Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tỉnh đến năm 2020 (Trang 108 - 132)

2015 và những năm tiếp theo

3.6.Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.

Sau khi tổng hợp kết quả nghiên cứu về lí luận, thực trạng phát triển GD THCS trên địa bàn huyện từ năm 2002 đến năm 2013, xây dựng quy hoạch phát triển GD THCS từ năm 2013 đến năm 2020 và đề ra các giải pháp để thực hiện quy hoạch, tác giả đã tiến hành lập phiếu xin ý kiến về tính cần thiết và khả thi của quy hoạch để xin ý kiến của 80 người, bao gồm:

- Chuyên viên Sở GD - ĐT Hà Tĩnh: 2 người

- Lãnh đạo Huyện ủy, UBND và các phòng, ban của UBND huyện: 8 người - Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD - ĐT huyện: 6 người,

- Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn huyện: 14 người. - Cán bộ QLGD có năng lực đã nghỉ hưu: 8 người

- GV đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THCS: 42 người

Phiếu hỏi nêu 7 giải pháp, mỗi giải pháp 3 phương án trả lời: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

Kết quả tổng hợp như sau:

Giải pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Giải pháp 1 72 90.00 8 10.00 0 0.00 Giải pháp 2 66 82.50 12 15.00 2 2.50 Giải pháp 3 68 85.00 10 12.50 2 2.50 Giải pháp 4 67 83.75 12 15.00 1 1.25 Giải pháp 5 68 85.00 10 12.50 2 2.50 Giải pháp 6 66 82.50 12 15.00 2 2.50 Giải pháp 7 69 86.25 8 10.00 3 3.75

Bảng 30: Kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp

3.6.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất.

Phiếu hỏi nêu 7 giải pháp, mỗi giải pháp 4 phương án trả lời: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi. Kết quả tổng hợp như sau:

Giải pháp Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

Số

lượng % lượngSố % lượngSố % lượngSố %

Giải pháp 1 74 92.50 6 7.50 0 0 0 0

Giải pháp 2 68 85.00 10 12.50 2 2.5 0 0

Giải pháp 3 65 81.25 13 16.25 2 2.5 0 0

Giải pháp 5 63 78.75 15 18.75 2 2.5 0 0

Giải pháp 6 60 75.00 15 18.75 3 3.75 2 2.5

Giải pháp 7 63 78.75 16 20.00 1 1.25 0 0

Bảng 31: Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp

Như vậy, cả 7 giải pháp mà tác giả đưa ra đều được số đông các nhà QLGD và QL xã hội trên địa bàn tán thành. Họ cũng đưa ra nhận định trong 7 giải pháp, thì giải pháp 1, 2, 4, 5 có tính chất quyết định. Quá trình quy hoạch cần thực hiện bám sát vào quá trình phát triển KT - XH của huyện để có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tế, hạn chế tác động tiêu cực đối với quy hoạch.

Tất cả các giải pháp được đưa ra qua trưng cầu ý kiến các chuyên gia trong ngành đều khẳng định sự cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp để thực hiện quy hoạch phát triển GD THCS huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 là hoàn toàn phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.

Mục tiêu của đề tài là Quy hoạch phát triển GD các trường THCS huyện Cẩm Xuyên đến năm 2020, chính là xây dựng được một bản quy hoạch phát triển GD THCS huyện Cẩm Xuyên và tìm ra các giải pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quy hoạch và làm tiền đề để quy hoạch phát triển trong những năm tiếp theo. Các giải pháp trên phải thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ vì nó có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, khi đề xuất các giải pháp phải đảm bảo nguyên tắc toàn diện và hệ thống, lâu dài và khả thi. Ngoài ra, phải đảm bảo các chức năng của quản lý như: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện.

Các khâu trong tổ chức thực hiện phải chặt chẽ, có tính đổi mới cao, có điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, phong tục tập quán của nhân dân. Với tinh thần phát huy nội lực, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành và huy động XHH công tác GD.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN:

Sau khi thực hiện nội dung đề tài, từ kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Quy hoạch phát triển GD - ĐT là một bộ phận của quy hoạch tổng thể KT - XH của đất nước và của từng địa phương, là bước cụ thể hoá của chiến lược phát triển GD. Vì vậy, muốn phát triển GD phải tiến hành quy hoạch GD đồng bộ với quy hoạch KT - XH để từng bước cụ thể hoá những định hướng, mục tiêu của chiến lược.

Quy hoạch giáo dục quan hệ chặt chẽ với quy hoạch các ngành trên địa bàn huyện, là căn cứ để xây dựng kế hoạch, đảm bảo cho hệ thống giáo dục phát triển hài hoà, cân đối, phù hợp với sự phát triển KT - XH. Do vậy, quy hoạch phát triển giáo dục là công việc không thể thiếu được trong QLGD và việc nghiên cứu lí luận quy hoạch phát triển giáo dục là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết của người quản lý.

2. Về mặt thực tiễn, tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng GD THCS; đã phác hoạ một bức tranh khái quát về tình hình phát triển GD THCS của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, những chặng đường và những bước đi trong suốt nhiều năm qua.

- Quy mô giáo dục liên tục phát triển; mạng lưới trường lớp phủ kín, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

- Chất lượng, hiệu quả giáo dục có những chuyển biến tích cực, số HS giỏi, GV giỏi tăng cả về số lượng và chất lượng.

- Phong trào XHHGD phát triển sâu rộng. Phong trào giáo dục được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm sâu sắc; được các tổ chức, đoàn thể phối kết hợp giúp đỡ, quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Các điều kiện đảm bảo cho hệ thống giáo dục hoạt động được quan tâm, tăng trưởng: đội ngũ GV cơ bản đủ về số lượng và được chuẩn hoá về trình độ, đồng bộ về cơ cấu. CSVC trường học được bổ sung, hệ thống các trường học khang trang. Nguồn lực đầu tư cho GD ngày càng lớn.

Qua phân tích thực trạng cho thấy GD THCS trên địa bàn huyện vẫn còn những yếu kém và ẩn chứa những thách thức.

- Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo con người; còn tập trung về dạy chữ, chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển toàn diện, chưa chú trọng đến giáo dục lý tưởng, giáo dục kỹ năng sống…

- CSVC liên tục được bổ sung nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới GDPT, yêu cầu chuẩn hoá và hiện đại hoá trường học.

- Yêu cầu về sáp nhập trường lớp thiếu tính đồng bộ. Mới tập trung về chủ trương, riêng cách làm còn thiếu sự phối hợp, ngân sách đầu tư thấp, vị trí đặt trường còn xa ảnh hưởng đến quảng đường đi của học sinh, đặc biệt học sinh vùng khó khăn, nguy cơ học sinh bỏ học tăng chủ yếu do quảng đường đến trường và các khoản đóng nộp để xây dựng trường mới. Lãng phí CSVC tại các trường liên quan đến sáp nhập.

- Đội ngũ GV chưa đồng bộ về cơ cấu, môn thừa, môn thiếu, tỉ lệ GV có trình độ trên chuẩn còn thấp, trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế.

3. Trên cơ sở lý luận quy hoạch và thực tiễn GD THCS, luận văn đã xây dựng quy hoạch phát triển GD THCS của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. Trong đó đã dự báo quy mô HS, lập quy hoạch phát triển trường lớp, quy hoạch đội ngũ CBQL, GV, NV và tính toán những điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch đến 2020.

4. Để thực hiện quy hoạch phát triển giáo viên phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh tác giả đã nghiên cứu, đề

xuất các giải pháp thực hiện trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm từ 11 năm (2002 đến năm 2013) về sự phát triển GD cấp học THCS của huyện Cẩm Xuyên.

Hệ thống giải pháp bao gồm:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính

quyền địa phương đối với sự phát triển GD - ĐT.

- Quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV ở trường THCS. - Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.

- Huy động sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu tư cho GD. - Tăng cường công tác quản lý và kế hoạch hoá giáo dục.

- Phân luồng HS sau THCS.

- Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện quy hoạch; tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra, thi đua khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Các giải pháp trên đã và đang áp dụng có hiệu quả trong quá trình QLGD THCS huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong điều kiện KT - XH có nhiều biến động, những quy định mới của Nhà nước về định mức, chế độ làm việc... có thể có những thay đổi nên trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế.

Tác giả của luận văn đã hiện thực hóa giả thuyết khoa học và hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.

2. KIẾN NGHỊ:

a. Đối với các Sở, ngành cấp tỉnh

- Sở Nội vụ phối hợp Sở GD - ĐT đưa ra các giải pháp tham mưu UBND tỉnh lựa chọn áp dụng giải pháp thực hiện trên cơ sở phù hợp thực tế.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch dài hạn trên phạm vi toàn tỉnh làm cơ sở pháp lý cho việc quy hoạch của cấp huyện.

- Tích cực tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh những chủ trương, chính sách phục vụ phát triển GD trên địa bàn, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ CB, GV, NV và phát triển GD ở các địa bàn khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Đối với Huyện uỷ, UBND huyện Cẩm Xuyên

- Cần coi quy hoạch phát triển GD THCS là một bản luận chứng trong quy hoạch phát triển KT - XH của huyện, phải được cụ thể hoá bằng những chủ trương, chính sách, văn bản pháp quy của huyện.

- Mặc dù số lượng GV dư thừa nhưng cần có kế hoạch tuyển dụng theo hình thức thu hút để đảm bảo có một đội ngũ chất lượng, liên tục và phát triển.

- Trong quy hoạch tổng thể của huyện cần ưu tiên dành đủ quỹ đất phù hợp cho việc xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.

c. Đối với Phòng Nội vụ, Phòng GD - ĐT

- Tham mưu cho UBND huyện trình: Ban Thường vụ huyện ủy, HĐND phê duyệt quy hoạch phát triển giáo dục nói chung và quy hoạch phát triển GD THCS nói riêng; ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện.

- Lập kế hoạch, thông báo quy hoạch để đội ngũ CBQL và số cán bộ nằm trong quy hoạch được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Cụ thể hoá các mục tiêu trong quy hoạch phát triển GD THCS của huyện thành những chỉ tiêu cụ thể cho các năm học của các trường.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục theo các bước đi đã được hoạch định.

- Thực hiện tốt việc xây dựng và thực thi kế hoạch hàng năm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời tham mưu cho UBND huyện có sự điều chỉnh phù hợp.

d. Đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương các xã, thị trấn

- Bám sát quy hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch tổng thể của huyện, tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Ưu tiên dành quỹ đất, vị trí thích hợp để xây dựng trường học. - Thực hiện tốt Quy chế trường Liên xã do UBND huyện ban hành.

e.Đối với các trường THCS trên địa bàn huyện

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học phải có quyết tâm cao để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch mà quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó phải hết sức chú ý các chỉ tiêu về huy động

và duy trì số lượng, các chỉ tiêu về chất lượng.

- Đề xuất kịp thời đối với ngành về những thay đổi trong quá trình phát triển và vận dụng các giải pháp để thực hiện quy hoạch đạt kết quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alvin Toffer, Cú sốc tương lai, NXB Thanh niên – Hà Nội 2002.

2. Ban Bí thư TW Đảng, Chỉ thị số 40-CT/TW “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD”, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1997), Bài giảng về QLGD, Trường CBQLGD, Hà Nội. 4. BCH Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Cẩm

Xuyên (1930-2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ GD - ĐT (2007), Quyết định 07/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

6. Hoàng Thanh Cảnh (2006), Quy hoạch phát triển giáo dục THPT tỉnh Quảng Bình đến năm 2015, Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, Huế. 7. Đỗ Văn Chấn (1999), Quy hoạch phát triển GD-ĐT, NXB Giáo dục, HN. 8. Chính phủ (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ

tướng CP ban hành Chiến lược phát triển giáo dục (2011 – 2020), Hà Nội. 9. Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ

XXX, huyện Cẩm Xuyên.

10. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XVII,

tỉnh Hà Tĩnh

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, NXB Sự thật, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần hai, BCH Trung ương Đảng khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Phạm Minh Hạc (1999), GD Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. HĐND tỉnh Hà Tĩnh, Nghị quyết 20/2011/NQ-HĐND ngày Phê duyệt Đề án Phát triển GD-ĐT đến năm 2015 và những năm tiếp theo, Hà Tĩnh. 16. Phạm Minh Hùng, bài giảng PP Nghiên cứu khoa học, ĐH Vinh.

17. Trần Đình Hùng (2008), Quy hoạch phát triển GD THPT huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, Luận văn Thạc sỹ KHGD Vinh.

18. Huyện ủy Cẩm Xuyên, Nghị quyết số 03 ngày 29/5/2012 về phát triển GD-ĐT đến năm 2015 và những năm tiếp theo

19. Trần Kiểm (2004), Khoa học QLGD một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Đào Công Lợi (2005), Quy hoạch phát triển GD TH và THCS huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đến năm 2010, Luận văn Thạc sỹ KHGD, Vinh. 21. Trần Xuân Lương (2008), Quy hoạch phát triển GD TH và THCS

huyện Lộc Hà đến năm 2015, Luận văn Thạc sỹ KHGD, Vinh. 22. Hồ Chí Minh (1997), Vấn đề giáo dục, NXB GD, Hà Nội. 23. Hà Thế Ngữ (1989), Dự báo giáo dục, Viện KHGD, Hà Nội.

24. Phòng GD Cẩm Xuyên (2000), Lịch sử 55 năm ngành GD Cẩm Xuyên (1945-2000), NXB Văn hóa, Hà Nội.

25. Phòng GD Cẩm Xuyên, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học từ năm học 2002-2003 đến năm học 2012-2013.

26. Phòng GD Cẩm Xuyên, Kế hoạch phát triển từ năm học 2007-2008 đến năm học 2013-2014.

27. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2000), Nghị quyết số 40/2000/QH về đổi mới GDPT, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tỉnh đến năm 2020 (Trang 108 - 132)