Các hướng khắc phục những nhược điểm cho cảng Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý cảng Thượng Hải và bài học kinh nghiệm cho cảng Việt Nam (Trang 39 - 44)

II. MỘT SỐ BÀI HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VÀ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN VIỆT NAM:

2.Các hướng khắc phục những nhược điểm cho cảng Việt Nam

Hệ thống cảng:

Cho đến nay, có thể nói cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam vẫn luôn được xếp vào hàng yếu kém trong khu vực => cần đầu tư nâng cấp, cải thiện cơ sở hạ

tầng để phục vụ tốt hơn nhu cầu về cảng nước cạn cũng như nước sâu ở Việt Nam, để có thể đón các tàu container lớn nhất hiện nay. Và từng bước mở rộng cảng nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ với tốc độ cao, xử lí chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn để cho thấy những thành tựu vượt bậc của cảng Việt Nam.

Mô hình quản lý:

Hiện nay, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về hàng hải ở nước ta hết sức cồng kềnh và phức tạp. Nhiều cơ quan, tổ chức cùng tham gia vào nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hàng hải. Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam các cảng biển chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan, điều này dẫn đến việc đởu tư tràn lan, không có hiệu quả. Rất cần có một sự quản lý thống nhất để các dịch vụ cảng biển có điều kiện phát triển.

Chấn chỉnh cơ chế quản lý nhà nước về dịch vụ cảng biển theo hướng thống nhất quản lý, có thể học hỏi từ 2 mô hình quản lý sau:

Mô hình tổng công ty nhà nước quản lý trực tiếp:

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên ngành hàng hải của Cảng vụ địa phương. Cảng vụ chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn của Cục Hàng hải Việt Nam. Cục Hàng hải là cơ quan quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước, bao gồm hoạt động hàng hải của các đơn vị do Cục trực tiếp quản lý, do các Bộ, ngành khác ở Trung ương, Uỷ ban Nhân dân địa phương quản lý, hoạt động hàng hải của các tổ chức và cá nhân, kể cả tổ chức và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Cục Hàng hải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những lĩnh vực có liên quan.

Mô hình quản lý theo kiểu chủ cảng:

Theo mô hình này, cơ quan quản lý cảng sở hữu và bảo trì các công trình nhưng không tham gia vào dịch vụ tại cảng cũng như khai thác bến. Nói cách khác,

cơ quan quản lý là người sở hữu và bảo trì các công trình cảng như bốc xếp, giao nhận, lưu kho hàng hóa.

Sản lượng và chất lượng dịch vụ của Việt Nam còn yếu kém làm giảm khả năng giải phóng hàng, đặc biệt gây nên ùn tắc trong giờ cao điểm ở cảng.

=> Cần áp dụng công nghệ thông tin và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện tồn tại bốn công nghệ quản lý cảng biển điển hình

trên thế giới:

+ Công nghệ đổi mới tích hợp trong sử dụng Terminal Construction + Hệ thống quản lý thông minh của cảng container

+ Hệ thống điều khiển kiểm hàng không dây + Bãi container tự động không người lái

· Dịch vụ cung ứng tàu biển

· Dịch vụ lai dắt tàu biển

· Dịch vụ bốc dỡ hàng hoá

· Sản lượng và chất lượng dịch vụ

· Quản lý và thực hiện quy hoạch cảng

Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá cả và chất lượng dịch vụ:

Dựa vào mức độ quản lý Nhà nước đối với giá dịch vụ cảng biển trong nền kinh tế thị trường có thể chia thành 3 loại giá dịch vụ: giá do thị trường điều tiết (không giới hạn), giá có quy định mức thấp nhất (giá sàn), giá có quy định mức cao nhất (giá trần). Nhà nước có những quy định về quản lý giá riêng cho từng loại. + Giá do thị trường điều tiết: Áp dụng cho các loại dịch vụ như cung ứng tàu biển, sửa chữa tàu biển

+ Giá có quy định mức thấp nhất: Áp dụng cho loại hình dịch vụ như đại lý tàu biển.

phải điều chỉnh tại thời điểm có biến động lớn.

Nhà nước không chủ trương độc quyền trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển nhưng hoàn toàn ủng hộ việc quản lý, điều tiết thị trường bằng các biện pháp hành chính nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh qua việc phá giá, chèn ép các doanh nghiệp dịch vụ cảng biển của ta gây thất thu lớn cho Nhà nước.

Thực hiện tốt các chính sách về lao động

* Về đào tạo lao động

Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp dưới các hình thức:

• Đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực của người lao động trong các doanh nghiệp thông qua:

- Giảng dạy bổ túc nghề nghiệp, thi nâng cấp, nâng bậc hàng năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cử cán bộ công nhân viên đến các trường trung, đại học tu nghiệp nâng cao trình độ.

• Đào tạo mới nguồn lao động tuyển dụng từ các trường trung, đại học, chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu trình độ doanh nghiệp cần.

Vấn đề bức xúc cần quan tâm đào tạo ngay là: Ngoại ngữ, tin học và marketing. * Về cải tiến môi trường lao động

- Quan tâm đến công tác an toàn lao động, quán triệt pháp lệnh an toàn lao động của Nhà nước.

- Thực hiện quy chế dân chủ tạo điều kiện cho lãnh đạo công ty nâng cao được hiệu lực, hiệu quả điều hành công việc, hạn chế và ngăn chặn được tình trạng dân chủ cực đoan hay dân chủ tuỳ ý.

- Xây dựng nội quy, quy chế rõ ràng, minh bạch.

- Gìn giữ đoàn kết nội bộ với tinh thởn thẳng thắn xây dựng giúp củng cố, phát triển tổ chức ngày càng lớn mạnh cũng như quy mô hoạt động ngày càng được rộng mở.

- Tổ chức kiểm tra chéo giữa các phòng ban nghiệp vụ nhằm nâng cao tinh thởn trách nhiệm của người lao động đối với công việc chuyên môn.

- Duy trì đều đặn các tiêu chuẩn và bình bởu các danh hiệu thi đua cho cá nhân và tập thể, có thể thực hiện 6 tháng / lần. Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể, lãnh đạo công ty cùng các đoàn thể phát động phong trào thi đua để hưởng ứng những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.

khách quan hiện nay. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển tại Việt Nam chỉ có thể hội nhập, sánh vai cùng các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới khi cung cấp các dịch vụ ngang bằng và thậm chí còn phải tốt hơn các dịch vụ của họ. Để làm được điều này, rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của các Cấp, các Ngành, các Hiệp hội ngành nghề và quan trọng nhất là sự nỗ lực vươn lên của mỗi doanh nghiệp, cần tập trung trí tuệ, đổi mới, nâng cao trình đội quản lý, chớp thời cơ, tiết kiệm thời gian trong lộ trình hội nhập.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu sơ bộ về cơ cấu tổ chức cảng cũng như sự phát triển của dịch vụ cảng ở Thương Hải, ta có thể nói rang cảng Thượng Hải là một trong những cảng lớn nhất thế giới với quy mô khổng lồ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Trung Quốc hiện tại. Từ việc phân tích những thực trạng trong cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của Cảng Việt Nam, ta cũng thấy được sự cần thiết phải đổi mới và đầu tư cho cảng để đáp ứng được tính bất thiết trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước. Mô hình cảng Thượng Hải nói riêng và các cảng lớn trên thế giới nói chung chính là mô hình quản lý cảng và dịch vụ cảng đáng để Việt Nam học hỏi và làm theo.

Những tài liệu đã tham khảo:

http://khcn.vimaru.edu.vn/tckh/sites/default/files/data/So_22_04_2010/85_Thu c%20trang%20va%20tiem%20nang.pdf http://www.shanghaiport.gov.cn/English/introduction/info_001.html http://www.portshanghai.com.cn/jtwbs/webpages/server_teu.html (http://www.portshanghai.com.cn/en/channel6/channel61.html http://www.portshanghai.com.cn/en/channel4/channel41.html

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý cảng Thượng Hải và bài học kinh nghiệm cho cảng Việt Nam (Trang 39 - 44)