- Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phan tích độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá rủi ro của dự án dựa vào các nhân tố này.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án
+ Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: sản lượng tiêu thụ, đơn gí bán, công suất thực hiện.
+ Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công…
+ Các nhân tố khác: tỷ giá ngoại hối ( ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí đối với các dự án có lien quan đến hoạt động xuất nhập khẩu), lãi suất vay vốn (ảnh hưởng đến chi phí trả lãi vay vốn lưu động và vay vốn trung dài hạn).
- Các bước thực hiện:
+ Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy. + Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có lien quan đến mỗi biến theo địa chỉ duy nhất ( bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả dự án và khả năng trả nợ)
+ Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ ( thông thường là các chỉ số NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi
2.1.3.4. Phương pháp dự báo.
Do hoạt động đầu tư mang tính lâu dài nên việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng.
- Phương pháp này sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm, giá cả sản phẩm, thiết bị… ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án
- Các phương pháp thường được dùng là: Phương pháp ngoại suy thống kê
Phương pháp mô hình hồi quy tương quan Phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu Phương pháp định mức
Phương pháp ý kiến chuyên gia
Xuất phát từ đặc điểm của đầu tư: thời gian hoàn vốn dài, nên có nhiều rủi ro có thể xảy ra. Nên cần phải dự đoán được các rủi ro có thể xảy ra và có biện pháo khắc phục.