Thí nghiệm 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng thóc và gạo gật trong chăn nuôi lợn nái và lợn con (Trang 42)

- Số con đẻ ra còn sống /ổ: Là tổng số con đẻ ra còn sống trên nái, trừ những

con nặng dưới 0,5kg.

- Số con sống đến 24h/ổ: Là số con còn sống kể từ lúc sơ sinh cho đến 24h,

đồng thời đây cũng là số con để nuôi của thí nghiệm.

- Số con cai sữa/ổ (21 ngày tuổi) : Là số con của toàn ổ sống đến cai sữa. - Tỷ lệ nuôi sống đến khi cai sữa (%): Là số con còn sống đến cai sữa/ số con

để nuôi (số con sống đến 24h).

- Khối lượng sơ sinh /con: Là khối lượng của lợn con sau khi lợn mẹđẻ ra đã

được lau khô cắt rốn, chưa cho bú sữa đầu, được xác định bằng cân cá thể.

- Khối lượng sơ sinh /ổ: Là tổng khối lượng của toàn ổ lợn sau khi lợn mẹđẻ

ra đã được lau khô cắt rốn, chưa cho bú sữa đầu.

- Khối lượng cai sữa/con (21 ngày tuổi): Là khối lượng lợn con lúc cai sữa,

được xác định bằng cách cân cá thể từng con.

- Khối lượng cai sữa/ổ: Là tổng khối lượng lợn con lúc cai sữa/ổ.

- Tỷ lệ hao mòn của lợn nái: Là tỷ lệ P lợn lúc sau đẻ 24h – P lợn cai sữa/ p

llownj lúc sau đẻ 24h.

- Thời gian động dục trở lại: Là thời gian từ khi cai sữa lợn con đến khi lợn mẹ xuất hiện các dấu hiệu động dục trở lại.

- Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng thức ăn: Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa; Chi phí thức ăn/kg lợn con lúc cai sữa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng thóc và gạo gật trong chăn nuôi lợn nái và lợn con (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)