Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng thóc và gạo gật trong chăn nuôi lợn nái và lợn con (Trang 50)

Lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tăng trưởng phát dục rất nhanh về cả khối lượng và thể chất. Đây là giai đoạn lợn con phụ thuộc gần như hoàn toàn vào sản lượng và chất lượng sữa mẹ. Như vậy nếu thay đổi khẩu phần ăn nó sẽảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn này. Kết quả

nghiên cứu về tăng trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm được trình bày trên bảng 3.4.

Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con (g/con/ngày)

Chỉ tiêu ĐVT

Lô thí nghiệm Chỉ số thống kê

Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V Lô VI SEM P

Số lợn con theo dõi con 72 72 67 65 74 65 - - Giai đoạn SS-21 ngày tuổi g/con/ ngày 212,38 a 205,24a 181,43ab 171,90ab 154,29b 151,90b 1,354 0,041 So sánh % 100 96,63 85,42 80,94 72,64 71,52 - - a, b, c

Các giá trị trong cùng một hàng có mũ mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy, tăng trưởng tuyệt đối của lợn con trong giai

đoạn bú sữa ở các lô thí nghiệm bị ảnh hưởng rõ rệt bởi khẩu phần ăn (P<0,05). Cụ

thể khi thay thế khẩu phần ăn ngô bằng thóc ở mức 75 và 100% cho kết quả tăng

trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày đạt thấp nhất (154,29

và 151,90 g/con/ngày), bằng khoảng 71,52 - 72,64% so với lô I (sử dụng 100% ngô)

có mức sinh trưởng tuyệt đối cao nhất (212,38 g/con/ngày). Đối với các lô còn lại

(thay thế từ 15 - 30 - 50% ngô bằng thóc), sinh trưởng tuyệt đối của các lô giảm dần (205,24; 181,43; 171,90 g/con/ngày theo thứ tự các lô tương ứng). Như vậy, mức thay thế ngô bằng thóc càng cao thì càng làm giảm sinh trưởng tuyệt đối của lợn con trong giai đoạn bú mẹ.

Chúng ta biết, khả năng sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh

đến 21 ngày tuổi rất mạnh, nó thể hiện bằng khả năng tăng khối lượng cơ thể. Sau khi đẻ ra một tuần khối lượng cơ thể tăng gấp 2 lần khối lượng sơ sinh. Tốc độ sinh trưởng của lợn con lớn nhất ở 21 ngày tuổi, sau đó giảm dần do ảnh hưởng của việc cung cấp dinh dưỡng sau đó lại tiếp tục phát triển nhanh. Mặt khác sau 21 ngày tuổi, lượng sắt trong máu lợn con thấp do lượng dự trữ trong gan đã hết, ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng của lợn con. Khả năng sinh trưởng có ảnh hưởng quyết

định tới khối lượng cai sữa và khối lượng xuất chuồng sau này. Sau khi được sinh ra khỏi cơ thể mẹ, lợn con phải trải qua 4 giai đoạn (bú sữa, thành thục, trưởng thành, già cỗi), trong đó giai đoạn bú sữa rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới khối lượng lợn

con lúc cai sữa. Vì thế nếu nuôi dưỡng tốt lợn con trong giai đoạn này sẽ làm tăng năng suất của lợn con lúc cai sữa và làm cơ sở cho quá trình sinh trưởng của lợn con ở những giai đoạn tiếp theo. Trong khuôn khổ thí nghiệm, bằng việc bổ sung thay thế lượng ngô bằng thóc trong khẩu phần ăn cho lợn mẹ có ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn bú sữa, đặc biệt khi thay thế hoàn toàn ngô bằng thóc.

Điều này cho thấy, việc thay thế ngô bằng thóc đã ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của thức ăn, mặc dù được cân đối về một số chỉ tiêu dinh dưỡng chính như

năng lượng, protein thô, chất khoáng và một số axit amin thiết yếu. Tuy nhiên, do

sử dụng thóc nghiền, nên tỷ lệ chất xơ đã tăng lên khá cao, giai đoạn chửa lượng chất xơ tăng từ 5,43 lên đến 8,11% và giai đoạn tiết sữa nuôi con tăng từ 5,27 lên

7,15% khi thay thế hoàn toàn ngô bằng thóc (Bảng 2.2 và 2.3). Có lẽ đây là yếu tố

quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của lợn nái và sinh trưởng của lợn

con.

3.1.4. Hiu qu s dng thc ăn trong chăn nuôi ln nái sinh sn

Hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn nái sinh sản được thể hiện bằng chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa. Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tổng hợp phản ánh sự nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, sức sống của lợn con và tốc độ

phát triển của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa. Mặt khác chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn

(TTTĂ) cho 1 kg lợn con lúc cai sữa còn phản ánh trình độ quản lý chăm sóc, nuôi

dưỡng của người chăn nuôi. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm thay thế khẩu phần ăn

ngô bằng thóc trong thức ăn của lợn nái nuôi con nhằm lựa chọn khẩu phần ăn thích hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi lợn nái. Điều này đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn trong điều kiện giá thức

ăn chăn nuôi còn khá cao mà nguồn gốc các nguyên liệu lại không rõ ràng, song song với vấn đề này là giải quyết vấn đề tồn kho thóc gạo quá lớn ở nước ta hiện

nay và trong những năm tới.

Kết quả đánh giá tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa được thể hiện ở

Bảng 3.5. Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa

Chỉ tiêu ĐVT Lô thí nghiệm Chỉ số thống

Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V Lô VI SEM P

Số lợn con theo dõi con 72 72 67 65 74 65 - -

Tổng KL lợn con cai sữa kg 59,58 a 61,65a 57,42b 47,04bc 53,27b 46,20c 3,942 0,041 Tổng TĂ tiêu tốn kg 328,6 335,3 334,3 338,8 335,3 335,5 6,935 0,946 Tiêu tốn TĂ/kg lợn con lúc cai sữa kg 5,52 ab 5,44b 5,82ab 7,20a 6,29ab 7,26a 0,458 0,021 Chi phí thức ăn (1000đ / kg) 39,95 b 40,51b 44,69ab 57,65ab 52,98ab 63,55a 3,364 0,004 a, b, c

Các giá trị trong cùng một hàng có mũ mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 3.5 cho thấy, lợn nái được nuôi bằng khẩu phần tương đối giống nhau cho nên tổng thức ăn tiêu tốn của các lô không có sự chênh lệch đáng kể, biến

động trong khoảng từ 328,6 kg/con (Lô I) đến 338,8kg/con (Lô IV). Tuy nhiên do

khối lượng lợn con cai sữa ở các lô không giống nhau nên tiêu tốn thức ăn/kg lợn

con lúc cai sữa có sự sai khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho ta thấy lượng thức ăn

tiêu tốn tính trên 1kg lợn con cai sữa lô VI (Lô sử dụng 100% thóc thay thế cho ngô) là lớn nhất (7,26 kg thức ăn), thấp nhất là lô II (5,44kg thức ăn/kg). Kết quả

xử lý thống kê cho thấy với P = 0,021 (P<0,05), chứng tỏ rằng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giữa một số lô thí nghiệm có sự sai khác. Trong đó, ở những lô thay

thế một phần ngô bằng thóc (Lô II, lô III) không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê

so với lô đối chứng (P≥0,05).

Tương tự như vậy, kết quả nghiên cứu về chi phí thức ăn cũng cho thấy, ở lô

VI (Thay thế 100% ngô bằng thóc) là cao nhất (63,55 nghìn đồng/kg), trong khi lô

đối chứng là thấp nhất chỉ là 39,95 nghìn đồng/kg. Các lô sử dụng khẩu phần thay

thế ngô bằng thóc có diễn biến tăng theo chiều tăng của tỷ lệ thóc sử dụng trong khẩu phần (Lần lượt theo thứ tự các lô II, III, IV và V là 40,51; 44,69; 57,35 và

Kết quả nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn/ kg lợn con cai sữa

cho thấy, việc sử dụng thóc thay thế ngô ở những tỷ lệ càng lớn thì càng làm cho

lợn con sinh trưởng chậm hơn, khối lượng cai sữa nhỏ hơn so với lô đối chứng và những lô sử dụng tỷ lệ thay thế thấp hơn. Mặt khác, đơn giá thóc ở thời điểm thí nghiệm khá cao, cao hơn so với ngô, cho nên chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa tăng lên so với lô đối chứng.

3.1.5. Kết qu v tình hình mc bnh tiêu chy ca ln con

Lợn con trong giai đoạn sơ sinh - 21 ngày rất dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể còn yếu. Có thể nói hội chứng tiêu chảy còn khá phổ biến trong các trang trại chăn nuôi lợn nái và các hộ chăn nuôi nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh đang hoành hành, thời tiết thay đổi thất thường gây thiệt hại kinh tế không nhỏ nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời và hiệu quả. Hiện nay tiêu chảy của lợn con trong giai đoạn theo mẹ vẫn là một vấn đề nan giải đối với ngành chăn nuôi lợn nước ta.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy của lợn con rất đa dạng: Do mẹ mất sữa, do thay đổi thức ăn đột ngột, do virus, vi khuẩn, độc tố nấm mốc, thời tiết khí hậu,

stress…Nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân chủ

yếu, trong đó vi khuẩn E.coli và Salmonella chiếm vai trò chủ đạo. Lợn con khi bị

tiêu chảy thì khả năng tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng kém, giảm khối lượng cơ

thể nhanh chóng do mất nhiều nước và rất dễ bị chết nếu không có phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời. Mặt khác sau khi điều trị khỏi tốc độ sinh trưởng của lợn con cũng sẽ bị giảm hơn so với những con không bị tiêu chảy do chức năng sinh lý của niêm mạc ruột non bị tổn thương, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ít nhiều cũng bị hạn chế. Tất cả những điều này đã làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi do

phải tăng chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y… Kết quả theo dõi tình hình bệnh tiêu

Bảng 3.6. Tình hình mắc bệnh phân trắng của lợn con

Ch tiêu ĐVT Lô thí nghim Ch s thng Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V Lô VI SEM P

1.Số lợn con theo dõi con 72 72 67 65 74 65 - - 2.Số lợn con mắc bệnh phân trắng con 15 17 18 13 13 19 2,135 0,451 3.Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng % 20,83 23,61 26,86 20,00 17,56 29,23 - - 4.Số con điều trị khỏi lần 1 con 11 15 17 12 13 17 3,673 0,278 5.Tỷ lệđiều trị khỏi lần 1 % 72,72 86,66 94,11 92,30 100 89,47 - - 6.Số con điều trị khỏi lần 2 con 3 2 1 1 0 1 - - 7.Tỷ lệđiều trị khỏi lần 2 % 66,67 100 100 100 - 100 - -

Qua kết quả bảng 3.6 cho ta thấy, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng của lợn con thí

nghiệm biến động trong khoảng từ 17,56% (Lô IV) đến 29,23% (Lô VI). Có thể

nói tỷ lệ mắc bệnh phân trắng của lợn con ở các lô thí nghiệm không có sự biến

động lớn giữa các lô thí nghiệm với P ≥ 0,05). Điều này cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh phân trắng không chịu ảnh hưởng của khẩu phần ăn thay thế ngô bằng thóc cho lợn mẹ, mà chủ yếu là những yếu tố chung đối với bệnh này gây ra như việc nhiễm khuẩn từ chuồng trại chăn nuôi, sự thay đổi của thời tiết khí hậu, tình trạng vệ sinh chuồng trại …

Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh giữa các lô cũng không có sự sai khác. Vì lợn mắc bệnh được sử dụng thuốc Enrotril.50 để điều trị. Đây là thuốc có hoạt dược kháng

sinh Enrofloxacine do công ty thuốc thú y HanVet sản xuất có khả năng đặc trị bệnh

phân trắng lợn con cao. Mặt khác lợn thí nghiệm của chúng tôi được tiêm phòng

vacxin đầy đủ và công tác chăm sóc nuôi dưỡng cũng như vệ sinh chuồng trại tốt

nên lợn thí nghiệm này ngoài mắc bệnh phân trắng thì chúng không bị mắc bệnh nào khác.

3.2. Hiệu quả sử dụng của gạo lật trong chăn nuôi lợn con sau cai sữa.

Việc sử dụng gạo lật để thay thế ngô trong khẩu phần được tiến hành trên

tổng số 180 lợn con được phân ngẫu nhiên thành 5 lô, bố trí theo phương pháp ngẫu

nhiên hoàn toàn, mỗi lô có 36 con, được nuôi trong 3 ô chuồng (12 con/ô), mỗi ô

được coi như một lần lặp lại. Lợn ở lô I (ĐC) được ăn khẩu phần trong đó nguồn thức ăn giàu năng lượng là ngô. Ở các lô II, III, IV và V lợn được ăn khẩu phần,

trong đó ngô được thay thế bằng gạo lật ở các tỷ lệ: 25%; 50%; 75% và 100% (tính

theo giá trị năng lượng). Các chỉ tiêu nghiên cứu chính bao gồm tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng của lợn con, tình hình nhiễm bệnh và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn

con.

3.2.1. Kết qu nghiên cu v t l nuôi sng ca ln con thí nghim

Bảng 3.7. Kết quả theo dõi về chỉ tiêu nuôi sống của lợn con thí nghiệm

Ch tiêu ĐVT Lô thí nghim Ch s thng kê

Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V SEM P

1.Số con đầu kỳ Con 36 36 36 36 36 - -

2.Số con cuối kỳ Con 35 34 34 35 36 - -

3.Tỷ lệ nuôi sống % 97,22 94,44 94,44 97,22 100 4,199 0,893

Qua bảng 3.7 cho ta thấy tỷ lệ sống của lợn con thí nghiệm ở tất cả các lô khá cao và tương đương nhau. Lô có tỷ lệ nuôi sống cao nhất là lô VI (Sử dụng

100% gạo lật) lên đến 100%; lô có tỷ lệ nuôi sống thấp nhất là lô II, III cùng mức

(94,44%). Đánh giá chung, tỷ lệ nuôi sống lợn con tương đối cao vì lợn thí nghiệm

đã được tiêm đầy đủ các loại vacxin để phòng chống các bệnh truyền nhiễm như

vacxin dịch tả cho lợn 30 ngày tuổi, vacxin tụ dấu cho lợn có ngày tuổi 45 – 50

ngày, vacxin lở mồm long móng và sử dụng thuốc tẩy giun sán cho lợn con. Mặc dù

có khác nhau về tỷ lệ nuôi sống ở một số lô, nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P ≥0,05), điều này chứng tỏ việc sử dụng khẩu phần thay thế ngô bằng gạo lật không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống lợn con.

3.2.2. Sinh trưởng ca ln con thí nghim

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của lợn được trình bày tại bảng 3.8; bảng 3.9 và biểu đồ minh họa sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm.

Bảng 3.8. Khối lượng của lợn con thí nghiệm qua các kỳ cân

Chỉ tiêu ĐVT Lô thí nghiệm Chỉ số

thống kê

Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V SEM P

Số lợn con theo dõi Con 36 36 36 36 36 - - 1.Khối lượng lúc bắt đầu TN kg/con 6,63 6,46 6,71 6,73 6,48 0,162 0,028 2.Khối lượng lúc 35 ngày tuổi kg/con 10,89 b 11,52ab 11,78ab 12,1a 11,65ab 0,235 0,032 3.Khối lượng lúc 49 ngày tuổi kg/con 15,75 b 16,88ab 16,94ab 17,54a 17,40a 0,319 0,019 4.Khối lượng lúc kết thúc kg/con 20,61 b 22,24ab 22,09ab 22,98a 23,16a 0,669 0,045 So sánh % 100 107,91 107,18 111,50 112,37 - - a, b, c

Các giá trị trong cùng một hàng có mũ mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu bảng 3.8 cho thấy khối lượng lợn lúc bắt đầu thí nghiệm là tương đương nhau (Từ 6,46 – 6,73 kg/con, P≥0,05) vì lợn thí nghiệm được lựa

chọn đồng đều về giống và khối lượng để thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm,

khối lượng lợn có sự biến động khác nhau. Khối lượng lúc 35 ngày tuổi cao nhất là

lô IV (12,1 kg/con), thấp nhất là lô I (10,89 kg/con). Khối lượng lúc 49 ngày tuổi

cao nhất là lô IV (17,54 kg/con), thấp nhất vẫn là lô I (15,75 kg/con).

Đến giai đoạn kết thúc thí nghiệm (60 ngày tuổi), khối lượng lợn tăng mạnh. Khối lượng của lợn thí nghiệm ở lô V (Thay thế 100% ngô bằng gạo lật) đạt cao

nhất 23,16 kg/con và thấp nhất ở lô I sử dụng 100% ngô chỉ đạt 20,61 kg/con. Sự

khác nhau này lên đến 12,37%. Ở các lô thí nghiệm khác thay thế gạo lật bằng ngô

với các tỷ lệ 25%; 50% và 75 % (Tương ứng các lô II; III và IV), khối lượng lợn con

lúc kết thúc thí nghiệm lần lượt là 22,24; 22,09 và 22,98 kg/con. Nếu so với lô I (sử

dụng 100% ngô) khối lượng lợn con cao hơn từ 7,18 – 11,50%. Như vậy, kết quả thí

nghiệm cho thấy gạo lật có ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con giai đoạn từ cai

sữa đến lúc 60 ngày tuổi một cách tích cực rõ ràng. Khi thay thế ngô bằng gạo lật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng thóc và gạo gật trong chăn nuôi lợn nái và lợn con (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)