu đất, ốm đau tàn tật, mắc tệ nạn xã hội, đông người ăn theo; trong đó nguyên nhân thiếu vốn chiếm tỷ lộ cao nhất. Nhiệm vụ đặt ra cho các cấp, ngành, đoàn thể của Thành phố là phải có sự phối, kết hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các hệ thống chính trị và nhân dân, để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao cuộc sống.

Từ năm 1990 trở về trước, thành phố Thái Nguyên có khoảng 350 người nghiện hút, tiêm chích ma tuý và khoảng 400 gái mại dâm, nhưng từ sau năm 1990, con số này đã lên tới hàng ngàn người [1 l;tr.229]. Trong đó, chiếm tỷ lệ lớn là những đối tượng không có việc làm và việc làm không ổn định,

nhưng mỗi năm sô' đối tượng này lại chi phí vào thuốc phiện hàng trăm triệu đồng, không những làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng tới kinh tế và ổn định của cả cộng đồng, xã hội.

Năm 1995, Thành phố thành lập Ban chỉ đạo vay vốn quốc gia, giải quyết việc làm. Hàng năm, thông qua các tổ chức chính quyền, đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ... và bằng nhiều ngồn vốn, thành phố đã giải quyết cho nhân dân vay để phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Các gia đình chính sách, khó khăn luôn được ưu tiên vay vốn. Trong tổng số tiền cho vay, thông thường vốn xoá đói giảm nghèo thường chiếm trên dưới 10%.

Ngoài ra, các cấp chính quyền Thành phô' đã đề ra các mục tiêu, giải pháp xoá đói giảm nghèo với Chương trình 120 giải quyết việc làm, Chương trình 327, Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình y tế, Chương trình điện, đường, trường, trạm ở các cấp. Trên cơ sở đó các cá nhân, hộ gia đình đẩu tư cho các ngành nghề, ở các lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền Thành phố là gắn phát triển kinh tế với xoá đói, giảm nghèo.

Thực hiện Quyết định số 1143/LĐ-TBXH ngày 01/01/2000 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc điều chỉnh hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới 2001-2005, thành phố Thái Nguyên khảo sát, thống kê, xác định rõ hơn nguyên nhân của sự nghèo đói và có các biện pháp, mục tiêu cụ thể, thiết thực hơn cho công tác này. Năm 2002, các cấp chính quyền của Thành phố đã phối hợp với ngân hàng, kho bạc và các đoàn thể thực hiện có hiệu quả chương

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên từ 1986 đến 2002 (Trang 86 - 109)