3. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nuôi vỗ cá nheo Mỹ
3.1.1. Điều kiện môi trường nuôi vỗ
Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường sáng, chiều trong quá trình thí nghiệm nuôi vỗ cá nheo Mỹ được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Nhiệt độ nước, pH, ôxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm
Tháng
Chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ (°C) Ô xy (mg/l) pH
Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều
1 18,4±1,02 19,8±109 3,3±0,19 3,6±0,23 7,3±0,16 7,5±0,15
2 19,7±1,28 20,7±1,52 3,3±0,19 3,6±0,23 7,4±0,12 7,6±0,10
3 21,7±1,46 22,8±1,45 3,2±0,24 3,5±0,30 7,4±0,18 7,7±0,14
4 25,0±1,01 26,8±1,18 3,2±0,24 3,5±0,29 7,3±0,33 7,6±0,35
Qua kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường trong thời gian nuôi vỗ cá nheo Mỹ, nhiệt độ nước trung bình thấp nhất ở tháng 1 nhiệt độ dao động trong khoảng 18,4 – 19,8oC, sau đó nhiệt độ nước tăng dần theo các tháng nuôi và đạt mức cao nhất ở tháng cuối của thời gian nuôi vỗ nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 25oC đến 26,8 oC, đây cũng chính là thời gian cá nheo Mỹ thành thục sinh dục.
Hàm lượng ôxy hòa tan dao động từ 3,2 đến 3,6 mg/l, pH dao động từ 7,3 đến 7,6. Kết quả theo dõi cho thấy các yếu tố môi trường luôn nằm trong khoảng giới hạn cho phép, phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cá nheo Mỹ.
29
Hình 3.1: Diễn biến môi trường nước ao trong thời gian nuôi vỗ
3.1.2. Tăng trưởng của cá bố mẹ trong thời gian nuôi vỗ
Tăng trưởng về chiều dài
Kết quả nuôi vỗ bằng các nghiệm thức thức ăn khác nhau cho thấy cho thấy sự tăng trưởng khác nhau được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kết quả tăng trưởng về chiều dài Thời gian nuôi vỗ
thành thục
Số
mẫu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
Tháng 2/2014 30 55,93 ± 2,98 56,47 ± 2,98 57,16 ± 3,06
Tháng 3/2014 30 58,22 ± 2,42 59,94 ± 2,00 61,46 ± 2,83
Tháng 4/2014 30 59,99 ± 1,97 62,08 ± 1,80 63,18 ± 1,70
Ghi chú: Nghiệm thức 1: thức ăn có hàm lượng protein là 25%; Nghiệm thức2: thức ăn có hàm lượng protein 30%; Nghiệm thức 3: thức ăn có hàm lượng protein 35%.
Qua kết quả ở bảng 3.2 và biểu đồ tăng trưởng chiều dài cá nheo Mỹ ở hình 3.2 cho thấy trong quá trình nuôi vỗ việc sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao cho cá sinh trưởng và phát triển về chiều dài tốt hơn so với việc sử dụng thức ăn có hàm lượng protein thấp, cụ thể:
(0C) (mg/l)
30
Hình 3.2: Tăng trưởng chiều dài của cá nheo Mỹ
Chiều dài cá đo được sau nuôi vỗ ở NT3 có số đo dài nhất là 63,18 cm; tiếp theo là NT2 (62,08cm) và NT1 (59,99cm)
Tăng trưởng về khối lượng
Trong thời gian nuôi vỗ ở mỗi nghiệm thức hàng tháng có sự sinh trưởng khác nhau về khối lượng kết quả đó được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Kết quả tăng trưởng về khối lượng Thời gian nuôi
vỗ thành thục
Số
mẫu Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
Tháng 1/2014 30 2.172,22 ± 220,05 2.173,33 ± 199,94 2.174,44 ± 199,16 Tháng 2/2014 30 2.255,56 ± 258,18 2.607,78± 217,47 2.677,78 ± 207,10 Tháng 3/2014 30 2.840,00 ± 224,52 2.953,33 ± 175,64 3.065,56 ± 175,32 Tháng 4/2014 30 2.954,44 ± 152,33 3.162,22 ± 169,79 3.287,78 ± 172,03
Cũng như quá trình tăng trưởng và phát triển về chiều dài trong quá trình nuôi vỗ thành thục cá nheo Mỹ. Hàm lượng protein ảnh hưởng đến quá trình tích lũy, tăng trưởng về khối lượng (Nghiệm thức 1:2954,44 g, Nghiệm thức 2: 3162,22 g, Nghiệm thức 3: 3287,78 g). 52.00 54.00 56.00 58.00 60.00 62.00 64.00 0 1 2 3 4 5 C h iề u d à i (c m ) Tháng Đồ thị chiều dài Nghiệm Thức 1 Nghiệm Thức 2 Nghiệm Thức 3
31
Kết quả tăng trưởng về khối lượng trong quá trình nuôi vỗ thành thục cá nheo Mỹ được minh họa ở đồ thị hình 3.3.
Hình 3.3: Tăng trưởng khối lượng của cá nuôi vỗ bằng nghiệm thức thức ăn
3.1.3. Tỷ lệ thành thục, hệ số thành thục và sức sinh sản của cá nheo Mỹ
Hệ số thành thục và mùa vụ sinh sản
Hệ số thành thục của cá nheo Mỹ được nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2014. Kết quả theo dõi hệ số thành thục được trình bầy ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Hệ số thành thục của cá nheo Mỹ (tháng 1- 6 năm 2014)
Tháng Số mẫu phân tích Khối lượng cá (g) Hệ số thành thục (%)
1/2014 30 1.650,0 ±227,31 3,77 ± 0,24 2/2014 30 1.766,0 ± 230,9 4,28 ± 0,2 3/2014 30 2.066,0 ± 207,9 5,13 ± 0,32 4/2014 30 2.523,0 ± 220 10,57 ± 0,76 5/2014 30 3.500,0 ± 333,3 14,03 ± 0,56 6/2014 30 3.224,3 ± 207,2 10,42 ± 0,64
Hệ số thành thục của cá nheo Mỹ tăng từ tháng 1 đến tháng 4 và đạt cao nhất vào tháng 5 sang tháng 6. Kết quả hệ số thành thục được minh họa ở hình 3.4.
0.00 500.00 1000.00 1500.00 2000.00 2500.00 3000.00 3500.00 0 2 4 6 K h ố i lư ợ n g ( g a m ) Tháng Đồ thị khối lượng Nghiệm Thức 1 Nghiệm Thức 2 Nghiệm Thức 3
32
Hình 3.4: Hệ số thành thục của cá nheo Mỹ năm 2014
Qua bảng 3.5 và hình 3.4 cho thấy hệ số thành thục của cá nheo Mỹ tăng dần từ tháng 1 đến tháng 5 và đạt cao nhất vào tháng 5 (tháng 1 là 3,77% và tháng 5 là 14,3% từ tháng 6 hệ số thành thục giảm xuống 10,66%). Với kết quả trên cho thấy mùa vụ sinh sản của cá nheo Mỹ từ tháng 4 đến tháng 6 và tập trung vào tháng 5 kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu hệ số thành thục năm 2013 của (Nguyễn Anh Hiếu và ctv. 2014).
Căn cứ vào kết quả xác định hệ số thành thục để xác định được mùa vụ sinh sản của cá nheo Mỹ từ đó các nhà khoa học kỹ thuật xác định mùa vụ để nuôi vỗ.
Sức sinh sản của cá nheo Mỹ
Bảng 3.5: Sức sinh sản của cá Nheo Mỹ
Chỉ tiêu Khối lượng cá
(kg)
Sức sinh sản tuyệt đối
(trứng)
Sức sinh sản tương đối
(trứng/ kg cá cái)
TB 2,5 ± 0,75 17.121 ± 5.600,17 6.874,06 ± 691,48
Min 1,5 9.297 5258,7
Max 4,5 30.820 7.832,90
Kết quả về sức sinh sản thực tế trong nghiên cứu này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Hunter và Dupree năm 1984 (6.000 - 8.000 trứng/kg cá cái).
Xác định sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối của cá nheo Mỹ thông qua việc giải phẫu cá cái để thu buồng trứng giai đoạn IV và đếm số lượng trứng ở 30 cá thể thu được kết quả trình bầy ở bảng 3.5 (trích dẫn từ phụ lục).
0 2 4 6 8 10 12 14 16 1/2014 2/2014 3/2014 4/2014 5/2014 6/2014 H ệ s ố t h àn h t h ụ c (% ) Tháng
33
Theo bảng trên cá nheo Mỹ là loài có sức sinh sản khá cao trong điều kiện nuôi vỗ nhân tạo.
Sức sinh sản tuyệt đối cá nheo Mỹ với khối lượng từ 1,5 - 4,5 kg dao động từ 9.297 – 30.820 quả trứng.
Cá cỡ trung bình 2,5 kg sức sinh sản tuyệt đối là 17.121 quả trứng.
Sức sinh sản tương đối là 5.258,7 – 7.832,9 trứng/kg cá cái (trung bình 6874 trứng/kg cá cái).
So sánh sức sinh sản tương đối của cá nheo Mỹ với các đối tượng cá da trơn khác, như cá lăng chấm sức sinh sản tương đối là (3.548 – 14.882 trứng/kg) (Ngô Vương Hiếu Tính, 2001), cá tra 130.000 – 150.000 (trứng/kg) (Nguyễn Văn Kiểm, 1996) thì sức sinh sản của cá nheo Mỹ thấp hơn nhiều. Điều này có thể được giải thích là do cá nheo Mỹ có kích thước trứng lớn
Tỷ lệ thành thục của cá nheo Mỹ
Cũng như một số loài cá khác, trong quá trình thành thục cá phải trải qua giai đoạn các tế bào sinh dục tích lũy về chất, trong giai đoạn này cá cần phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển tuyến sinh dục (Nguyễn Tường Anh, 1999).
Kết quả cho thấy cá nheo Mỹ có khả năng thành thục cao khi được nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein tổng số cao. Tỷ lệ thành thục cao nhất khi nuôi bằng thức ăn 35% protein (82,67%), tiếp theo là thức ăn 30% protein (81,33%) và 25% protein (76,33%). Tuy có sự chênh lệch về tỷ lệ thành thục của cá nhưng sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nuôi vỗ bằng các NT thức ăn được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ bằng các loại thức ăn
Nghiệm thức thức ăn TN1 (%) TN 2 (%) TN 3 (%) Trung bình (%) TA1: 25% protein 76 74 79 76,33b± 2,52 TA2: 30% protein 80 80 84 81,33a±2,31 TA3: 35% protein 80 84 84 82,67a±2,31
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện các số liệu không có sai
34
Từ kết quả thí nghiệm và phân tích trong bảng 5 cho thấy với thức ăn có hàm lượng protein 25% tỷ lệ thành thục thấp nhất (76,33%) Tỷ lệ cá thành thục cao nhất là thức ăn có hàm lượng protein 35% là (82,7%).
Trong thực tế sản xuất không nên sử dụng thức ăn có hàm lượng protein thấp để nuôi vỗ, có thể dùng thức ăn có hàm lượng protein 30% tỷ lệ thành thục (81,33%) nuôi vỗ để giảm được chi phí thức ăn.
3.2. Kết quả sinh sản, ấp trứng và theo dõi phát triển phôi cá nheo Mỹ
3.2.1. Kỹ thuật kích thích sinh sản nhân tạo
Thí nghiệm đã tiến hành thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo 3 đợt.
Trong điều kiện nhiệt độ nước 25- 30,50C, cá cái hiệu ứng với hormone kích dục và rụng trứng sau khi tiêm liều quyết định 20-28 giờ.
Kết quả kích thích sinh sảnnhân tạo cá nheo Mỹ được thể hiện ở bảng 3.7.
Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo được trình bày ở bảng 3.7 cho thấy, khi tiêm bằng công thức NT2 tỷ lệ rụng trứng đạt cao nhất, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các chỉ tiêu thu được ở công thức NT2 như: Tỷ lệ cá rụng trứng đạt 80,03 %; với NT1 và NT4 tỷ lệ rụng trứng thấp trung bình đạt từ 57,20– 61,00 %.
Bảng 3.7: Kết quả kích thích sinh sản nhân tạo cá nheo Mỹ cái năm 2014
Nghiệm thức Tỷ lệ cá cái rụng trứng (%) Sức sinh sản thực tế (trứng/kg cá cái) Nghiệm thức 1 61,00 b ±9,53 6469,0b±64 Nghiệm thức 2 80,03a ± 4,42 7514,3a±164 Nghiệm thức 3 70,07ab±6,65 6367,3b±229 Nghiệm thức 4 57,20b±6,71 7254,8a±220 Ghi chú:
Nghiệm thức 1: 120 g LHRHa + 5 mg DOM/kg cá cái; Nghiệm thức 2: 150 g LHRHa + 5 mg DOM/kg cá cái; Nghiệm thức 3: 180 g LHRHa + 5 mg DOM/kg cá cái;
Nghiệm thức 4: 1.500 IU HCG + 5 mg DOM/kg cá cái.
Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện các số liệu có sai khác ý nghĩa thống kê (p<0,05).
35
3.2.2. Kết quả ấp trứng và theo dõi sự phát triển của phôi
Ở nhiệt độ 28 - 30°C, phôi nở sau 106 - 110 giờ ấp, ngắn hơn ấp ở nhiệt độ 25,5 - 28°C thời gian ấp trứng 130 – 135 giờ (Nguyễn Anh Hiếu và ctv., 2014). Nếu so sánh với một số loài cá da trơn khác như cá chiên, cá lăng chấm thì thời gian ấp trứng của cá nheo Mỹ kéo dài hơn. cá lăng chấm ở nhiệt độ 26 - 29°C, thời gian ấp trứng là 60 giờ (Nguyễn Đức Tuân, 2006); cá chiên ở nhiệt độ 23,5-26,80C, thời gian ấp trứng là 20 giờ (Nguyễn Anh Hiếu và ctv., 2008).
Trong quá trình ấp trứng được ấp ở trong nhà nhiệt độ luôn ổn định từ 25,5 - 280C
Kết quả thử nghiệm ấp trứng
Kết quả thử nghiệm phương pháp ấp trứng (bảng 3.8) cho thấy ấp trong bình Weis cho hiệu quả cao nhất về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở (91,85% và 70,77%). Sự sai khác giữa hình thức ấp trong bình Weis với ấp bằng khay ấp chuyên dụng tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở có ý nghĩa thống kê (p<0,05), điều này chứng tỏ tính ưu việt của dụng cụ ấp này khi sản xuất giống cá nheo Mỹ.
Qua nghiên cứu thí nghiệm giữa 2 hình thức ấp có sự sai khác nguyên nhân chính là do trứng cá nheo Mỹ là trứng bán trôi nổi, có xoang trương nước lớn sau khi thụ tinh nên nhẹ và có thê nổi khi có tác động của dòng nước chảy. Vì vậy khi ấp trong bình Weis phôi luôn được đảo đều và ngăn cản sự tiếp xúc giữa những phôi hỏng với những phôi phát triển tốt. Khi ấp bằng khay thì trứng sẽ không được đảo đều dẫn đến khả năng trao đổi ôxy kém mặt khác một số trứng hỏng (không thụ tinh) khi tiếp xúc sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các trứng khác. Kết quả thử nghiệm ấp trứng cá nheo Mỹ được trình bầy ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Kết quả ấp trứng nheo Mỹ Hình thức ấp Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Tỷ lệ dị hình (%) Tỷ lệ ra bột (%) Bình Weis 91,85a ±1,27 70,78a±1,39 1,23a±0,39 69,91a±0,014 Khay 70,83b±3,04 50,7b±5,41 2,6b±0,76 40,11b±0,054
Ghi chú: Các chữ cái giống nhau trong cùng một cột thể hiện các số liệu không có sai khác ý
36
Như vậy kết quả thí nghiệm ấp trứng cá nheo Mỹ trong bình Weis cho tỷ lệ thụ tinh là 91,85%, tỷ lệ nở là 70,77%, tỷ lệ ra bột là 69,91%. cao hơn ấp trong khay nước chảy (tỷ lệ thụ tinh 70,83%, tỷ lệ nở 50,7%, tỷ lệ ra bột là 40,11%) . Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ dị hình đều cho kết quả tốt và tương đồng với các nghiên cứu cũng như thực nghiệm sản xuất cá nheo Mỹ ở các nước đã và đang di nhập nuôi loài cá này. Kết quả nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đức Tuân và ctv (2006) khi thí nghiệm sinh sản trên đối tượng cá da trơn khác (cá lăng chấm tỷ lệ thụ tinh 84,70%, tỷ lệ nở 72,47%) và nghiên cứu của Dorman (1993) trên cá nheo Mỹ.
Theo dõi sự phát triển của phôi
Trong quá trình ấp trứng ( theo dõi sự phát triển phôi của cá nheo Mỹ ) nhiệt độ luôn ổn định ở mức là (25,5- 28ºC). Quá trình quan sát, theo dõi sự phát triển phôi của cá nheo Mỹ được trình bày trong bảng 3.9.
Bảng 3.9: Sự phát triển của phôi cá nheo Mỹ ở nhiệt độ 25,5 - 280C Thời gian
(giờ)
Giai đoạn
phát triển Đặc điểm của phôi Ghi chú
0,0 Thụ tinh
nhân tạo
Sau khi thụ tinh nhân tạo khoảng 1h30’, trứng có màng trương nước.
10 Nhiều tế
bào
Qua nhiều lần phân cắt số tế bào tăng lên, kích thước của các tế bào không đều nhau .
23,0 Phôi dâu Có sự phân chia các tế bào thành các tế bào khác nhau xếp khít nhau quan sát trên kính hiển vi có sự phân cắt dọc, phân cắt ngang các tế
37
bào trồng chất ở phía trên noãn hoàng giống hình quả dâu.
29,0 Phôi nang
cao
Đĩa phôi phân chia không ngừng xếp thành từng lớp tế bào,trên đĩa phôi là một khối đặc có dạng bán cầu đó là thời kỹ phôi nang cao.
31,0 Phôi nang
thấp
Đĩa phôi phát triển thành một khối đặc phủ lên một phần khối noãn hoàng.
48,0 Phôi vị Đĩa phôi phát triển bao phủ quá nửa khối noãn hoàng.
53,0 Hình thành
thân phôi
Các tế bào phủ kín 4/5 khối noãn hoàng, xuất hiện một gờ nổi ở chính giữa của đĩa phôi.
60,0 Hình thành
dây sống
Toàn bộ phần thân phôi ôm sát khối noãn hoàng, bắt đầu hình thành dây sống vòng khoảng 2/3 khối noãn hoàng.
38
71,0 Bọc mắt
xuất hiện
Xuất hiện hai bọc mắt lồi ra, hình thành rõ dần, đuôi tách dần khỏi khối noãn hoàng.
74,0 Phôi bắt đầu cựa
Đuôi đã tách khỏi khối noãn hoàng và bắt đầu cử động nhẹ. 125,0 Cá chuẩn bị nở nở Toàn thân cử động mạnh và chuyển động quay tròn quanh lớp màng trứng
130,0 Cá nở Cá thoát ra khỏi trứng và bơi ra ngoài môi trường nước
Giai đoạn phân chia tế bào của cá nheo Mỹ trong khoảng 10 giờ trải qua nhiều lần phân cắt số tế bào tăng lên, kích thước của các tế bào không đều nhau . Phôi dâu xuất hiện khoảng 23 giờ, sau 29 đến 31 giờ xuất hiện phôi nang đĩa phôi phát triển thành một khối đặc phủ lên một phần khối noãn hoàng.
Thời gian 40 đến 48 giờ phôi vị hình thành đĩa phôi phát triển bao phủ quá nửa khối noãn hoàng. Thân phôi được hình thành sau 53 giờ các tế bào phủ kín 4/5 khối