Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái sinh sả n:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng thóc và gạo gật trong chăn nuôi lợn nái và lợn con (Trang 44)

Chỉ tiêu ĐVT Lô thí nghiệm Chỉ số thống

Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V Lô VI SEM P

Số lợn nái theo dõi con 6 6 6 6 6 6 - -

Số lợn nái có chửa con 6 6 6 6 6 6 - - Tỷ lệ thụ thai % 100 100 100 100 100 100 - - KL nái lúc vừa đẻ Kg 259,3a 246,2a 235,8a 236,8a 242,0a 244,4a 10,35 0,489 KL nái lúc cai sữa Kg 241,8 226,2 217,5 218,2 221,8 219,9 9,85 0,362 Tỷ lệ hao mòn % 6,75b 8,12ab 7,76ab 7,85ab 8,34ab 10,02a 0,559 0,007 Thời gian động dục trở lại ngày 5,11 a 6,22a 5,27a 5,35a 6,29a 6,42a 1,32 0,689 a, b, c

Các giá trị trong cùng một hàng có mang các số mũ có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê

Qua bảng 3.1 cho ta thấy:

Khối lượng lúc vào đẻ ở các lô thí nghiệm không có sự sai khác thống kê

(P≥0,05) vì lợn thí nghiệm của chúng tôi được lựa chọn kỹ càng nên có độ đồng đều

về khối lượng và lứa đẻ (lợn nái có lứa đẻ từ thứ 2- lứa thứ 6).

Tỷ lệ hao mòn của lợn nái thí nghiệm trong thời gian tiết sữa nuôi con có sự

khác biệt giữa lô thí nghiệm thay thế ngô bằng thóc trong khẩu phần. Tỷ lệ hao mòn

cao nhất là lô VI (thay 100% ngô bằng thóc) lên đến 10,02%, thấp nhất là lô I (sử

dụng 100% ngô) chỉ là 6,75 %. Ở các lô thay thế lượng thóc bằng ngô ở mức tương

đương nhau (8,12; 7,76; 7,85; 8,34 %). Sự khác nhau về tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ

khi nuôi bằng khẩu phần thay thế 100% ngô bằng thóc là có ý nghĩa thống kê (P<0,05), chứng tỏ rằng khi thay đổi khẩu phần ăn nó sẽ làm tỷ lệ hao mòn lợn mẹ

tăng lên. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với một số thí nghiệm khác: Theo

Trần Thị Minh Hoàng (2004) , tỷ lệ hao mòn trung bình của lợn nái trong thời gian

nuôi con là 15 – 16%, sự hao mòn của lợn nái thấp nhất ở lứa 1 sau đó tăng dần và

giảm ở lứa thứ 7. Theo Phạm Sỹ Tiệp (2010) [11] tỷ lệ hao mòn trung bình của lợn nái khi thay đổi tỷ lệ khô đậu tương là 14,29%.

Chúng ta biết, sự hao mòn của lợn nái ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái ở lứa tiếp theo. Sự hao mòn của lợn nái phụ thuộc vào thức ăn, số

con để nuôi, khả năng tiết sữa, thời gian nuôi con của lợn nái. Việc xác định chếđộ

dinh dưỡng thích hợp đối với lợn nái trong giai đoạn nuôi con là rất quan trọng, cần

đảm bảo để giảm tỷ lệ hao mòn, tăng khả năng tiết sữa, tăng số trứng rụng ở kỳ sau, từđó tăng các chỉ tiêu số con đẻ ra, số con cai sữa, mang lại hiệu quả cao trong chăn

nuôi. Chế độ ăn, mức năng lượng và lượng ăn vào trong thời gian nuôi con có ảnh

hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau khi cai sữa con. Khi tăng mức năng

lượng thì đồng thời cần tăng lysine ăn vào thì năng suất sữa của lợn mẹ sẽ tăng cao. Nếu chỉ tăng lysine mà không tăng năng lượng thì năng suất sữa sẽ giảm. Nếu cho lợn nái ăn với mức năng lượng cao và mức lysine cao thì tỷ lệ hao mòn ít, ngược lại cho ăn với mức năng lượng và lysine thấp thì tỷ lệ hao mòn cao (Nguyễn Khắc

Tích, 2002)[10]. Số con để nuôi càng nhiều thì tỷ lệ hao mòn càng lớn. Đểđảm bảo

sức khoẻ và khả năng sinh sản của lợn nái ở các lứa tiếp theo người ta thường để lại 8-10 con/ổ, định ra khẩu phần ăn thích hợp cho lợn nái. Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản việc giảm tỷ lệ hao mòn của lợn nái là vấn đề rất được quan tâm. Đã có

nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm các chế phẩm bổ sung trong thức ăn nhằm

giảm hao hụt của lợn nái trong thời gian nuôi con, góp phần nâng cao năng suất sinh

sản. Giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản. Cũng với mong muốn trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm thay đổi khẩu phần ăn ngô bằng thóc đểđánh giá năng suất sinh sản trong đó có chỉ tiêu tỷ lệ hao mòn lợn mẹ.

Thời gian động dục trở lại: Thời gian động dục trở lại của lợn nái phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn và tỷ lệ hao mòn của lợn nái. Tỷ lệ hao mòn của lợn nái trong thời gian nuôi con có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian động dục trở lại của lợn nái sau cai sữa con. Nếu lợn mẹ hao mòn dưới 15 kg thì thời gian động dục trở lại trong vòng 10 ngày, còn hao mòn từ 22- 35 kg thì thời gian động dục trở lại là 15- 20 ngày. Ngoài ra thời gian động dục trở lại của lợn nái còn phụ thuộc vào chếđộ cho

ăn. Với khẩu phần ăn 7kg thức ăn/ngày thì thời gian động dục trở lại là 5,5 ngày so

với 8 ngày khi cho ăn 3kg/ngày trong thời gian nuôi con (Võ Trọng Hốt và cộng sự,

2000) [3]. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.1 cho thấy, thời gian động dục trở lại của lợn nái giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P≥0,05). Lô đối chứng thời gian động dục trở lại của lợn

lần lượt là 6,22; 5,27; 5,35; 6,29; 6,42 ngày. Như vậy việc thay thế ngô bằng thóc

trong khẩu phần ăn của lợn nái nuôi con không ảnh hưởng đến thời gian động dục

trở lại của lợn nái.

Một số tác giả cho rằng thời gian cai sữa và thời gian động dục trở lại ở lợn

nái có mối tương quan nghịch. Thời gian cho con bú càng dài thì thời gian động dục

trở lại càng ngắn. Có thể thời gian cho bú càng dài thì cơ quan sinh sản có thời gian phục hồi tốt hơn, đặc biệt là buồng trứng. Thời gian động dục trở lại của lợn nái và thời gian nuôi con là hai trong những yếu tố cấu thành nên khoảng cách lứa đẻ.

Hiện nay, nhằm nâng cao khoảng cách lứa đẻ, người chăn nuôi đã áp dụng các biện

pháp cai sữa sớm cho lợn con ở 21 và 28 ngày tuổi và cho nái ăn theo chế độ phù

hợp nhằm rút ngắn thời gian động dục trở lại.

3.1.2. Mt s ch tiêu v s lượng ln con đẻ ra ca ln nái sinh sn

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thay thế thóc đối với nguồn thức

ăn cung cấp năng lượng truyền thống là ngô đối với chỉ tiêu số lượng lợn con đẻ/lứa của lợn nái thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số lượng lợn con đẻ/lứa của lợn nái

Chỉ tiêu ĐVT

Lô thí nghiệm Chỉ số thống kê Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V Lô VI SEM P 1. Số lợn nái theo

dõi Con 6 6 6 6 6 6

2. Số con đẻ ra/ổ Con 12,67a 12,83a 11,17a 12,00a 12,80a 11,00a 0,791 0,203 3. Số con sống sau 24 giờ Con/lứa 12,00 12,00 11,17 10,83 12,33 10,83 0,714 0,520 4. Số con sống đến 21 ngày Con/lứa 10,17a 10,67a 11,00a 9,33a 11,22a 10,00a 0,609 0,243 5. Tỷ lệ nuôi sống đến 21 ngày % 84,75 88,91 98,47 86,14 90,99 92,33 15,14 0,442

a, b, c Các giá trị trong cùng một hàng có mang các số mũ có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, số con đẻ ra/ổ của lợn nái lai F1 (Y × L) trong 6

lô thí nghiệm lần lượt là: 12,67; 12,83; 11,17; 12,00; 12,80; 11,00 con/ổ và không

có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đây là chỉ tiêu đánh giá số trứng rụng

chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái mang thai, phương pháp, phương thức phối giống.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thay thế ngô bằng thóc trong khẩu phần ăn cho

lợn nái chửa không ảnh hưởng đến số con đẻ/ổ. Theo Phùng Thị Vân và cộng tác

viên (1999) [11] cho biết lợn nái F1 (Y×L) có số con đẻ ra là 10,05 con/ổ. So với

kết quả của tác giả này, kết quả thu được của chúng tôi có phần cao hơn, do trong

thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành chọn lọc, đểđảm bảo yêu cầu thí nghiệm.

Đối với chỉ tiêu số con sống đến 24h: Chỉ tiêu này nói lên điều kiện nuôi dưỡng và kỹ thuật chăm sóc lợn mẹ trong giai đoạn mang thai. Số con đẻ ra đến 24h cũng là số con để nuôi của thí nghiệm. Số con đẻ ra thời điểm này ở các lô thí

nghiệm từ lô I đến lô VI lần lượt là: 12,00; 12,00; 11,17; 10,83; 12,33; 10,83 con/ổ.

Về mặt con số tuyệt đối, chỉ tiêu này có sự khác biệt đôi chút giữa các lô nhưng sự

sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều đó cho thấy, việc thay thế

ngô bằng thóc trong khẩu phần ăn cho lợn nái giai đoạn chửa không ảnh hưởng đến

chỉ tiêu số con còn sống đến 24 giờ sau đẻ.

Số con sống đến 21 ngày (Số con sống đến cai sữa) hay chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sức sống của lợn con trong giai

đoạn bú sữa mẹ, đánh giá về số lượng và chất lượng sữa của lợn nái nuôi con, về kỹ

thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái nuôi con của cơ sở và khả năng nuôi con của lợn mẹ. Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của các lô thí nghiệm từ

lô I đến lô VI lần lượt là: 84,75; 88,91; 98,47; 86,14; 90,99 và 92,33% và qua phân

tích thống kê thì chỉ số này giữa các lô không có sự sai khác (với P=0,442> 0,05).

Điều này cho thấy, việc thay thế ngô bằng thóc trong khẩu phần ăn cho lợn mẹ giai

đoạn chửa và nuôi con không ảnh hưởng nhiều đến sức sống của đàn con. Điều này có thể thấy, số lượng và chất lượng sữa của lợn mẹ tạo ra trong quá trình tiết sữa

nuôi con là tương đương nhau khi được nuôi bằng các khẩu phần thay thế ngô bằng

thóc trong điều kiện thí nghiệm được đảm bảo khá đồng nhất về chăm sóc, nuôi dưỡng và khả năng nuôi con của lợn mẹ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong thí nghiệm này có phần tương đương

với một số nghiên cứu khác: Theo Phạm Sĩ Tiệp (2010) [10] tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của lợn con là 90,04 ± 1,32% khi thay đổi tỷ lệ khô đậu tương cho lợn nái sinh

sản. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng (2009) [7] tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa là 91,9 ± 8,9% khi bổ sung các thức ăn giàu xơ cho lợn nái sinh sản.

3.1.3. nh hưởng ca t l thóc trong khu phn đến sinh trưởng ca ln con giai đon bú sa

3.1.3.1 Sinh trưởng tích lũy của lợn con theo mẹ

Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể, kích thước và thể tích tăng lên

được sau một thời gian sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu về khối lượng lợn con được trình bày tại bảng 3.3

Bảng 3.3. Khối lượng của lợn con thí nghiệm qua các kỳ cân

Chỉ tiêu ĐVT

Lô thí nghiệm Chỉ số thống kê

Lô I Lô II Lô III Lô IV Lô V Lô VI SEM P

1. Số lợn nái theo dõi Con 6 6 6 6 6 6 - - 2. Khối lượng sơ sinh / ổ kg/ổ 17,80 a 18,57a 15,66b 16,98ab 18,58a 15,66b 1,136 0,037 3. Khối lượng sơ sinh kg/con 1,40 1,47 1,41 1,43 1,45 1,43 0,060 0,708 4. Khối lượng 21 ngày tuổi /ổ kg/ổ 59,58 a 61,65a 57,42b 47,04bc 53,27b 46,20c 3,942 0,041 5. Khối lượng 21 ngày tuổi kg/con 5,86 a 5,78ab 5,22ab 5,04ab 4,77ab 4,62b 0,286 0,020 6. So sánh % 100 98,63 89,07 86,00 81,40 78,84 - - a, b, c

Các giá trị trong cùng một hàng có mũ mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua các số liệu về khối lượng của lợn con ở bảng 3.3 cho thấy khi thay đổi khẩu phần ăn ngô bằng thóc, khối lượng lợn con có sự thay đổi, cụ thể như sau:

Khối lượng sơ sinh/ổ: Là toàn bộ khối lượng lợn con được cân sau khi lợn

con đẻ ra và đã được chăm sóc hộ lý sau khi sinh, đặc biệt chưa cho bú sữa đầu.

Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, trình độ kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái mang thai… Số liệu thí nghiệm thu được cho thấy

khẩu phần ăn cho lợn nái giai đoạn có chửa sử dụng 100% ngô (Lô I) hoặc thay thế

15% ngô bằng thóc (Lô II) có ảnh hưởng lớn hơn đến khối lượng sơ sinh trên ổ so

với các khẩu phần có tỷ lệ thay thế khác từ 30; 50 và 75%. Cụ thể, ở lô I khối lượng sơ sinh trên ổ là 17,80 kg; của lô II là 18,57 kg, trong khi đó của lô VI thay thế

100% ngô bằng thóc có khối lượng sơ sinh trên ổ chỉ là 15,66 kg. Sự khác nhau

giữa những lô thí nghiệm này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của các lô II, III, IV và V cho thấy có sự biến động không theo quy luật, nhưng xu hướng chung là có sự ảnh hưởng nghịch đến khối lượng sơ sinh toàn ổ của các khẩu phần ăn được thay thế ngô bằng thóc. Điều này

cho thấy, nếu sử dụng khẩu phần có thay thế ngô bằng thóc ở mức 15% tổng mức

năng lượng của khẩu phần thì kết quả có xu hướng tốt hơn, nhưng nếu tỷ lệ thay thế

tăng lên trên mức này thì sẽ ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh toàn ổ. Nhìn toàn cục, kết quả nghiên cứu về khối lượng sơ sinh toàn ổ của chúng tôi cao hơn hẳn kết

quả của Bùi Thị Kim Dung (2008): Khối lượng sơ sinh/ổ là 11,6 ±1,6 kg/ổ. Sự sai

khác này có thể là do yếu tố thể trạng lợn mẹ gây ra. Tương tự như vậy, khối lượng

sơ sinh của lợn con cũng không có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê ở các lô thí

nghiệm (Từ 1,40 kg/con đến 1,53 kg/con) (P≥ 0,05).

Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (khối lượng cai sữa/ổ): Chỉ tiêu này cùng với số

lợn con cai sữa/nái/năm là những chỉ tiêu kinh tếđặc biệt quan trọng đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tố như giống, tuổi cai sữa, số con cai sữa/ổ ... Chỉ tiêu này làm nền tảng và điểm xuất phát cho sự

tăng trọng và phát triển sau này. Kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng 21 ngày

tuổi hay khối lượng cai sữa/ổ ở lô II (lô thay thế 15% tổng mức năng lượng của

khẩu phần bằng thóc) đạt cao nhất (61,65kg); thấp nhất ở lô VI (lô sử dụng 100%

thóc thay thế cho ngô) chỉ đạt 46,20 kg, các lô còn lại có khối lượng diễn biến cụ

thể như sau: Lô I đạt 59,58kg; lô III đạt 57,42kg; lô IV đạt 47,04kg; lô V đạt

53,27kg. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi

giữa lô I và II (sử dụng 100% và 85% tổng mức năng lượng là ngô) có sự sai khác

có ý nghĩa thống kê so với lô VI (sử dụng 100% tổng mức năng lượng là thóc) (P<0,05). Khi tăng tỷ lệ thóc sử dụng trong khẩu phần, khối lượng lúc 21 ngày tuổi

Như vậy với khẩu phần ăn khác nhau sẽ dẫn đến khối lượng cai sữa /ổ khác nhau, điều này chứng tỏ khi thay thế ngô bằng thóc sẽ làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹ, dẫn đến làm giảm khối lượng lợn con lúc cai sữa (21 ngày tuổi). So sánh với kết quả của một số tác giả khác, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương

đương: Phạm Sĩ Tiệp (2010) [10] khối lượng cai sữa/ổ là 62,08 ± 2,5 kg/ổ.

Đối với chỉ tiêu khối lượng 21 ngày tuổi/con (tương ứng là khối lượng cai

sữa/con): Chỉ tiêu này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển sau này của lợn

thí nghiệm. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào độ đồng đều của đàn con sơ sinh, tỷ lệ nuôi sống, độ đồng đều của đàn khi cai sữa và khối lượng cai sữa /ổ. Kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả sử dụng thóc và gạo gật trong chăn nuôi lợn nái và lợn con (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)