Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam thành phố Yên Bái (Trang 30 - 32)

C c tôn tn về khoản vay

2.3.1. Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng

Theo thời hạn cho vay

Bảng 2.1. Doanh số CVTD theo thời hạn cho vay giai đoạn 2012-2014

ơn vị:Triệu đồng Chỉ t u ăm C n l ch 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 324.443 27,0 434.952 30,6 563.006 30,8 110.509 34,1 128.054 29,4 Trung dài hạn 875.039 73,0 985.253 69,4 1.265.280 69,2 110.214 12,6 280.027 28,4 Doanh số CVTD 1.199.482 100,0 1.420.205 100,0 1.828.286 100,0 220.723 18,4 408.081 28,7

31

Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng của cá nhân tăng liên tục qua các năm. Trong đó, giá trị doanh số cho vay tiêu dùng trung dài hạn có tỷ trọng cao hơn cho vay ngắn hạn.

Trong chiến lược hoạt động kinh doanh, ngân hàng thường đầu tư vào cho vay ngắn hạn, vì đây là loại hình có thể sinh lời cao, vốn quay vòng nhanh, ít chịu rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Hơn nữa, các khoản vay ngắn hạn thường giúp khách hàng giải quyết những nhu cầu cấp bách, nên những sản phẩm này thường được họ lựa chọn hơn. o nắm bắt được đúng nhu cầu của khách hàng nên doanh số ngắn hạn ngày càng có chiều hướng tăng dần cả về tỷ trọng và giá trị doanh số cho vay. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn đạt 324.443 triệu đồng, chiếm 27% doanh số cho vay tiêu dùng của cá nhân. Năm 2013, doanh số cho vay tiêu dùng ngắn hạn đạt 424.952 triệu đồng chiếm 30,6% doanh số cho vay tiêu dùng tăng 34,1% so với năm 2012. Năm 2014 doanh số này tăng 29,4% so với năm trước, đạt 563.006 triệu đồng chiếm 30,8% trong doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân.Tỷ trọng doanh số CVTD ngắn hạn tăng lên qua các năm do nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do chiến lược của chi nhánh tập trung vào cho vay ngắn hạn nhiều hơn là cho vay dài hạn để có thể thu hồi vốn nhanh và tránh rủi ro. Nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế Việt Nam đã ổn định hơn trước nên nhu cầu có chất lượng sống tốt hơn của người dân tăng lên. Mà họ chưa có đủ tài chính để đáp ứng trong khi đó ngân hàng lại có nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu đó. ì vậy, doanh số CVTD của chi nhánh tăng qua các năm.

Ta thấy, tốc độ gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn vay trung và dài hạn. Như trong năm 2013 doanh số vay trung và dài hạn chỉ tăng thêm 12,6% so với năm 2012, nhưng doanh số vay ngắn hạn tăng đến 34,1%. ến năm 2014, tốc độ tăng doanh số vay trung và dài hạn lên 28,4% so với năm 2013, nhưng doanh số ngắn hạn tăng đến 29,4%. ì các khoản vay này phục vụ mua sắm vật dụng và tiêu dùng trong gia đình, nên tâm lý chung của khách hàng là sớm trả được nợ càng tốt. Thêm vào nữa, hạn mức tín dụng của ngắn hạn cũng tương đối phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng nên họ thường lựa chọn vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn. o tình hình khó khăn của nền kinh tế, ngân hàng thận trọng với các khoản cho vay trung và dài hạn, giảm cho vay trong sản xuất bằng cách đưa lãi suất cho vay tăng cao, khiến doanh nghiệp hoặc cá nhân khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để đầu tư dài hạn vì thế các khoản cho vay tiêu dùng ngắn hạn có quy định lãi suất nới lỏng hơn, các ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng cho vay với lãi suất cao hơn, do đó kích thích ngân hàng cho vay, doanh số cho vay sẽ lớn hơn. ây là dấu hiệu tốt trong việc đảm bảo bảo an toàn và mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh mặc dù trên địa bàn thành phố yên bái có nhiều ngân hàng quốc doanh, NHTM khác.

Tỷ trọng của doanh số trung và dài hạn thường cao hơn tỷ trọng của doanh số ngắn hạn do khách hàng phần lớn là cán bộ công chức, người lao động, trả nợ từ thu nhập hàng tháng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu đột xuất của khách hàng và bảo đảm bằng cầm cố các chứng từ có giá: trái phiếu, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Do xuất hiện nhu cầu chi tiêu trước khi các khoản tiết kiệm này đến hạn. ho vay trung và dài hạn mang về cho chi nhánh những khoản lợi nhuận đáng kể hơn từ tiền lãi thu về nên tỷ trọng trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao. Thời gian gần đây, doanh số trung và dài hạn vẫn tăng lên nhưng tỷ trọng của nó lại giảm xuống. Tuy cho vay trung và dài hạn có khoản lợi nhuận cao hơn nhưng mà cho vay trung và dài hạn lại rủi ro như nợ quá hạn và nợ khó thu hồi cao nên tỷ trọng trung và dài hạn giảm xuống. o đó, chi nhánh muốn tập trung vào các sản phẩm ngắn hạn, nhằm thu hồi vốn nhanh, hạn chế được nợ quá hạn và nợ khó thu hồi.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam thành phố Yên Bái (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)