Về công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên từ 1986 đến 2002 (Trang 43)

Sản xuất công nghiệp và tiểu-thủ công nghiệp được Đảng bộ Thành phố Thái Nguyên xác định là thế mạnh và là ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của Thành phô', cần phải đầu tư và tạo điều kiện phát triển. Vì vậy, sau nhiều năm, với không ít khó khăn, lúng túng trong việc chuyển đổi cơ chế, từ khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp Thành phố từng bước phục hồi và phát triển, mặt hàng ngày một phong phú, đa dạng.

Thực tế, ngành công nghiệp của thành phố Thái Nguyên được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 60, nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển. Từ năm 1986, các xí nghiệp công nghiệp của Thành phố mới được thành lập, đang trong quá trình hình thành, kiện toàn từng mật để đưa sản xuất đi dần vào thế ổn định [11 ;tr. 161].

Các cơ sở công nghiệp của thành phô' Thái Nguyên (kể cả những cơ sở công nghiệp của Trung ương và địa phương), chủ yếu là công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến (lâm sản, lương thực, thực phẩm), công nghiệp dệt, may...

Thực hiện Quyết định 217 ngày 14/1/1987 của Hội đồng Bộ trương về

"Đổi mới k ế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN đối với xí nghiệp quốc doanh", công nghiệp địa phương bắt đầu chuyển hướng sang khai thác và chế

biến khoáng sản, mở ra khả năng mới trong phát triển kinh tế địa phương. Một trong những mục tiêu Đảng bộ Thành phô' đề ra cho 3 năm đầu tiến hành đổi mới (1986-1988), là đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp, nông nghiệp với tốc độ nhanh, tạo ra khối lượng hàng hoá đáp

ứng nhu cầu Thành phố. Củng cố và phát triển tất cả các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, gia đình).

Quán triệt chủ trương đổi mới, phát triển công nghiệp của Trung ương, của tỉnh và của Đảng bộ Thành phố, các cơ sỏ công nghiệp trèn địa bàn: Mỏ than Khánh Hoà, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy điện Thái Nguyên...đã rất cố gắng khắc phục khó khăn của những năm trước, vể thiếu vật tư, nguyên liệu, năng lượng để giữ vững nhịp độ sản xuất. Nhiều sản phẩm công nghiệp tuy mới ra đời, nhưng đã mang lại nhiều kết quả tốt (Sản phẩm nhựa năm 1985 mới sản xuất thử, đến năm 1986 đã sản xuất được 60.000 đôi dép các loại) [74;tr.2-3]

Năm 1987, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và tiểu-thủ công nghiệp của Thành phố đạt 65.179.000 đồng (tăng 2% so với kế hoạch và tăng 7,19% so với năm 1986). Trong đó, khối xí nghiệp quốc doanh đạt 7.300.000 đồng; khối hợp tác xã chuyên nghiệp đạt 30.800.000 đồng và khối phường, xã đạt 27.000.000 đồng. Năm 1988, tổng giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp đạt 79.414.000 đồng; trong đó khối phường, xã đạt 50.000.000 đồng (tăng 54% so với kế hoạch và tăng 23.000.000 đồng so với cùng kỳ năm trước) [11 ;tr. 163].

Các cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn Thành phố do Trung ương và Tỉnh quản lý luôn hoàn thành kế hoạch Nhà nước. Các cơ sở: Nhà máy điện, Mỏ than Khánh Hoà, Xí nghiệp sứ Bắc Thái, Công ty xây dựng cầu...ổn định sản xuất, kinh doanh tốt, đời sống công nhân được đảm bảo.

Các cơ sở sản xuất do phường, xã quản lý từ năm 1985 được quan tâm đầu tư mạnh, với sự năng động, sáng tạo, vận dụng có hiệu quả chù trương xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã phát triển khá mạnh, giữ được vị trí của mình trong việc thực hiện 3 chương trình kinh tế, giải quyết việc làm cho trên dưới 1000 lao động mỗi năm. Các cơ sở: Tổ hợp cơ khí Phan Đình Phùng Tổ hợp sản xuất bột mầu, Tổ đúc gang và luyện thiếc Gia Sàng... mạnh dạn bó

ra hàng chục triệu đồng đầu tư ban đẩu. Các phường Gia Sàng, Trưng Vương, Phan Đình Phùng, Quan Triều, Phúc Trìu, Phúc Hà rất năng động, sáng tạo trong việc vận dụng chủ trương cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, phát huy tốt năng lực sản xuất kinh doanh của các cơ sở công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp. Trong quá trình phát triển tự các cơ sở này đã có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau, vừa đan kết với nhau thúc đẩy kinh tế phường, xã phát triển theo chủ trương của Đảng.

Năm 1988, 14 trên tổng sô' 20 hợp tác xã hoàn thành kế hoạch năm; trong đó, tiêu biểu là các hợp tác xã cơ khí Bắc Nam, Cửu Long, Hồng Hà, Cộng Lực, Tân Thành, Bắc Hà, Tiền Phong; 12/22 mặt hàng chủ yếu dạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch (Mành cọ 111%, thảm đay 116%, khán mặt 173%, dép chính phẩm 223% ...[ll;tr.l64]. Xí nghiệp May xuất khẩu mới ra đời hoạt động được 6 tháng đã hoàn thành trên 60.000 sản phẩm, đạt giá trị sản lượng hàng hoá 112 triệu đồng, giải quyết việc làm cho gần 200 lao động [80;tr.2].

Trong 3 năm (1986-1988), giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp tăng bình quân 10,4%/năm. Giá trị sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Những thành tựu đó đã được Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI khẳng định: Đổi mới cơ chế quản lý là con đường thoát khỏi trì trệ, bảo thủ, nghèo nàn và lạc hậu; những mục tiêu do Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ X đề ra về cơ bản đã được thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nhiều nhân tố mới với cách làm ăn năng động, sáng tạo đã xuất hiện. Sản xuất công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp có bước phát triển mới, nhiều mặt hàng mới được ra đời đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.... Kinh tế phường, xã chiếm tỷ trọng từ 22,8% lên gần 50% năm 1988 [79;tr.2].

Những kết quả trên, chứng minh đường lối đổi của Đảng là đúng đắn sự vận dụng của Thành phố là sáng tạo.

Như vậy, với quan điểm đổi mới, cùng với những chủ trương, giải pháp tích cực của Đảng, từ chỗ chỉ có 2 thành phần kinh tế, sau đổi mới đã hình

thành một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần (5 thành phần), bước đầu chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Thực tế mỗi thành phần kinh tế đều có những ưu thế khác nhau, trong quá trình tồn tại và phát triển các thành phần kinh tế luôn có sự đấu tranh. Đó là một quy luật tất yếu, nhưng đấu tranh ở đây không phải để thủ tiêu lẫn nhau mà theo hướng vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Chính vì thế, sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho toàn bộ nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, những năm đầu đổi mới, bước tiến bộ đó của cả nước vẫn chưa vững chắc. Thành phố Thái Nguyên cũng không nằm ngoài thực trạng đó.

Trong điều kiện nền kinh tế của cả nước đang mất cân đối nghiêm trọng về nhiều mặt, tình trạng lạm phát tăng vọt, đã tác động trực tiếp vào sán xuất..., thì vấn đề phát triển kinh tế của thành phô' Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung là một vấn vấn đề không đơn giản. Thực tế ỏ thành phố Thái Nguyên, trong 2 năm (1989-1990), công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn do thiếu vốn, công nghệ còn lạc hậu so với yêu cầu và do hàng ngoài tràn vào nhiều; trong khi đó một số mặt hàng sản xuất ra lại hạn chế về chất lượng, giá thành cao, nên nhiều mặt hàng bị ứ đọng. Bên cạnh nhiều cơ sở hoạt động rất hiệu quả nhờ áp dụng các chủ trương đúng đắn của Đảng bộ, chuyển đổi cơ chế nhanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất tốt. sản lượng tăng, như Công ty Gang Thép, còn nhiều cơ sỏ làm ăn thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, có cơ sở phải ngừng sản xuất hoặc giải thể.

Năm 1990, giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 93.082.000 đồng, đạt 77,5% kế hoạch và bằng 100,7% so với năm 1989. Trong đó, khối quốc doanh đạt 53%, ngoài quốc doanh đạt 83% [86;tr.3].

Đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX), chủ trương của Thành phố là phấn đấu hình thành một cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ.

BIỂU: C ơ CẤU KINH T Ế THẢNH PHỐ NĂM 1991

H Công nghiệp - X ây dựng □ Thương nghiệp - Dịch vụ H Nông - Lâm nghiệp, thuỷ sản

[66]

Tuy nhiên, cơ cấu đó nếu so với tiềm năng, thế mạnh của địa phương thì chưa tương xứng.

Tình hình trên đặt ra cho các cấp lãnh đạo và các cơ quan ban ngành của Thành phố những yêu cầu cẩn giải quyết, để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong những năm tiếp theo.

Nhận rõ tầm quan trọng của phát triển công nghiệp, tiểu-thú công nghiệp trong sự phát triển của kinh tế Thành phố; đồng thời thấy rõ những tồn tại, hạn chế của ngành kinh tế này trong những nãm qua, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII (vòng 2), ra Nghị quyết chỉ rõ mục tiêu tổng quát 4

năm (1992-1995) là: "ôn định và phát triển kinh tế, x ã hội với cơ cấu kinh t ể

nhiều thànli phần. Hình thành rỗ nét cơ cấu kinh t ế Công nghiệp - Nông nghiệp - Thương mại và Dịch vụ..." [32;tr.34-35]. Nghị quyết Đại hội xác định

nhiệm vụ phát triển của từng ngành kinh tế, trong đó công nghiệp tiểu-lhú còng nghiệp phấn đấu đưa giá trị sản lượng từ 53% (năm 1991) lên 65% (nãm

1995). Thành phố chủ trương phải chỉ đạo tập trung theo kế hoạch Nhà nước, đổi mới nhanh công nghệ, thiết bị cho phù hợp với yêu cẫu sản xuất. Cụ thể:

"Bố trí sắp xếp lại các xí nghiệp quốc doanh theo mô hình thích hợp. Tiếp tục giao quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tê'cơ sở theo tinh thần Quyết định 217- HĐBT ...Đối với các xí nghiệp thua lỗ kéo dài có th ể giải th ể hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, hoặc cho đấu thầu. Đồng thời thành lập một sô xí nghiệp mới hoặc tận dụng những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có sang làm nhiệm vụ c h ế biến nông sản thực phẩm, gia công c h ế biến hàng xuất khẩu.. Đối với các đơn vị kinh t ế ngoài quốc doanh cần tập trung chỉ đạo tháo g õ khó khăn, giải quyết kịp thời dứt điểm những vướng mắc, tồn tại theo tinh thần Chỉ thị 154/HĐBT.Mạnh dạn đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng thị trường..."

[32;tr.36]. Đó là một sự vận dụng đúng và sáng tạo của Đảng bộ Thành phố khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng.

Sau khi được Thành phô' cho phép lựa chọn mặt hàng, quy mô, công nghệ và hình thức kinh doanh theo Chi thị 154/CT ngày 15/5/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các hợp tác xã đã vay vốn, hùn vốn, góp vốn...tập trung cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Đó chính là bước chuyển đổi mô hình hợp tác xã kiểu mới theo chủ trương đổi mới nền kinh tế.

Với vị trí là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, có nhiều cơ sở công nghiệp của Trung ương và Tỉnh đóng trên địa bàn, Thành phố có thể khai thác được nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tiểu-thủ công nghiệp. Nhưng, thực tế những năm qua Thành phô' chưa khai thác được nhiều khả năng đó. Vì vậy, Đảng bộ Thành phố tiếp tục chủ trương tăng cường mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất của Trung ương, của Tỉnh với các cơ sở sản xuất của Thành phố; nhất là phải tranh thủ được sự giúp đỡ vể vật tư, kỹ thuật từ các cơ sở công nghiệp của Trung ương và của Tinh.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố, đến cuối năm 1992 Thành phố đã có trên 200 cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, bao gồm các hợp

tác xã, tổ hợp sản xuất, doanh nghiệp tư nhân...Nhiều cơ sở hoạt động có hiệu quả. Mỗi cơ sở sản xuất một loại mật hàng, mang đến cho thị trường sự đa dạng về chủng loại (đá ốp lát, cửa sắt xếp, xen hoa, đúc gang, dịch vụ cơ khí, gia công vàng bạc, hàng may mặc, lương thực, thực phẩm....); đưa giá trị hàng hoá của Thành phố tăng 31% so với năm 1991 và vượt 25% so với kế hoạch.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Thành phố năm 1991 là 11,01%, năm 1994 là 11,14%.

Những năm sau, một số ngành công nghiệp có sự ổn định phát triển hơn. Số người trong độ tuổi lao động tham gia sản xuất công nghiệp cũng ngày một nhiều.

Bảng: Số lao động công nghiệp trên địa bàn Thành phố

(Đơn vị tính: Người) 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng sô' 3.028 3.428 3.159 3.427 3.685 4.616 5.125 CN khai thác 153 145 153 179 241 258 253 CN Chế biến 2.875 3.283 3.006 3.248 3.412 4.358 4.872 [21]; [64]

Căn cứ vào bảng trên ta thấy, số lao động tham gia vào các ngành công nghiệp ngày càng đông, nhất là những năm gần đây. sở dĩ như vậy, vì sự phát triển của chính ngành công nghiệp; một mặt sự mở mang của quy mô sản xuất đòi hỏi nguồn nhân lực tương xứng; mặt khác khi công nghiệp phát triển, đáp ứng ngày càng cao đời sống vật chất và tình thần cho đội ngũ công nhân, nên người lao động có nhu cầu tham gia ngày càng nhiều... Điều đó lại có tác động trở lại, thúc đẩy công nghiệp nói riêng và kinh tế của Thành phô' nói chung.

Nếu nói về tỷ lệ các ngành công nghiệp thì công nghiệp chế biến kim loại là một trong những ngành công nghiệp chủ đạo của Thành phô' và cũng là ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ lao động đông nhất.

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, các cơ sở công nghiệp, tiếu- thủ công nghiệp của Thành phố đã dần tiếp cận với cơ chế thị trường và giữ vai trò quan trọng trong giá trị kinh tế ngành của cả tỉnh. Riêng Công ty Gang Thép Thái Nguyên, năm 1990 đạt sản lượng 57,7 nghìn tấn; năm 1993 tăng lên gần 11 vạn tấn (giá trị sản lượng tăng thêm chiếm 49,4% giá trị sản lượng tãng thêm của ngành công nghiệp toàn tỉnh) [98;tr. 13].

Tuy nhiên, đến những năm giữa thập kỷ 90, Công ty Gang Thép Thái Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, do giá vật tư, nguyên vật liệu tăng, công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất quá lớn, giá thành sản phẩm tăng cao..., nên sản lượng tụt xuống (năm 1996 còn 4 vạn tấn). Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa là do buông lỏng quản lý, nhất là quản lý vật tư đầu vào, vi phạm chế độ kế toán tài chính, sử dụng vốn lưu động không đúng quy định...; cộng thêm những khó khăn trên làm cho sản xuất kinh doanh của Công ty suy giảm. Đến cuối năm 1998, Công ty lỗ 25 tỷ đồng (chưa kể số lỗ tiềm ẩn) [39;tr.2].

Nhận rõ tình hình đó, với quan điểm nhìn thẳng vào thực trạng, Đảng bộ Công ty Gang Thép Thái Nguyên đã có những chủ trương, biện pháp tháo gỡ khó khăn. Từ việc nhận thêm thiết bị của Trung Quốc, cải tạo mở rộng công suất Nhà máy cán thép Gia Sàng từ 5 vạn tấn một năm lên 10 vạn tấn một năm; áp dụng nhiều tiến bộ công nghệ mới, cải tạo các lò nung, cán thép...; đa dạng hcá sản phẩm; chấn chỉnh lại công tác thu mua vật tư, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhờ những cố gắng nỗ lực của bản thân, từ năm 1999, được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Chính phủ 2 nước Việt Nam và Trung Quốc và nhờ liên doanh với hãng thép Nasteel của Singapo, Thái Nguyên đã xây dựng nhà máy cán thép Lưu Xá, công suất 12 vạn tấn một năm. Công ty chủ động khai thác nguồn nguyên liệu trong nước, sản xuất phôi thép tại chỗ; đồng thời, Công ty tập trung đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị và nắm chắc thị trường, mở rộng đại lý...

nên đã khắc phục được nhiều tồn tại. Từ cuối năm 1999, Công ty cơ bán đã ốn định, kinh doanh có lãi. Đến cuối quý I năm 2000, sản phẩm thép cán của Công

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên từ 1986 đến 2002 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)