phức Là từ ghép 48 (2,36%) Là ngữ 1933 (94,99%) Tổng 2035 (100%) BẢNG 10
Nhận xét về cấu trúc thuật ngữ KTTV tiếng Việt: Hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt rất hiếm thuật ngữ đơn, chủ yếu là thuật ngữ phức, trong đó thuật ngữ phức là ngữ chiếm ưu thế.
1.2. Về nguồn gốc
1.2.1 Thuật ngữ thuần Việt
Cách đặt thuật ngữ tốt nhất là tận dụng vốn từ của tiếng Việt, những từ thông dụng nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học. Những thuật ngữ mang yếu tố thuần Việt trong lĩnh vực KTTV tương đối dài, chủ yếu là dịch và ghép từ nhưng vẫn đảm bảo được sự mạch lạc và rõ ràng. Thuật ngữ loại này không nhiều. Dựa vào Từ điển từ Hán Việt (Phan Văn Các [3]) và Từ điển từ và ngữ Hán Việt (Nguyễn Lân [20]), chúng tôi khảo sát 2035 thuật ngữ KTTV tiếng Việt và thu thập được 114 thuật ngữ là từ thuần Việt, chiếm 5,60% . Thí dụ:
gió giật: squall gió: wind nước: water mây: cloud mưa: rain bão: storm giông:thunderstorm nước ngầm: groundwater theo chiều kim đồng hồ: clockwise không nước: anhydrous
mây mỏng: thin cloud 1.2.2 Thuật ngữ là từ Hán Việt
Khi những tiếng thông thường trong tiếng Việt không đủ đảm bảo mức chính xác và ngắn gọn của thuật ngữ thì ta có thể mượn yếu tố của ngôn ngữ khác. Trước tiên là mượn yếu tố Hán Việt. Thí dụ: Hydraulic gradient: gradien thuỷ lực/ độ chênh lệch thuỷ lực. Ta không thể dịch
thuật ngữ trên thành sự khác nhau về mức độ sức nước từ vùng này tới vùng khác. Điều này khiến cho thuật ngữ rườm rà, không ngắn gọn, không dễ hiểu. Việc mượn yếu tố Hán Việt cũng là một cách góp phần làm giàu vốn thuật ngữ của dân tộc ta, tránh được các hiện tượng đơn điệu nghèo nàn, biết vận dụng linh hoạt các yếu tố bên ngoài để đặt thuật ngữ. Hơn nữa tiếng Hán cũng giống tiếng Việt nên khi đưa vào tiếng Việt được phát âm theo âm Hán Việt. Trong vốn từ tiếng Việt chung hiện nay có khoảng 60% - 70% là từ Hán Việt mà phần lớn là các thuật ngữ khoa học (Theo số liệu thống kê của Lưu Vân Lăng [23]). Những thuật ngữ mang yếu tố Hán Việt thường ngắn gọn, có độ chính xác cao. Trong lĩnh vực KTTV, số lượng thuật ngữ là từ Hán Việt còn cao hơn nhiều. Dựa vào Từ điển từ Hán Việt (Phan Văn Các [3]) và Từ điển từ và ngữ Hán Việt (Nguyễn Lân [20]), chúng tôi khảo sát 2035 thuật ngữ KTTV tiếng Việt và kết quả cho thấy hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt chủ yếu là từ Hán Việt, gồm 1799 thuật ngữ chiếm 88,40%. Thuật ngữ là từ Hán Việt có các mô hình sau đây:
• Hán Việt lũ mùa thu: uutumn flood
nhiệt độ lạnh: cold temperature hoàn lưu mùa thu: fall circulation báo bão: tornado warning
• Hán Hán giản đồ nhiệt: thermogram
giáng thuỷ: precipitation
hoàn lưu liên tục: unending circulation tam giác châu: delta
thuỷ lực: hydraulic tỉ trọng: density tinh vân: nebular cloud
xoáy nghịch nhiệt đới: tropical anticyclones ẩm kế: hygrometer
khí áp kế: barometer
tương tự thuỷ lực: hydraulic analogy chi lưu: tributary
biển khí quyển: atmospheric variations hệ thống đối lưu: convective system xoáy nghịch: cyclone
hạ lưu: downstream
địa chất thuỷ văn: geohydrology
• Việt Hán
rung chuyển nhẹ nhưng gây chấn động lớn: butterfly effect gió lục địa: land breeze
mây đối lưu: convective cloud giông đối lưu: convective thunderstorm mưa đối lưu: convective rain
mây vũ trụ: cosmic cloud
• Ấn Âu Hán/ Hán Ấn Âu axit dị đa: polyacid
gradient thuỷ lực: hydraulic gradient atlat băng: ice atlas
biểu đồ synop: synop chart khí ôzôn: ozone gas
1.2.3 Thuật ngữ gốc Ấn Âu
Ngoài việc mượn những yếu tố Hán, chúng ta còn có thể mượn những yếu tố của các ngôn ngữ khác, nhất là các ngôn ngữ Ấn Âu ở phương Tây để đặt thuật ngữ, chủ yếu là thuật ngữ khoa học tự nhiên, trong đó ngành khoa học KTTV cũng sử dụng một số thuật ngữ quốc tế dạng này. Việc mượn thuật ngữ Ấn Âu là để đảm bảo mức độ chính xác khoa học cần thiết cho việc nghiên cứu các vấn đề về KTTV. Chúng ta mượn yếu tố Ấn Âu để tạo từ, có thể mượn yếu tố Ấn Âu qua phiên âm hay mượn mà vẫn giữ nguyên cả âm và cách viết. Việc mượn yếu tố Ấn Âu góp phần làm phong phú hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt.
• Phiên âm Ấn Âu
Những thuật ngữ KTTV tiếng Việt mô phỏng Ấn Âu thường mượn vỏ ngữ âm của ngôn ngữ Ấn Âu. Những thuật ngữ loại này thường là tên của những chất hoá học, các chất khí trong khí quyển, hoặc các thuật ngữ chuyên sâu. Thí dụ:
Acid: axit Acidity: độ axit Argon: agông Atlas: alat Brome: brôm Front: frông Hydrogen: hiđrô Oxygen: ôxy Ozone: ôzôn synôp: synop rađa: radar
Theo Hoàng Xuân Hãn [21], hiện nay người ta biết đến hơn 400.000 chất hoá học. Nếu phải tìm kiếm tên riêng thuần Việt hoặc Hán Việt cho tất cả những chất ấy thì không thể nào tìm đủ. Do đó, đối với các chất hoá học và các chất khí trong bầu khí quyển đều dùng lối phiên âm để gọi.
Ngoài cách dùng những yếu tố Ấn Âu đặt thuật ngữ, để đảm bảo mức chính xác tuyệt đối trong khoa học, hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt không tránh khỏi việc vay mượn nguyên một số thuật ngữ châu Âu vốn gốc Hi lạp, La tinh đã được nhiều nước trên thế giới dùng. Đây là vấn đề mượn thuật ngữ quốc tế. Những thuật ngữ giữ nguyên vỏ ngữ âm của thuật ngữ Ấn Âu khi du nhập vào Việt Nam xuất hiện trong hệ thuật ngữ KTTV không nhiều. Những thuật ngữ loại này thường là các hiện tượng được mang tên các nhà bác học tìm ra hoặc các đơn vị đo áp suất, các đơn vị đo kích cỡ... Thí dụ:
Corriolis: corriolis Entropi: entropi Krypton: krypton Atmosphere: atmosphere Hectopascal: hectopascal: Newton: newton Pascal: pascal Bar: bar Centimeter: cm
Qua khảo sát chúng tôi thu thập được 122 thuật ngữ KTTV có nguồn gốc Ấn Âu, chiếm 6,00% tổng số thuật ngữ khảo sát. Bảng số liệu nguồn gốc hệ thuật ngữ KTTV tiếng Việt