Đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách quốc tế của khách sạn Đà Nẵng (Trang 26 - 29)

Chương 3: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG

3.2.3 Đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh được xem là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của khách sạn; mỗi hành động của đối thủ đều có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của khách sạn mình, hiện tại khách sạn Đà Nẵng đã xác định những đối thủ cạnh tranh chính của mình là: khách sạn Tre Xanh (Bamboo Gree Hotel), khách sạn Saigontourane…những khách sạn này đạt tiêu chuẩn 3 sao và khách hàng mục tiêu giống với khách sạn Đà Nẵng..

Bảng 18: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của khách sạn đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh

Green Hotel

- Quy mô khách sạn lớn hay trực thuộc công ty du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng (Vitour). - Khách sạn có kiến trúc hiện đại, đội ngũ lao động có trình độ và kinh nghiệm lâu năm.

chỉ chú trọng khách quốc tế, khách nội địa chưa được quan tâm.

- Khách sạn phân chia thành nhiều khách sạn nhỏ nên nguồn lực bị dàn trải, không tập trung.

Saigontourane hotel

-Trực thuộc công ty du lịch saigontourane nên cố lượng khách gửi đến lưu trú lớn. - Có kiến trúc hiện đại, trang thiết bị đồng bộ.

- Nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.

- Chính sách giá cao. - Có số lượng phòng ít nên thường xuyên bị thiếu phòng trong những tháng cao điểm.

Công chúng

 Công chúng bên trong: Cán bộ, nhân viên làm việc tại khách sạn đều được đảm bảo các quyền lợi về lao động; khách có chế độ lương, thưởng hợp lý; nhân viên có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc . Hầu hết cán bộ, nhân viên đều hài lòng về chính sách đãi ngộ của công ty. Vì thế các cán bộ, nhân viên đều hăng hái lao động sản xuất; đoàn kết; cán bộ, nhân viên thông hiểu các chính sách, quyết định của Công ty; thường xuyên có những hành động tích cực trong việc quảng bá hình ảnh của công ty.

 Công chúng bên ngoài: Bao gồm  Công luận:

Đài truyền hình VTV, DVTV và các đài truyền hình địa phương: DRT…; các cơ quan báo viết như : tạp chí chuyên ngành, báo thanh niên, báo tuoir tre, báo tiếp thị… Tất cả những đối tượng này là phương tiện giúp đưa hình ảnh của khách sạn tiếp cận với khách hàng.

 Công chúng địa phương: Với kiến trúc hiện đại, khang trang mang đến diện mạo đẹp cho địa phương. Có tác động trực tiếp đến việc phát triển kinh tế của địa

là những điều kiện để khách sạn luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của địa phương trong quá trình phát triển của khách sạn.

 Công chúng tài chính: Có ảnh hưởng trực tiếp đến sự lơn mạnh của khách sạn trong tương lai, do vậy trong quá trình phát triển khách sạn luôn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những đối tượng này. Một số tổ chức chính trị cố mối quan hệ với khách sạn như: Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương .

 Công chúng nhà nước: Trong quá trình hoạt động kinh doanh khách sạn luôn cam kết với các tổ chức đóng tại thành phố như: Chi cục an toàn thực phẩm, sở tài nguyên môi trường, sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Đà Nẵng; tham gia tích cực các hoạt động xã hội như: Ra quân dọn vệ sinh trên các tuyến đường, tham gia phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt…

3.2.3 Công tác nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu.

3.2.3.1Công tác nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường là hoạt động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với khách sạn Đà Nẵng. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch với đặc thù sản phẩm liên quan mật thiết với khách hàng. Do đó việc nghiên cứu thị trường giúp khách sạn nắm bắt, phát hiện nhu cầu cua khách du lịch để từ đó phục vụ một cách tốt nhất. Bộ phận Maketing của khách sạn thường xuyên tìm hiểu những nhu cầu mới của thị trường khách, theo dõi, tìm kiếm các thông tin cần thiết về các tuyến, điểm du lịch của khách và thường xuyên liên hệ với các công ty du lịch và các hãng lữ hành.

Công tác nghiên cứu thị trường muốn đạt được hiệu quả thì bản thân người đi điều tra và doanh nghiệp đó cần phải tiếp nhận nhiều nguồn tin khac nhau như: nguồn tin sơ cấp và thông tin thứ cấp để có đủ căn cứ cần thiết để ra quyết định luqaj chọn thị trường và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình. Đối với công tác nghiên cứu thị trường khách sạn Đà Nẵng đã chủ động sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp để bổ xung cho những đề xuất của mình. Cụ thể như:

và quốc tế, lượng khách đến thành phố Đà Nẵng, những quy định mới về đón khách du lịch quốc tế, nội địa… nhằm nắm bắt được tình hình chung về kinh doanh lữ hành và khách sạn hiện tại.

- Thông tin từ các trung gian du lịch, các đối thủ cạnh trung như: các tập quảng cáo của các công ty lữ hành, các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ và giá cả của đối thủ… để lựa chọn cho mình các giải pháp, chiến lược kinh doanh và cạnh tranh thích hợp.

- Nguồn thông tin từ các báo cáo nội bộ của các bộ phận trong khách sạn chuyển lên… nhân viên của các bộ phận nhà hàng, lễ tân, buồng phòng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do đó họ có cơ hội tìm kiếm, nắm bắt được nhu cầu của khách một cách thuận lợi và khách quan. Do đó họ sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên cứu thị trường của nhân viên Marketing

3.2.3.2 Xác định thị trường mục tiêu

Với những lợi thế có sẵn của khách sạn Đà nẵng, như vị trí địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình nguồn nhân lực và những lợi thế khác của nước ta nhưcos nhiều danh lam thắng cảnh ,tình hình chính trị ổn định, chính sách ưu đãi chgo ngành du lịch , khách sạn Đà Nẵng xác định thị trường mục tiêu bên cạnh khách du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo là khách du lịch quốc tế.

Trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến khách sạn là khá phong phú với nhũng đặc điểm tâm lý, tập quán khác nhau và đa dạng. đa phần là khách du lịch châu Âu, nếu khách sạn có những biện pháp khai thác tốtsẽ là thị trường đem lại nguồn khách lớn cho khách sạn.

3.3 Đánh giá các hoạt động Marketing tại khách sạn Đà Nẵng trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách quốc tế của khách sạn Đà Nẵng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w