astaxanthin của dung dịch thủy phân caroten-protein.
Dung dịch thủy phân caroten-protein được bổ sung chitosan nồng độ lần lượt là: 0 ppm, 50 ppm, 100 ppm, 200 ppm sau đó được đem đi cô đặc tại chế độ gia nhiệt 60 °C trong 120 phút trong thiết bị cô đặc chân không áp suất 600 mmHg cho kết quả biểu diễn trong Hinh 3.8.
Hình 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ chitosan bổ sung đến hiệu suất thu hồi protein và astaxanthin từ dịch caroten-protein thủy phân
Kết quả phân tích được biểu diễn trên Hình 3.8 cho thấy hiệu suất thu hồi protein và astaxanthin từ dịch chiết caroten-protein khi bổ sung chitosan với nồng độ: 0 ppm, 50 ppm, 100 ppm, 200 ppm là không có sự khác biệt về mặt thống kê. Tuy nhiên, việc bổ sung chitosan giúp cho cảm quan màu và mùi sản phẩm sau cô đặc của mẫu bổ sung chitosan cho màu sắc tốt hơn mẫu đối chứng, mùi cũng cho mùi thơm hơn so với mẫu đối chứng không bổ sung chitosan. Nguyên nhân có thể
do tác dụng của chitosan trong việc kháng khuẩn, kháng nấm hạn chế tác động của yếu tố bên ngoài giúp cho cảm quan của sản phẩm tốt hơn. Không những vậy, chitosan bổ sung có thể có tác dụng bảo vệ protein, astaxanthin và lipid khỏi quá trình thủy phân và ôxy hóa, từ đó duy trì được chất lượng của sản phẩm. Đặc biệt, chitosan bổ sung sẽ phát huy tác dụng trong quá trình bảo quản sản phẩm caroten- protein cô đặc hoặc bột caroten-protein sau khi sấy khô khi hỗn hợp caroten-protein được trong thời gian bảo quản dài.
Tuy việc bổ sung chitosan không mang lại hiệu quả tức thời trong hiệu suất thu hồi protein và astaxanthin trong quá trình cô đặc dung dịch thủy phân caroten-protein nhưng cho tác dụng hạn chế tác động của các yếu tố bên ngoài
đến cảm quan màu và mùi sản phẩm caroten-proeten sau cô đặc. Vì vậy, nên bổ
sung chitosan vào dung dịch thủy phân caroten- proten trong quá trình cô đặc giúp hạn chế tác động của yếu tố bên ngoài, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất nên bổ sung chitosan có nồng độ thấp (50 ppm).