0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ NHEO MỸ ICTALURUS PUNCTATUS (RAFINESQUE,1818) (Trang 51 -55 )

3. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3.2. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống

Tăng trưởng về khối lượng

Kết quả theo dõi tăng trưởng về khối lượng của cá nheo Mỹ trong thời gian thí nghiệm từ ngày 20/5 đến 04/7/2014 được thể hiện ở bảng 3.11 và hình 3.6.

Bảng 3.11: Khối lượng trung bình cá nheo Mỹ giai đoạn từ bột lên hương

Mật độ nuôi (con/lít)

Tăng trưởng về khối lượng (g)

Cá thả 15 ngày TN 30 ngày TN 45 ngày TN

Nghiệm thức 1 0,05±0,00 0,33 a ±0,061 1,00 a ±0,226 1,78 a ±0,369

Nghiệm thức 2 0,05±0,00 0,33 a ±0,059 0,80 b±0,219 1,54 b±0,347

Nghiệm thức 3 0,05±0,00 0,33 a ±0,055 0,79 b±0,246 1,38 b±0,298

Ghi chú: Nghiệm thức 1: 5 con/lít ; Nnghiệm thức 2: 10 con/lít; Nnghiệm thức 3: 15 con/lít.

Các chữ cái giống nhau trong cùng cột thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).

Khi bắt đầu bố trí thí nghiệm mới nở chiều dài khối lượng của cá là đồng đều. Kết quả tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá nuôi ở bảng 3.11 cho thấy, sau khi bố trí thí nghiệm 15 ngày, sự tăng trưởng về khối lượng ở các mật độ là tương đồng. Chứng tỏ ở giai đoạn đoạn đầu cá còn nhỏ mật độ chưa ảnh hưởng nhiều đến cá ương. 27.9 28.5 30.6 4.9 4.8 4.9 7.7 7.7 7.8 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Nhiệt độ Oxy PH

41

Kết quả theo dõi tăng trưởng sau 30 ngày ương nuôi cho thấy, tăng trưởng về khối lượng cao nhất vẫn ở NT1 (1,56±0,028g), so với NT2 (1,41±0,032g) và NT3 (1,26±0,032g) và khác biệt giữa các công thức mật độ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả trên cho thấy mật độ nuôi có ảnh hưởng đến tăng trưởng khối lượng của cá hương ở giai đoạn từ 30 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi (bảng 3.11).

Qua phân tích sử lý số liệu tăng trưởng về trọng lượng của cá nheo Mỹ từ bột lên hương giai đoạn:

- Lần cân đo 1 (15 ngày) các nghiệm thức không có sự sai khác.

- Lần cân đo 2 (30 ngày và 45 ngày) có sự sai khác NT1 với NT2 và NT3.

Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa mật độ và tốc độ tăng trưởng về khối lượng trung bình của cá nheo Mỹ khi ương nuôi từ cá bột lên cá Hương 45 ngày tuổi. Kết quả được thể hiện trong hình 3.6.

Hình 3.6: Tăng trưởng khối lượng trung bình cá giai đoạn từ bột lên hương

Tăng trưởng về chiều dài

Tăng trưởng về chiều dài của cá khi ương nuôi sau 30 và 45 ngày thí nghiệm có sự khác biệt rõ rệt giữa các mật độ nghiên cứu (bảng 3.12). Tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá khi ương nuôi bằng NT1 (5,93±1,13) cao hơn NT2 (5,56±0,20) và NT3 (5,28±0,19), sai khác giữa các công thức thí nghiệm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 0 10 20 30 40 50 Kh i l ư n g (g am )

Thời gian thí nghiệm (ngày)

Mật độ 5 con/lít Mật độ 10 con/lít Mật độ 15 con/lít

42

Bảng 3.12: Chiều dài trung bình cá nheo Mỹ giai đoạn từ bột lên hương Mật độ ương

(con/lít)

Chiều dài (cm)

Cá thả 15 ngày TN 30 ngày TN 45 ngày TN

Nghiệm thức 1 1,00±0,00 2,53 a±0,21 4,46 a±0,31 5,93 a±0,37 Nghiệm thức 2 1,00±0,00 2,47 a±0,20 4,23 b±0,30 5,56 b±0,43 Nghiệm thức 3 1,00±0,00 2,47 a±0,19 4,07 c ±0,28 5,28 b±0,45

Ghi chú: Nghiệm thức 1: 5 con/lít ; Nnghiệm thức 2: 10 con/lít; Nnghiệm thức 3: 15 con/lít.

Các chữ cái trong cùng cột khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa (p<0,05)

Qua phân tích sử lý số liệu tăng trưởng về chiều dài của cá nheo Mỹ từ bột lên hương giai đoạn:

-Lần cân đo 1 (15 ngày) các nghiệm thức không có sự sai khác do vậy trong thời gian 15 ngày đầu khi cá còn nhỏ ở 3 nghiệm thức mật độ trên chưa có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá.

-Lần cân đo 2 (30 ngày) các nghiệm thức đã có sự sai khác NT1 có chiều dài lớn nhất tiếp đến là NT2 và NT3.

-Lần cân đo 3 (45 ngày) các nghiệm thức NT2 và NT3 măc đù có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa còn NT1 có sự sai khác với NT2 và NT3.

Với các kết quả trên cho thấy: NT1 cho kết quả tăng trưởng chiều dài tốt nhất, kết quả thí nghiệm được thể hiện ở hình 3.7.

Hình 3.7: Tăng trưởng về chiều dài của cá nheo Mỹ ở 3 mật độ ương

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 0 15 30 45 60 C h iề u d ài ( cm )

Thời gian thí nghiệm (ngày)

Mật độ 15 con/lít Mật độ 10 con/lít Mật độ 5 con/lít

43

Tỷ lệ sống của cá nuôi

Tỷ lệ sống trung bình của cá nheo Mỹ khi ương nuôi từ cá bột lên hương là khác nhau giữa các nghiệm thức thí nghiệm về mật độ được thể hiện trong bảng 3.13.

Tỷ lệ sống của cá cao nhất khi trong quá trình ương cá từ bột lên hương là NT1 (90,0±0,7%), kế tiếp là NT2 (86,9±0,26%) và thấp nhất là NT3 (83,33±1,35%). Sự khác biệt này có thể do cá ương ở NT 1 mật độ cá ương trong bể thấp hơn và phù hợp hơn so với NT2 và NT3.

Bảng 3.13: Tỷ lệ sống của cá khi ương nuôi ở các mật độ khác nhau Mật độ nuôi Tỷ lệ sống (%)

Nghiệm thức 1 (5 con/lít ) 90,00 a ±0,70 Nghiệm thức 2 (10 con/lít) 86,90ab±0,26 Nghiệm thức 3 (15 con/lít ) 83,33 b ±1,35

Ghi chú: Các chữ cái trong cùng cột khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa (p<0,05)

Qua phân tích sử lý số liệu tỷ lệ sống của cá hương ở NT1 có tỷ lệ sống cao nhất và có sự sai khác với tỷ lệ sống của NT1 và NT3 tỷ lệ sống của NT1 và NT3 có sự sai khác không mang ý nghĩa.

Kết quả trên cho thấy nghiệm thức mật độ có ảnh hưởng lớn về tỷ lệ sống của cá nheo Mỹ khi ương nuôi từ giai đoạn cá bột lên cá hương (45 ngày tuổi) được minh họa ở biểu đồ hình 3.8.

44

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO CÁ NHEO MỸ ICTALURUS PUNCTATUS (RAFINESQUE,1818) (Trang 51 -55 )

×