VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non hoa sen vĩnh yên vĩnh phúc thông qua hoạt động vẽ (Trang 43 - 54)

THẨM MĨ CHO TRẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ

3.1. Đề xuất của các giáo viên về việc nâng cao hiệu quả GDTM cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ

Thông qua quan sát thực tế, phỏng vấn và điều tra bằng phiếu hỏi, tôi nhận thấy rằng:

Hầu hết các giáo viên đã nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động vẽ, bản thân giáo viên đã đưa ra một số đề xuất, cụ thể là:

Nâng cao cơ sở vật chất cho từng lớp, tăng lượng đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, hiện đại hóa các phương tiện dạy học trên internet…

Thường xuyên tổ chức những buổi dạo chơi tham qua để trẻ có nhu cầu tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật.

Luôn có sự thay đổi về hình thức tổ chức giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

Giáo viên phải có trình độ, nắm vững phương pháp đặc trưng của hoạt động vẽ và đặc điểm tâm sinh lí độ tuổi để đưa ra nhiều nội dung giáo dục phù hợp.

Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên bằng cách tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên có sự sáng tạo trong cả cách tổ chức hình thức và đổi mới phương pháp dạy học trong hoạt động vẽ.

Từ kết quả qua phiếu điều tra như trên kết hợp với thực tế quan sát trẻ trên lớp, trò chuyện với phụ huynh và dự các tiết học vẽ của giáo viên trong trường khi chúng tôi là những giáo sinh thực tập, chúng tôi nhận thấy việc

giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua các tiết học vẽ trong trường mầm non trong thực tế đang có những điểm nổi bật sau:

Hầu hết các giáo viên mầm non trong khu vực điều tra đã có những kiến thức cơ bản, cần thiết trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua các tiết học vẽ. Các giáo viên đã nhận thấy được tầm quan trọng của tiết học trong việc giáo dục thẩm mĩ, thấy được sự cần thiết của việc giáo dục thẩm mĩ, đã thấy được sự luân phiên các hình thức dạy học là cần thiết, phù hợp với đặc điểm tâm lí, tạo hứng thú cho trẻ trong các tiết học. Tuy nhiên, thực tế cũng đã cho thấy:

Trong các tiết dạy, việc kết hợp các phương pháp dạy học vẫn gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ sử dụng các phương pháp có sự chênh lệch còn cao sẽ dẫn đến hiệu quả học tập, tiếp thu, tập chung chú ý của trẻ kém đi.

Về hình thức dạy học, hầu hết các giáo viên đã biết kết hợp cả 2 hình thức dạy học với nhau đố là hình thức dạy học ngoài trời và hình thức dạy học trên lớp. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa phát huy được tối đa tác dụng của việc kết hợp các hình thức trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua các tiết học vẽ.

Trong các tiết dạy vẽ, số lượng trẻ tiếp thu các kĩ năng vẽ, sử dụng màu sắc… còn chưa cao, vẫn còn nhiều trẻ chưa biết cách cầm bút, cách phối màu…

Các hoạt động khuyến khích trẻ hoạt động sáng tạo có hiệu quả cao thì lại được các giáo viên sử dụng ít. Điều này làm cho khả năng sáng tạo bị hạn chế, việc liên hệ với các bài học thẩm mĩ vào thực tế chậm hơn.

Sau các tiết học, số lần cho trẻ dạo chơi tham quan ngoài trời còn ít. Điều này sẽ làm cho trẻ bị hạn chế trong việc tiếp xúc, khám phá môi trường xung quanh, làm giảm khả năng vận dụng những hình ảnh thực tế vào trong sản phẩm tạo hình.

3.2. Nguyên nhân

Ban giám Hiệu tạo điều kiện về đồ dùng, cơ sở vật chất để phục vụ trẻ những đồ dùng vẫn còn chưa phong phú nên việc tạo hứng thú, tập trung chú ý trong học tập cho trẻ ở lứa tuổi này rất khó.

Giáo viên chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình chưa làm được nhiều những sản phẩm vẽ đẹp.

Số lượng trẻ trong một lớp khá đông. Mỗi lớp có tới gần 60 trẻ mà chỉ có 3 cô đứng lớp nên tạo nhiều áp lực trong công việc. Hơn nữa, trong lớp một số cháu chư được học qua lớp bé nên việc cầm bút còn lung túng, một số bé thì chuyển từ cơ sở khác đến, nên việc tiếp thu và hòa nhập cùng các bạn còn bị hạn chế.

Gia đình trẻ: Trong thực tế còn tồn tại một số gia đình không quan tâm nhiều đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Nhiều trẻ có năng khiếu nghệ thuật nhưng không được gia đình quan tâm, không nhận ra điều đó sẽ làm cho con mình không phát huy được năng khiếu nổi trroij của mình; hoặc trẻ vẽ ra sân ra đất thì lại quát mắng trẻ không được nghịch bẩn, bố mẹ không biết rằng đấy là trẻ đang trải nghiệm, tự sáng tạo để tạo ra một sản phẩm tạo hình mà có thể không ra hình thù gì. Có gia đình thì hình mẫu chuẩn mực đạo đức lại không được thực hiện: Bố mẹ cãi nhau, đánh nhau, trộm cắp, chửi bới xúc phạm người khác, điều này sẽ làm cho trẻ chỉ nhìn thấy những cái xấu, mà không nhìn thấy được cái đẹp trong gia đình và xã hội. Gia đình là môi trường tác động rất lớn đến việc giáo dục thẩm mĩ của trẻ. Vì vậy, nếu phương pháp biện pháp giáo dục trẻ trong gia đình không thống nhất với nhà trường thì sẽ dẫn đến việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ không có hiệu quả.

3.3. Bước đầu đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động vẽ

* Với nhà trường và các cấp quản lí:

Nâng cao cơ sở vật chất cho từng lớp, tăng lượng đồ dùng, đồ chơi, các bài vẽ mẫu đẹp của cô cũng như của trẻ, hiện đại hóa các phương tiện dạy học như: Dạy học trên internet, bổ sung nhiều bộ tranh truyện có màu sắc đẹp và tính thẩm mĩ cao…

Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên bằng cách tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên với sự sáng tạo đồ dùng, đồ chơi…

Tăng số lượng giáo viên cho từng lớp làm sao giáo viên có khả năng bao quát, quan tâm được hết các trẻ trong lớp.

* Với giáo viên Mầm non:

Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ cảm xúc về cái đẹp thông qua:

+ Tạo môi trường lớp học: một lớp học đẹp sẽ tạo hứng thú cho trẻ tập trung hoạt động tại lớp. Giáo viên cần tạo môi trường với các góc mở trưng bày các sản phẩm vẽ của trẻ.

+ Trong góc tạo hình, chúng ta đều nhận thấy vẽ là một môn nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo cơ hội cho trẻ khám phá cái mới lạ thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc thẩm mĩ… Vì vậy, trong các góc tạo hình, các giáo viên cần chia thành những góc nhỏ, cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các cơ hội hoạt động khác nhau như vẽ bằng tay, vẽ bằng bút màu, bút dạ, tô màu…

+ Cho trẻ lựa chọn các phương tiện để trẻ thể hiện tùy theo ý muốn, qua đó trẻ được học và phát triển những kĩ năng cơ bản trẻ được vẽ bằng sự tưởng

tượng của chính mình. Qua đó, trẻ thấy tự hào với sản phẩm của chính mình tạo ra và tự hào vào sản phẩm đó.

+ Trong các hoạt động góc thường xuyên để ý và bồi dưỡng trẻ.

Ví dụ: Hướng trẻ vào các chủ điểm đang học. Khi dạy trẻ chủ điểm tết

và mùa xuân giáo viên cần tạo quang cảnh về ngày tết như cỏ hoa, bánh trưng, hoa đào, hoa mai…có nhiều tranh cảnh phong phú để trẻ tiếp xúc với những hình ảnh đó sâu sắc hơn.

+ Nên thay đổi các góc chơi khác nhau. Ví dụ hôm nay cho trẻ chơi góc này, ngày mai cho trẻ chơi góc khác, đồng thời cần gây hứng thú kích thích tư duy của trẻ nhằm giúp trẻ phát huy về năng khiếu như: Tổ chức các cuộc thi ngay trong các tiết học vẽ.

+ Không những chỉ cho trẻ hoạt động tạo các góc mở mà để tránh nhàm chán cho trẻ, chúng ta nên sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau.

Ví dụ: Khi trẻ chưa biết cầm bút vẽ được bông hoa, thì chúng ta có thể

cho trẻ dùng bột màu vẽ bằng các ngón tay.

Dùng hệ thống câu hỏi kích thích tính tích cực sáng tạo của trẻ.

+ Thông qua việc trả lời hệ thống các câu hỏi và giáo viên nêu ra quá trình thực hiện hoạt động vẽ, tính tích cực nhận thức sáng tạo của trẻ sẽ được phát huy cao độ. Với các câu hỏi giáo viên đưa ra, trẻ phải tự mình huy động vốn kinh nghiệm đã có để tìm kiếm tri thức mới, tự xây dựng trong đầu mình những mô hình về nội dung đề tài bài vẽ yêu cầu thực hiện. Tự xây dựng các ý tưởng sáng tạo của mình. Việc trẻ trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra giúp tư duy logic của trẻ phát triển, trí tưởng tượng của trẻ thêm phong phú, làm giàu tính chính xác thêm ngôn ngữ của trẻ tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng giao tiếp. Để thực ghiện biện pháp này giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc đặt câu hỏi phải sáng tỏ về nội dung, gọn gàng về hình thức, thể hiện vấn đề cần truyền đạt, phù hợp với kinh nghiệm mà trẻ đã có. Với mỗi

câu hỏi chính giáo viên phải xác định câu hỏi phụ để gợi ý, điều chỉnh tư duy của trẻ đúng hướng, trả lời đúng những vấn đề cần tìm kiếm, hạn chế tối đa những câu hỏi có hoặc không vì những câu hỏi mang tính áp đặt. Cần đặt những câu hỏi tạo ra sự hứng thú cho trẻ, nhu cầu vận dụng hiểu biết và tình cảm của mình để trả lời.

+ Số lượng câu hỏi vừa đủ cho thời gian mỗi lần tổ chức hoạt động vẽ. + Giáo viên luôn phải khích lệ trẻ tạo bầu không khí thoải mái để giúp trẻ có tâm lí tốt.

+ Sau mỗi bài dạy, giáo viên phải có điều chỉnh cân đối lại hệ thống câu hỏi cho hợp lí giữa nội dung yêu cầu và trình độ phát triển của trẻ trong thời gian cho phép.

Rèn luyện kĩ năng vẽ cho những trẻ chưa thành thạo về vẽ, khuyến khích và tập cho trẻ miêu tả chủ đề vẽ theo nhiều hướng khác nhau.

+ Rèn kĩ năng vẽ cho những trẻ chưa thành thạo trong hoạt động vẽ như: Kĩ năng cầm bút tạo các đường nét nghệ thuật, cho trẻ làm quen với bút long, nước…

+ Tập cho trẻ miêu tả chủ đề vẽ theo nhiều phương án khác nhau, sẽ giúp cho tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ phải vận dụng những điều đã biết để thiết kế nội dung vấn đề miêu tả một cách khác nhau. Việc tập cho trẻ miêu tả chủ đề vẽ theo nhiều phương án khác nhau nhằm làm phát triển ở trẻ khả năng hoạt động độc lập. Vì thế sản phẩm hoạt động vẽ phản ánh rõ nét, độc đáo, sáng tạo riêng của mỗi trẻ. Biện pháp này tạo ra cho trẻ tầm hiểu biết rộng hơn qua việc quan sát học hỏi lẫn nhau làm cho kinh nghiệm sáng tạo của trẻ ngày càng phát triển.

Tổ chức hoạt động theo nhóm để mỗi trẻ có ý đồ sáng tạo riêng của mình. Hướng dẫn gợi ý trẻ đưa ra các ý đồ sáng tạo.

Thiết kế giáo án với khung giáo án hợp lí để mọi trẻ có thể phát huy tính sáng tạo của mình. Đảm bảo thời gian chung cho cả nhóm.

Giáo viên dự kiến các mẫu mô hình về vấn đề cần miêu tả (Nội dung, hình thức…). Lựa chọn trong chương trình nội dung vẽ theo đề tài, theo mẫu…

Giáo viên xây dựng các mô hình khác nhau về đối tượng cần miêu tả. Có thể cho trẻ lựa chọn các thể loại tạo hình khác nhau để thể hiện đề tài của mình.

Cho trẻ nhận xét về sản phẩm tạo hình của mình và của bạn. So sánh sự khác nhau qua các thể loại vẽ khác nhau.

Lưu giữ những sản phẩm đẹp của trẻ dự thi.

Động viên, khen trẻ kịp thời những trẻ có thành tích, nỗ lực cố gắng, đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát.

Tạo điều kiện cho trẻ được tạo hình ở mọi lúc mọi nơi. Biện pháp này giúp trẻ vận dụng các kiến thức tiếp thu được từ các nội dung giáo dục khác, phục vụ cho mục đích sáng tạo của hoạt động vẽ và ngược lại trẻ mang các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của hoạt động vẽ giải quyết các vấn đề mà các hoạt động giáo dục đặt ra. Khi trẻ được vẽ ở mọi lúc mọi nơi thì tính tích cực trong hoạt động của trẻ được phát huy -> tạo điều kiện cho trẻ nảy sinh và thể nghiệm các ý đồ các kiến thức, kĩ năng kĩ xảo của hoạt động vẽ biết mang cái đẹp vào cuộc sống xung quanh mình, tạo cho trẻ niềm vui, sự say mê sáng tạo nghệ thuật.

+ Giáo viên cần xây dựng khóa biểu cân đối hợp lí cho các hoạt động của trẻ. Đảm bảo đủ nguyên vật liệu trang thiết bị cần thiết để trẻ thực hiện hoạt động vẽ ở mọi lúc mọi nơi. Tránh tình trạng cho trẻ hoạt động một cách tùy tiện sẽ gây ra tác dụng ngược lại. Mọi hoạt động của trẻ phải nằm trong kế hoạch dự kiến mới thực sự có tác động giáo dục tích cực đến trẻ.

+ Tạo môi trường thuận lợi cho trẻ thực hiện hoạt động vẽ.

+ Hướng dẫn từng trẻ thể hiện ý tưởng của mình với mỗi nội dung đưa ra. Hướng dẫn sử dụng nguyên vật liệu, thể hiện ý đồ sáng tạo phù hợp với nội dung.

+ Động viên khích lệ trẻ kịp thời.

Tổ chức hoạt động vẽ theo hướng tích hợp. Khi tổ chức hoạt động theo hướng tích hợp (tích hợp các nội dung, kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của các hoạt động giáo dục có vùng kiến thức phù hợp nhất và tích hợp trong nội bộ sẽ kích thích được ở trẻ từ hứng thú sự say mê, tìm tòi, khám phá, phát hiện ra mối liên hệ giữa các tri thức với nhau, các hình thức tồn tại, biểu hiện, ứng dụng của các hình thức đó. Việc tích hợp nội dung giáo dục và tích hợp nội dung giáo dục và tích hợp các hoạt động của hoạt động vẽ sẽ giúp trẻ biết vận dụng kiến thức của các nội dung kĩ năng, kĩ xảo vào giải quyết các vấn đề hoạt động vẽ đặt ra và ngược lại. Điều đó làm chom năng lực sáng tạo trên mọi lĩnh vực của trẻ được phát triển.

Ví dụ: Trong tiết học môi trường xung quanh chủ điểm thế giới động

vật. Giáo viên có thể cho trẻ vẽ và tô màu các con vật đó.

+ Để biện pháp này có ý nghĩa, giáo viên cần:

. Tránh tích hợp quá nhiều nội dung kiến thức vào một bài vẽ sẽ làm mất thời gian và ảnh hưởng đến mục đích riêng của hoạt động vẽ, dễ làm cho trẻ không nắm rõ được dấu hiệu bản chất của nội dung vấn đề bài vẽ cần miêu tả.

. Nội dung kiến thức phù hợp với nội dung và mục tiêu của hoạt động tạo hình và phù hợp với trình độ phát triển của trẻ.

. Tích hợp phải đảm bảo tính cân đối, phù hợp, phải khích lệ động viên trẻ.

Ví dụ: Với đề tài vẽ hoa mùa xuân, chủ đề thế giới thực vật. Giáo viên hướng dẫn phụ huynh về nhà cho trẻ quan sát và trò chuyện bằng các câu hỏi: Đây là hoa gì? Nó có màu gì? Cánh hoa như thế nào?...

+ Động viên, khích lệ phụ huynh mua thêm đồ dùng, giấy bút, vở bé tập tô màu, tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí để phụ huynh có thể dạy trẻ.

+ Phối hợp với phụ huynh tạo môi trường học tập cho con như: trang trí phòng ngủ và học với những hình ảnh, bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh có

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non hoa sen vĩnh yên vĩnh phúc thông qua hoạt động vẽ (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)