Chính phủ cơ quan thực hiện quyền hành pháp

Một phần của tài liệu Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập hiến việt nam (Trang 70 - 71)

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội” [32, Điều 94]; Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam Chính phủ được thừa nhận là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Các quyền hạn cụ thể của Chính phủ được liệt kê trong các Điều 96 về nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ, Điều 98 nhiệm vụ quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Điều 99 quy định nhiệm vụ quyền hạn của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ… Quy định về các quyền của Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013 có sự kế thừa, phát triển các quy định về cơ quan hành pháp trong lịch sử lập hiến nước ta, có chắt lọc, hợp lý hóa nhất định cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Hiến pháp năm 2013 quy định:

66

nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước, quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 điều 70 của Hiến pháp bảo vệ lợi ích Nhà nước [32, Điều 96, Khoản 7].

Hiến pháp năm 2013 đã phân công nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm tương thích với nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ, đã làm rõ hơn thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc định hướng, điều hành hoạt động của Chính phủ, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt trong nền hành chính quốc gia - Thủ tướng Chính phủ được bổ sung thêm quyền hạn như “Quyết định và chỉ đạo đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên” [32, Điều 98, Khoản 5].

Về mối quan hệ giữa Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, nhằm tăng cường trách nhiệm của Bộ trưởng Hiến pháp năm 2013 quy định:

Thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành và lĩnh vực được phân công phụ trách, cũng như các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ [32, Điều 95, Khoản 4]. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý [32, Điều 99, Khoản 2].

Một phần của tài liệu Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập hiến việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)