0
Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Giải pháp 2: Sắp xếp, bố trí và quản lý nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TỈNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 99 -106 )

2015 và những năm tiếp theo

3.5.2. Giải pháp 2: Sắp xếp, bố trí và quản lý nâng cao chất lượng

ngũ CBQL, GV, NV; tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng GD tại các trường THCS

3.5.2.1 Mục tiêu:

Đáp ứng yêu cầu phát triển GD trên địa bàn huyện trong những năm tới, đồng thời hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV theo kế hoạch của Sở GD - ĐT Hà Tĩnh.

3.5.2.2 Nội dung:

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THCS đảm bảo hợp lý trên cơ sở định mức quy định. Bố trí những người có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao làm hiệu trưởng, đặc biệt tại các trường được sáp nhập. Đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển CB, GV, NV.

- Đẩy mạnh việc tinh giản biên chế trong ngành, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho CB, GV, NV; vận động để những người tuổi nhiều, sức khỏe yếu, năng lực hạn chế nghỉ hưu trước tuổi theo Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 19/3/2012 của UBND tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng đội ngũ đạt kết quả cao, đặc biệt tuyển dụng thu hút sinh viên giỏi được đào tạo tại các trường ĐH có uy tín trong nước, sinh viên có bằng Thạc sỹ đúng chuyên ngành, GV giỏi cấp tỉnh tại các địa phương ngoài huyện. Sắp xếp, bố trí cho CB, GV, NV đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc tổ chức dạy học tại các trường, đặc biệt các trường THCS sáp nhập đang phải học tại nhiều địa điểm khác nhau. Đảm bảo nề nếp kỷ cương và chất lượng dạy học; xử lý nghiêm túc các CB, GV, NV vi phạm kỷ luật hành chính, quy chế chuyên môn.

3.5.2.3 Tổ chức thực hiện:

a. Có kế hoạch đáp ứng đủ về số lượng

Đối với giáo viên:

- Tiếp tục bổ sung GV thiếu do nghỉ hưu nhiều trong giai đoạn đối với các môn, đặc biệt các môn Văn và Toán.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ GV của từng trường đảm bảo cân đối cả về số lượng và chất lượng.

Căn cứ để xây dựng quy hoạch đội ngũ GV THCS: + Số HS (theo dự báo quy mô phát triển GD)

+ Định mức HS/lớp, GV/lớp; loại hình trường theo từng giai đoạn. Hiện nay, định mức theo hướng dẫn của Sở GD - ĐT Hà Tĩnh (37 - 45 HS/lớp), giáo viên trực tiếp đúng lớp: 1,9 GV/lớp.

Đối với đội ngũ nhân viên

- Tham mưu cho UBND huyện trong việc tuyển dụng, bố trí NV trường học đủ số lượng, đảm bảo chuyên môn.

- Khảo sát chất lượng để sắp xếp hợp lý nhân viên thư viện, thiết bị tại các trường nhằm phát huy có hiệu quả việc sử dụng sách và thiết bị trường học, đặc biệt trang thiết bị tiên tiến trong nhà trường.

b. Nâng cao chất lượng CBQL, giáo viên, nhân viên.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục

CBQL là một trong những nhân tố có vai trò quyết định trong việc thực hiện quy hoạch phát triển. Hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nhằm vào các yêu cầu chính sau đây:

- Nâng cao trình độ lí luận chính trị; đảm bảo đến năm 2015 trở đi có 100% CBQL THCS có trình độ LLCT trung cấp trở lên. Phòng GD&ĐT chủ trì phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở lớp bồi dưỡng lí luận chính trị cho số CBQL mới được bổ nhiệm và số dự nguồn CBQL.

- Tích cực tạo điều kiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho CBQL. Đưa trình độ tin học, ngoại ngữ thành tiêu chuẩn thuộc "phần cứng" trong các tiêu chuẩn để lựa chọn bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới CBQL …

- Tiếp tục phối hợp với trường ĐH Vinh và Sở GD - ĐT Hà Tĩnh mở thêm khoảng 2 lớp bồi dưỡng QLGD cho CBQL. Hàng năm, mở các chương trình bồi dưỡng theo chuyên đề nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức quản lý

toàn diện cho đội ngũ CBQL. Động viên CBQL tham gia đào tạo sau ĐH, đặc biệt những người thuộc diện quy hoạch của ngành.

Đối với giáo viên

- Có kế hoạch gửi GV đi học nâng cao trình độ, đảm bảo năm 2015 có 80% GV có trình độ trên chuẩn (hiện nay đã đạt 70,78%). Hàng năm, ngành trích kinh phí để hợp đồng người dạy thay, trả tiền dạy thay đảm bảo cho hoạt động của các trường được diễn ra bình thường khi có một số GV đi học.

- Đẩy mạnh việc đưa ngoại ngữ, tin học vào nhà trường, tạo môi trường để GV có khả năng, thói quen và nhu cầu sử dụng ngoại ngữ và máy tính. Coi việc sử dụng CNTT là khâu đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Huy động các nguồn lực để xây dựng các phòng máy tính, nâng dần số lượng các đơn vị có phòng máy. Tổ chức bồi dưỡng tin học hàng năm cho tất cả GV THCS trong toàn huyện. Coi việc học tập nâng cao trình độ tin học là một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học của GV.

- Tích cực làm tốt công tác bồi dưỡng: Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, có tính chiều sâu, liên tục. Phát động phong trào viết sáng kiến, kinh nghiệm; đảm bảo tính ứng dụng và phổ biến hiệu quả trong toàn ngành. Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị tiên tiến, các phương pháp giảng dạy mới trong dạy học, tránh dạy chay, học chay”.

Đối với đội ngũ nhân viên

- Liên kết với các trường sư phạm bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, bảo quản, hướng dẫn khai thác thiết bị cho nhân viên thiết bị, thư viện.

- Có chính sách động viên cán bộ kế toán học các lớp ĐH kế toán để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tiếp tục đề nghị cấp trên điều chỉnh thang, bảng lương để đội ngũ nhân viên được hưởng lương theo trình độ đào tạo.

- Hàng năm, tập huấn cho đội ngũ Y tế trường học để được tiếp cận với những kiến thức, kỹ năng mới nhằm nâng cao việc khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu của HS cũng như xây dựng môi trường GD hoàn thiện, khỏe mạnh.

- Tăng cường khả năng sử dụng máy tính vào công việc (quản lý sổ sách nhà trường, tác nghiệp công tác kế toán, thư viện …) của đội ngũ nhân viên,

đảm bảo chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực trong mỗi nhà trường.

3.5.3. Giải pháp 3: Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục

3.5.3.1. Mục tiêu:

- Phấn đấu đến năm 2020, có 100% lớp học học nhà cao tầng, hoàn thành 4 trường THCS liên xã học tại địa điểm mới.

- Phấn đấu đến năm 2015 có 70,6% trường đạt chuẩn quốc gia (12/17 trường), đến năm 2020 có 84,6% trường đạt chuẩn quốc gia (11/13 trường).

- Đến năm 2020, 100% trường có phòng máy vi tính, phòng học ngoại ngữ hiện đại, nhà tập đa năng.

- Đến năm 2020, 100% trường có phòng thí nghiệm đảm bảo đúng chuẩn của Bộ GD - ĐT, 100% trường học có Thư viện số hiện đại.

3.5.3.2. Nội dung:

Các cấp ủy Đảng, chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về XHHGD. Đặc biệt cần quán triệt Nghị quyết số 05/2005/NQ - CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh XHH các hoạt động GD; Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập. Từ đó nâng cao nhận thức cho mọi người về quan điểm XHHGD của Đảng, khắc phục những nhận thức sai lệch, phiến diện, đổi mới tư duy, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển GD.

3.5.3.3. Tổ chức thực hiện:

- Làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; tăng cường công tác tuyên truyền một cách sâu rộng để cộng đồng hiểu rằng phát triển GD vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của mọi người dân.

- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể làm tốt công tác huy động HS hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 và HS bỏ học trở lại trường.

- Huy động các nguồn lực để xây dựng mới các trường THCS liên xã, xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.

phát triển GD của Đảng, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển GD. Cũng cố và phát triển Hội khuyến học các cấp. Các địa phương phối hợp đồng bộ với các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội tham gia phát triển GD - ĐT.

- Cũng cố và phát triển Hội khuyến học các cấp, các địa phương.

- Thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho HS nghèo, HS thuộc gia đình chính sách, HS nghèo học giỏi.

- Thực hiện tốt Nghị định 73/1999/NĐ - CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích XHH các lĩnh vực GD, Y tế, Văn hóa, Thể thao trên địa bàn.

3.5.4. Giải pháp 4: Huy động sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

3.5.4.1. Mục tiêu:

Nâng cao nguồn lực tài chính bằng mọi hình thức đảm bảo đúng pháp luật, đa dạng các đối tượng huy động, XHH nguồn ngân sách GD.

3.5.4.2. Nội dung:

- Tăng cường đầu tư cho các trường THCS phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia, tăng cường và hiện đại hóa TTBDH phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học trong trường THCS trên địa bàn huyện

- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngân sách GD và các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng ngân sách và các nguồn lực tài chính dành cho GD nói chung, GD THCS nói riêng.

- Tham mưu HĐND cấp huyện, cấp xã (thị trấn) hàng năm bố trí nguồn ngân sách đảm bảo cho các nhà trường không chỉ xây dựng CSVC trường lớp mà còn đảm bảo ngân sách bổ sung hoạt động theo quy định.

3.5.4.3. Tổ chức thực hiện:

- Tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư cho GD:

+ Phối hợp với các ban ngành đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo giáo viên trong quá trình triển khai các dự án.

+ Tích cực khai thác nội lực từ các nguồn thu ngân sách trên địa bàn, đảm bảo tối thiểu 20% số thu ngân sách từ quỹ đất để đầu tư XD CSVC trường học.

cường CSVC, mua sắm TTBDH cho trường học.

- Phối kết hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát việc sử dụng vốn, chống thất thoát, lãng phí … tạo niềm tin trong nhân dân.

- UBND xã, thị trấn dành quỹ đất cho xây dựng, phát triển trường THCS, đặc biệt các trường THCS liên xã mới sáp nhập, đảm bảo các trường có điều kiện thuận lợi để phấn đấu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Tăng cường vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách tập trung, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn dự án khác nhằm phát triển GD - ĐT, từng bước hoàn chỉnh quy hoạch quy mô trường lớp và xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia.

- Thiết lập cơ chế thích hợp để huy động hợp lý nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng trường học. Xây dựng Quy chế trường THCS có quy mô liên xã nhằm phân rõ trách nhiệm, phối hợp của các địa phương liên quan.

3.5.5. Giải pháp 5: Tăng cường công tác quản lý và kế hoạch hoá GD

3.5.5.1. Mục tiêu:

- Tăng cường quản lý tập trung của Nhà nước về những vấn đề quan trọng trong GD nói chung, GD THCS nói riêng; tuy nhiên phải tuân theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Mở rộng quyền chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các cấp có thể sử dụng rộng rãi các phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình QLGD nói chung, GD THCS nói riêng.

3.5.5.2. Nội dung:

- Đổi mới cơ bản tư duy và phương thức quản lý THCS theo hướng nâng cao hiệu lực QLNN, phân cấp mạnh mẽ, hợp lý cho các trường THCS nhằm phát huy tiềm năng, tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, các nhà trường.

- Giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đang còn bất cập diễn ra trong GD THCS.

3.5.5.3. Tổ chức thực hiện:

bám sát hướng đi và mục tiêu của từng bộ phận của quy hoạch tổng thể; phải hướng cho cơ sở bám sát quy hoạch chung để triển khai cho phù hợp với định hướng chung trên địa bàn huyện và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Khi xây dựng chỉ tiêu kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch hàng năm cần chú ý:

+ Hệ thống chỉ tiêu đặt ra phải thống nhất với mục tiêu tổng thể của quy hoạch, từng bước hiện thực hoá quy hoạch.

+ Xã hội chuyển biến với tốc độ ngày càng nhanh, nhiều thách thức, cơ hội đang đặt ra đối với GD nói chung, GD THCS nói riêng, vì vậy trong từng giai đoạn khi có những nhân tố ảnh hưởng nảy sinh phải kịp thời điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

Tiếp tục giữ vững nề nếp xây dựng kế hoạch hiện có, đồng thời tích cực đổi mới công tác kế hoạch hoá. Để thực hiện được yêu cầu này cần chú ý:

- Duy trì nề nếp xây dựng kế hoạch hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải được xây dựng từ cơ sở (trường, xã/ thị trấn).

- Kế hoạch năm học sau phải được xây dựng ở thời điểm phù hợp. Khi xây dựng kế hoạch phải có phần đánh giá việc thực hiện kế hoạch của năm trước.

- Gắn liền công tác xây dựng kế hoạch với công tác thi đua; coi việc thực hiện kế hoạch được giao là một tiêu chí quan trọng của công tác thi đua.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ trường học; việc thực hiện kế hoạch trong các thời điểm quan trọng của năm học (khai giảng, kết thúc học kỳ 1, kết thúc năm học), kịp thời uốn nắn những lệch lạc, sửa chữa các sai sót.

- Chấn chỉnh nề nếp quản lý sử dụng bảo quản, lưu trữ hồ sơ sổ sách và tài sản ở đơn vị, thực hiện cơ chế dân chủ, công khai tài chính.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TỈNH ĐẾN NĂM 2020 (Trang 99 -106 )

×