* Vê' y tê
Chủ trương của thành phố Thái Nguyên trong việc phát triển y tế là lấy chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân làm nội dung chủ yếu; kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền với y học hiện đại. Những năm đầu đổi mới, khâu yếu nhất của công tác y tế là cơ sở vật chất, dụng cụ chuyên dùng còn thiếu và lạc hậu, kinh phí đầu tư cho công tác này còn nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu, nên chất lượng khám, chữa bệnh còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là do khi Thành phố giao cho các xã, phường trả lương cho cán bộ y tế ỏ cơ sở, một số nơi ngân sách thu được quá ít, vài tháng không trả được lương cho cán bộ y tế; tình trạng thiếu cán bộ y tế ở cấp xã, phường khá phổ biến; việc tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em và các chương trình chăm sóc sức khoẻ nhân dân mới đạt trên 70% ...
Trước tình hình đó, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X I (3/1989), đề ra chủ trương nhấn mạnh cần chủ động phòng các bệnh xã hội, nhất là các bệnh của trẻ em, nâng cao chất lượng của các cơ sở y tế Nhà nước, đi đôi với mở rộng các hình thức dịch vụ khám, chữa bệnh của tập thể và tư nhân...
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ Thành phố, trên cơ sở sự phát triển về kinh tế và sự tiến bộ của xã hội, vấn đề con người (nhất là sức khoẻ) có điều kiện quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Ngay từ đầu năm 1990, thành phó Thái Nguyên đã tích cực triển khai các chương trình phục vụ chãm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền với y học hiện đại; quy hoạch lại mạng lưới khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố; củng cố và xây dựng các trạm y tế tại tất cả các xã, phường. Cùng với việc tăng cường, củng cố cơ sở vật chất các cơ sở y tế Nhà nước, Thành phố đẩy nhanh xã hội hoá việc khám, chữa bệnh cho nhân dân; cho phép những người có đủ điều kiện hành nghề y, dược trên địa bàn Thành phố được làm dịch vụ khám, chữa bệnh.
Từ năm 1991 trở lại đay, năm nào Thành phố cũng hoàn thành 100% các chương trình y tế quốc gia (tiêm chủng mở rộng, chống lao, thanh toán bệnh phong, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em...)
Hiện nay, ngoài các bệnh viện, tất cả các xã, phường đều có trạm y tế, phục vụ công tác khám sức khoẻ cho nhân dân.
Bảng: Hiện trạng cơ sở dịch vụ Ngành Y tê của Thành phô
ĐV tính 1990 1994 2002
Số cơ sở y tế Cơ sở 29 30 44
T.SỐ giường bệnh Giường 1.793 2.044 1.754
Cán bộ y tế Người 1.004 1.013 1.142
[20]; [22]; [66]
Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình được tuyên truyền sâu rộng, có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,4% (năm 1986) xuống 1,31% (năm 1988), 1,3% (năm 1992) (của tính là 2,43). Tỷ lộ tăng dân số Thành phố năm 1995 là 1,52% (cả nước là 1,7%); năm 2001 là 1,29% (cả nước năm 2000 là 1,4%).
Các chương trình mục tiêu về y tế được triển khai kịp thời. Tỷ lệ người sinh con thứ 3 ngày một giảm (năm 2001 giảm 19% so với năm 2000). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 36% (năm 1991) xuống 27% (năm 2001) [44;tr.l4].
V ề chính sá ch x ã h ộ i: Mặc dù còn gặp những khó khăn do chính bách,
chế độ thay đổi (từ cuối năm 1985), song lương hàng tháng và một số yêu cầu của các đối tượng chính sách thường xuyên được giải quyết kịp thời.
Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", xây dựng "Quỹ tình thương, "Quỹ nhân đạo", "Nhà tình nghĩa"... ngày càng được nhân rộng. Với phương châm "Uống nước nhớ nguồn”, Đảng bộ Thành phô' luôn chú trọng quan tâm đến đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của các gia đình chính sách. Nhiều công ty, xí nghiệp nhận chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các
gia đình chính sách. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội đều thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các gia đình, đối tượng chính sách.
Riêng trong 4 năm (1992-1995), Thành phô' đã xây dựng được hàng chục ngôi nhà tình nghĩa, 1.676 sổ tiết kiệm, trị giá hàng trăm triệu đồng tặng cho các gia đình có công với nước, gia đình thương binh, liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn [ll;tr.2 3 8 -2 3 9 ]. Gần 23.000 cán bộ hưu trí, mất sức và các đối tượng chính sách khác được trả lương đủ, đúng kỳ hạn.
* Vê môi trường
Môi trường luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho kinh tế -xã hội ổn định và phát triển bền vững. Trong thời kỳ đổi mới, khi nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, vấn đề môi trường càng trở thành vô cùng quan trọng.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, thành phố Thái Nguyên đã có sự phát triển mạnh về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, với đặc thù là một thành phố công nghiệp, đô thị hoá nhanh, nhưng chắp vá, nên môi trường và vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng xấu rất nhiều từ các chất thải và bụi từ các cơ sở công nghiệp, các công trình xây dựng... Đặc biệt, là bụi khí thải ra từ khu công nghiệp Gang Thép và nước thải của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ. Theo kết quả điều tra môi trường thành phố Thái Nguyên của Sở Khoa học công nghệ-M ôi trường tỉnh Bắc Thái năm 1994, các nhà máy ở Thành phô' đã thải ra không khí các loại chất độc hại như Pb, C 0 2, N 0 2, H2S. Ngoài ra, nước thải còn chứa nhiều dầu, mỡ, chì, thiếc, chất thải rắn không được xử lý và xử lý chưa triệt để, làm tăng sự ô nhiễm, suy thoái môi trường. Các loại khí thải và bụi này có nồng độ cao hơn mức cho phép hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống hô hấp của con người và động vật; hơn nữa còn ảnh hưởng đến tầng ô zôn và nguồn nước...
Bảng: Lượng nước thải của Khu công nghiệp G ang Thép
(Đơn vị tính: mJ/năm)
Lượng nước thải
Nhà máy luyện gang 3.740.000
Nhà máy luyện cán thép 12.500.000
Các lò luyện thép 4.800.000
Nhà máy vật liệu chịu lửa 660.000
Nhà máy hợp kim sắt 590.000
[51;tr.64]
Những năm gần đây, tỉnh Thái Nguyên cùng với một số tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu hình thành đề án "Bảo vệ môi trường và sinh thái cảnh quan sông Cầu"; trong đó, có nhiều dự án nhằm xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp; khai thác nguồn nước sông Cầu làm thuỷ lợi, cung cấp nước sạch sinh hoạt... và bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái.
Công tác vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường cũng được các cấp bộ Đảng, chính quyền Thành phố quan tàm. Luật bảo vệ môi trường được Đảng bộ, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bằng cách thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, giúp nhân dân hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Nhờ đó, công tác này ngày càng thể hiện tính cộng đồng cao ở thành phố Thái Nguyên. Tổng mức đầu tư xây dựng trên địa bàn hàng năm đều tăng, nhất là những năm gần đây.
Tuy nhiên, trên thực tế, một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường Thành phố, đó là sự tập trung đông dân cư, lượng rác thải ra hàng ngày rất lớn, không có hệ thống thùng rác; ý thức của một bộ phận nhân dân chưa cao, nên hầu hết rác thải được các hộ dân cư đổ ngay ra trước cửa mỗi nhà, dọc các đường phố, trong khi đó việc thu gom và xử lý của Công ty môi trường, đô thị chỉ đạt được một phần; mặt khác, lượng xe cơ giới tăng, tiếng động và bụi bẩn nhiều.
Tất cả những nguyên nhân đó, khiến cho công tác vệ sinh môi trường ngày càng trở nên bức xúc, là mối quan tâm của các cấp, ngành chức năng.
Thành phố hiện có 280 ha đất đô thị trồng cây xanh (trong đó, đất trồng cây xanh công cộng trong khu vực dân dụng hiện có 186,5 ha). Hàng năm Thành phố đều tổ chức Tết trồng cây, phủ xanh đồi núi trọc và dọc các đường phố chính của Thành phố. Đặc biệt, từ khi có Quyết định 802/TTg của Thủ tướng Chính phủ (30/10/1996) "về phê duyệt chung thành phố Thái Nguyên" và Nghị quyết của Thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng Thành phố, thành phố Thái Nguyên đã có thêm điều kiện và sự quan tâm để chỉnh trang, quy hoạch đô thị. Năm 2001, Thành phố đã triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng khu xử lý chất thải rắn Đá Mài với tổng số vốn đẩu tư gần 20 tỷ đồng...
Đến năm 2002, Thành phố đã rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể Thành phố đến năm 2020; quy hoạch chi tiết các phường trung tâm, quy hoạch 2 cụm công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp.... Theo quy định của Thành phố, nhiều công trình đã được xây dựng hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Thành phố, nhiều công trình đã và đang tiếp tục được đầu tư, xây dụng.
Từ sự quan tâm đầu tư đó, công tác môi trường của Thành phố nhũng năm gần đây có chuyển biến rất nhanh. Hệ thống thoát nước thải công cộng được xây mới trên các trục đường: Đội Cấn, Hoàng Văn Thụ, Nha Trang, Trưng Vương, Lương Ngọc Quyến, Cách mạng tháng Tám... Các đường phố chính của Thành phô' được đầu tư mở rộng, rải nhựa, lát vỉa hè. Nhiều tuyến đường giao thông liên thôn, xóm, phường, xã được nhân dân góp công, sức làm mới và sửa chữa, làm cho bộ mặt Thành phố ngày một khang trang, sạch đẹp. Gần đây, buổi sáng và buổi chiều, Công ty quản lý đô thị cho xe phun nước trên một số đường phố chính, góp phần làm giảm bớt ô nhiễm môi trường.
Chính sự hình thành các khu công nghiệp, sự ra đời của các nhà máy, x í nghiệp, đã góp phần làm thay đổi nhanh bộ mặt đô thị; nâng cao vai trò của đô thị đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Thái Nguyên.
Tuy nhiên, do công suất hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp ngày một lớn; đời sống tiêu dùng của người dân ngày một cao, nên các chất thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và trong nhân dân ngày một nhiều, trong khi đó trang, thiết bị để xử lý chất thải còn hạn chế, nên môi trường Thành phố còn bị ô nhiễm nhiều.
Tiểu kết
Những thắng lợi giành được trên lĩnh vực xã hội từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (12/1986) đã chứng minh sự đúng đắn về đường lối; đặc biệt là sự phối, kết hợp giữa chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội của Đảng.
So với các huyện, thị khác trong tỉnh và so với các tỉnh miền núi phía Bắc, thành phố Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để ổn định, phát triển kinh tế và các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội (lao động-việc làm; thu nhập-đời sống; giáo dục; y tế và đô thị...), cùng với sự tiếp thu nhanh, nhạy của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố, mọi vấn đề xã hội ở giai đoạn từ 1986 đến 2002 ổn định, phát triển hơn trước rất nhiều. Bằng việc thúc đẩy kinh tế, mở mang ngành nghề, tranh thủ được sự ủng hộ của các cấp, ngành của và nhân dân, vấn đề lao động, việc làm, thu nhập của nhân dân Thành phố ngày một ổn định; sự nghiệp giáo dục được giữ vững và phát triển; vệ sinh môi trường ngày càng có nhiều tiến bộ; tiềm năng văn hoá được phát huy; hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển nhanh chóng. Những thành tựu đó chính là động lực thúc đẩy kinh tế Thành phố phát triển. Thành phố Thái Nguyên đã và đang phát huy thuận lợi đó để khẳng định rõ vị trí của mình.
Như vậy, tình hình xã hội thành phố Thái Nguyên đã ổn định và phát triển rất nhiều so với thời kỳ trước đổi mới. Thành phố Thái Nguyên không chi vận dụng đúng đắn chủ trương của Đảng về các vấn đề xã hội, chủ trương
thống nhất giữa mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu của chính sách xã hội, mà còn vận dụng sáng tạo, để khai thác tiềm năng, thế mạnh của Thành phố, nhất là trong lĩnh vực văn hoá-giáo dục, y tế...
Tuy nhiên, còn một số vấn đề, ở một số cơ sở đánh giá chưa thật đầy đủ, đúng đắn và phát huy chưa triệt để những thuận lợi đó, nên đã để lại những hạn chế nhất định: Mức chênh lệch giữa hộ giàu và hộ nghèo trong nhân dân còn nhiều và có xu hướng ngày càng tăng; tỷ lệ người thất nghiệp còn cao và vẫn luôn là nỗi bức xúc của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân Thành phố. Văn hoá, giáo dục, y tế... ở những nơi xa trung tâm Thành phố còn nhiều khó khăn, số học sinh ở các trường trung học phổ thông còn chênh lệch nhiều, ở các trường mầm non quy mô nhỏ đang phải học lớp ghép nhiều độ tuổi; vấn đề xây dựng và quản lý đô thị còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều, nhưng chưa đồng bộ và chưa thực sự hợp lý; vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo, làm cho cảnh quan đô thị kém khoa học và hấp dẫn.
Tệ nạn xã hội còn nhiều và diễn biến phức tạp. Nạn buôn bán và nghiện các chất ma tuý còn nhiều (gần 3000 người nghiện ma tuý) (so với các địa phương khác, đây là con số đáng lo ngại).
Để Thành phố phát triển toàn diện và bền vững cần tiếp tục gắn mọi hoạt động kinh tế với các vấn đề xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi giáo dục là mũi nhọn để nâng cao trình độ dân trí, có sự phỗi kết hợp chặt chẽ hơn giữa các loại hình đào tạo. Quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe và coi trọng công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh môi trường. Đặc biệt, phải đưa vấn đề bảo vệ môi trường và cánh quan đô thị tuyên truyền sâu rộng đến từng xóm, phố, để mỗi người dân ý thức được trách nhiệm của mình. Sự ô nhiễm môi trường ở một sô' cơ sở sản xuất và ở các khu phô' cần phải được xử lý kịp thời, nghiêm khắc.
Thành phố có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công tác văn hoá-thông tin, thể dục, thể thao. Do đó Thành phố cần có kế hoạch, biện pháp
vừa nâng cao, đa dạng hoá các loại hình hoạt động văn hoá, văng nghệ, thể dục, thể thao, vừa phải hướng công tác này vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, xây dựng đời sống văn hoá từ các gia đình, xóm phố.
Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm gắn với các dự án phát triển kinh tế-xã hội và theo hướng phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng, vừa tạo thêm được việc làm cho người lao động, vừa khai thác được tiềm năng của từng vùng, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm.
Để có thể hạn chế sự gia tăng về tệ nạn nghiện hút và tiêm chích ma tuý, bên cạch những biện pháp tuyên truyền phòng chống và tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, sắp xếp việc làm cho người nghiện ma tuý sau khi cai nghiện..., Thành phố cần phải tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp của các tổ chức xã hội với gia đình, nhà trường và từng cá nhân; coi trọng hem tới chất lượng của công tác thông tin tuyên truyền, tránh đơn điệu, khô cứng, nặng về hình thức; đồng thời có các cơ chế, chính sách động viên, khen thưởng kịp thời những đơn vị cá nhân làm tốt công tác này.
K Ế T LU Ậ N
1- L à một thành p h ố trẻ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
của tỉnh, thành phố Thái Nguyên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội. Trước hết về nội lực, Thành phố có cả một hệ thống cơ sở sản xuất công