Phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer (Aphididae: Homoptera) hại rau họ hoa thập tự ở Nghệ An (Trang 35 - 41)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne

ruộng

- Tiến hành thu thập cá thể trưởng thành, sâu non rệp xám từ tuổi 1 đến tuổi 4. Các đối tượng thu thập được đưa về nuôi và theo dõi ở phòng thí nghiệm Sinh thái côn trùng nông nghiệp, Tổ bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh. Nuôi rệp trong lọ, các bước tương tự như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái. Mỗi hộp nuôi 30 cá thể rệp, Mỗi lọ nuôi đều có ký hiệu (etyket) riêng.

- Phương pháp thử nghiệm các biện pháp phòng trừ rệp xám bao gồm các thí nghiệm

+ Biện pháp sinh học: Phương pháp sử dụng chế phẩm thảo mộc chiết xuất từ cây cúc Pyrethrum cinerariifolium

Thí nghiệm 1: Sử dụng chế phẩm làm từ thân cúc phòng trừ rệp xám

Phun dung dịch chế phẩm lên rệp xám ở tất cả các pha. Công thức được thử nghiệm ở 3 loại nồng độ khác nhau (NĐ1 = 2,5g/lít; NĐ2 = 5g/lít; NĐ3 = 7,5g/lít). Sau khi phun chọn ra 2 nồng độ cho hiệu quả cao nhất để đưa ra thử nghiệm ngoài đồng ruộng, mỗi nồng độ được tiến hành thí nghiệm ba lần nhắc lại và 3 ô đối chứng (phun bằng nước lã), bố trí thí nghệm hoàn toàn ngẫu nhiên. Với mật độ 30con/hộp, bắt thả rệp xám lên lá rau cải bỏ vào trong hộp nhựa sạch để phun chế phẩm (phun lúc chiều mát), hộp có kích thước 6cm × 12 cm. Miệng hộp được đậy bằng vải màn để có lỗ thông hơi, đáy hộp được lót giấy thấm.

Tiến hành theo dõi hiệu quả phòng trừ bằng cách đếm số rệp sống sau khi phun chế phẩm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày.

Thí nghiệm 2: Sử dụng chế phẩm làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám.

Tương tự thí nghiệm 1 phun dung dịch chế phẩm lên rệp xám ở tất cả các pha. Công thức được thử nghiệm ở 3 loại nồng độ khác nhau (NĐ1 = 10g/lít; NĐ2 = 20g/lít; NĐ3 = 30g/lít). Sau khi phun chọn ra 2 nồng độ cho hiệu lực cao nhất để đưa ra thử nghiệm ngoài đồng ruộng, mỗi nồng độ được tiến hành thí nghiệm ba lần nhắc lại và 3 ô đối chứng (phun bằng nước lã). Với mật độ 30con/hộp, bắt thả rệp xám lên lá rau cải bỏ vào trong hộp nhựa sạch để phun chế phẩm (phun lúc chiều mát), hộp có kích thước 6cm × 12 cm. Miệng hộp được đậy bằng vải màn để có lỗ thông hơi, đáy hộp được lót giấy thấm.

Tiến hành theo dõi hiệu quả phòng trừ bằng cách đếm số rệp sống sau khi phun chế phẩm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày.

+ Biện pháp hóa học:

Thí nghiệm 3: Sử dụng thuốc trừ sâu Conphai 10WP phòng trừ rệp xám

Phương pháp thí nghiệm được tiến hành ở 3 mức nồng độ khác nhau (NĐ1 = 1g/lít; NĐ2 = 1,5g/lít; NĐ3 = 2g/lít), bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với mật độ 30 con/ hộp nhựa (6cm × 12 cm)

Tiến hành theo dõi hiệu lực phòng trừ bằng cách đếm số rệp rệp sống sau khi phun thuốc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày.

Thí nghiệm 4: Sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám.

Phương pháp thí nghiệm được tiến hành ở 3 mức nồng độ khác nhau (NĐ1 = 1g Conphai +10g chế phẩm hoa cúc/lít; NĐ2 = 1,5g Conphai + 10g chế phẩm hoa cúc/lít; NĐ3 = 2g Conphai +10g chế phẩm hoa cúc/lít), bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với mật độ 30 con/ hộp nhựa (6cm × 12 cm).

Tiến hành theo dõi hiệu lực phòng trừ bằng cách đếm số rệp rệp sống sau khi phun thuốc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày.

Thí nghiệm 5: Sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm làm từ thân cúc phòng trừ rệp xám.

Phương pháp thí nghiệm được tiến hành ở 3 mức nồng độ khác nhau (NĐ1 = 1g conphai + 5g bột cúc khô/lít nước; NĐ2 = 1,5 Conphai +5g bột thân cúc khô/lít; NĐ3 = 2g Conphai + 5g bột thân cúc/lít), bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với mật độ 30 con/ hộp nhựa (6cm × 12 cm)

Tiến hành theo dõi hiệu lực phòng trừ bằng cách đếm số rệp sống sau khi phun thuốc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày.

- Hiệu lực của chế phẩm được tính theo công thức Abbott (1925). K(%)=[Ca – Ta)/ Ca)]× 100

Trong đó:

K là hiệu lực của chế phẩm sinh học. Ca là số cá thể sống ở công thức đối chứng.

Ta là số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau khi xử lý.

Thí nghiệm ngoài đồng ruộng

+ Biện pháp sinh học: Phương pháp sử dụng chế phẩm thảo mộc chiết xuất từ cây cúc Pyrethrum cinerariifolium .

Thí nghiệm 1: Sử dụng chế phẩm làm từ thân cúc phòng trừ rệp xám

Tiến hành Phun dung dịch chế phẩm lên rệp xám ở tất cả các pha. Thí nghiệm gồm 2 CT tương ứng với 2 nồng độ đạt hiệu quả cao đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Mỗi công thức được tiến hành thí nghiệm ba lần nhắc lại và 3 ô đối chứng (phun bằng nước lã). Trồng rau cải xanh với diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1m2. Phun chế phẩm vào chiều má. Các công thức được thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên RCB.

Mỗi ô thí nghiệm tiến hành thả 30 con/ ô trung bình 5con/khóm. Thí nghiệm được tiến hành đếm số rệp tại thời điểm 1 ngày trước khi sử dụng chế phẩm và 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày sau khi sử dụng chế phẩm. Số rầy sống được ghi lại tại các thời điểm trong ngày.

Bảng 2.4. Sơ đồ sử dụng chế phẩm làm từ thân cúc phòng trừ rệp xám ngoài đồng ruộng Hàng rào bảo vệ CTĐC CT1- 1 CT2- 3 CTĐC CT1- 2 CT2- 1 CTĐC CT2- 2 CT1- 3 Hàng rào bảo vệ

Ghi chú: CT: Công thức; CTĐC: Công thức đối chứng

- CT1: Chế phẩm thân cây cúc (Pyrethrum cinerariifolium) nồng độ 5g/lít nước - CT2: Chế phẩm thân cây cúc (Pyrethrum cinerariifolium) nồng độ 7,5g/lít nước

Thí nghiệm 2: Sử dụng chế phẩm làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám.

Phương pháp thí nghiệm được tiến hành ở 2 mức nồng độ chế phẩm cho hiệu lực cao ở thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và công thức đối chứng được bố trí hoàn toàn ngầu nhiên (RCB), diện tích ô thí nghiệm 1 m2 với 3 lần nhắc lại.

Mỗi ô thí nghiệm tiến hành thả 30 con/ ô trung bình 5con/khóm. Thí nghiệm được tiến hành đếm số rệp tại thời điểm 1 ngày trước khi sử dụng chế phẩm và 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày sau khi sử dụng chế phẩm. Số rệp sống được ghi lại tại các thời điểm trong ngày.

Bảng 2.5. Sơ đồ sử dụng chế phẩm làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám ngoài đồng ruộng Hàng rào bảo vệ CTĐC1 CT3- 1 CT4- 3 CTĐC2 CT3- 2 CT4- 1 CTĐC3 CT4- 2 CT3- 3 Hàng rào bảo vệ

Ghi chú: CT: Công thức; CTĐC: Công thức đối chứng

- CT3: Chế phẩm hoa cúc (Pyrethrum cinerariifolium) nồng độ 10g/lít nước - CT4: Chế phẩm hoa cúc (Pyrethrum cinerariifolium) nồng độ 20g/lít nước

+ Biện pháp hóa học:

Thí nghiệm 3: Sử dụng thuốc trừ sâu Conphai 10WP phòng trừ rệp xám

Phương pháp thí nghiệm được tiến hành ở 2 mức nồng độ đạt hiệu lực cao trong phòng thí nghiệm, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với mật độ 30 con/ 1m2.

Mỗi ô thí nghiệm tiến hành thả 30 con/ ô trung bình 5con/khóm. Thí nghiệm được tiến hành đếm số rệp tại thời điểm 1 ngày trước khi sử dụng chế phẩm và 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày sau khi sử dụng chế phẩm. Số rệp sống được ghi lại tại các thời điểm trong ngày.

Bảng 2.6. Sơ đồ sử dụng thuốc trừ sâu Conphai 10WP phòng trừ rệp xám ngoài đồng ruộng

Hàng rào bảo vệ

CTĐC1 CT5- 1 CT6- 3

CTĐC2 CT5- 2 CT6- 1

CTĐC3 CT6- 2 CT5- 3

Hàng rào bảo vệ

Ghi chú: CT: Công thức; CTĐC: Công thức đối chứng

- CT5: Thuốc trừ sâu Conphai 10WP nồng độ 1,5g/lít nước - CT6: Thuốc trừ sâu Conphai 10WP nồng độ 2g/lít nước

Thí nghiệm 4: Sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám.

Phương pháp thí nghiệm được tiến hành ở 2 mức nồng độ nồng độ hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP (1,5g/lít nước và 2g/lít nước)+ chế phẩm làm từ hoa cúc cho hiệu quả cao nhất ở trong phòng thí nghiệm (10g/lít) và công thức đối chứng được bố trí hoàn toàn ngầu nhiên (RCB), diện tích ô thí nghiệm 1 m2 với 3 lần nhắc lại.

Mỗi ô thí nghiệm tiến hành thả 30 con/ ô trung bình 5con/khóm. Thí nghiệm được tiến hành đếm số rệp tại thời điểm 1 ngày trước khi sử dụng chế phẩm và 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày sau khi sử dụng chế phẩm. Số rệp sống được ghi lại tại các thời điểm trong ngày.

Bảng 2.7. Sơ đồ sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám ngoài đồng ruộng

Hàng rào bảo vệ

CTĐC1 CT7- 1 CT8- 3

CTĐC2 CT7- 2 CT8- 1

CTĐC3 CT8- 2 CT7- 3

Hàng rào bảo vệ Ghi chú: CT: Công thức; CTĐC: Công thức đối chứng

- CT7: Thuốc trừ sâu Conphai 10WP nồng độ 1,5g/lít + chế phẩm làm từ hoa cúc nồng độ 10g/lít.

- CT8: Thuốc trừ sâu Conphai 10WP nồng độ 2g/lít + chế phẩm làm từ hoa cúc nồng độ 20g/lít

Thí nghiệm 5: Sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm làm từ thân cây cúc phòng trừ rệp xám.

Phương pháp thí nghiệm được tiến hành ở 2 mức nồng độ nồng độ hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP (1,5g/lít và 2g/lít) + chế phẩm làm từ thân cây cúc cho hiệu lực cao nhất ở thí nghiệm trong phòng thí nghiệm (5g/lít) và công thức đối chứng được bố trí hoàn toàn ngầu nhiên (RCB), diện tích ô thí nghiệm 1 m2 với 3 lần nhắc lại.

Mỗi ô thí nghiệm tiến hành thả 30 con/ ô trung bình 5con/khóm. Thí nghiệm được tiến hành đếm số rệp tại thời điểm 1 ngày trước khi sử dụng chế phẩm và 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày sau khi sử dụng chế phẩm. Số rệp sống được ghi lại tại các thời điểm trong ngày.

Bảng 2.8. Sơ đồ sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chế phẩm làm từ thân cây cúc phòng trừ rệp xám ngoài đồng ruộng

Hàng rào bảo vệ

CTĐC1 CT9- 1 CT10- 3

CTĐC2 CT9- 2 CT10- 1

CTĐC3 CT10- 2 CT9- 3

Hàng rào bảo vệ Ghi chú: CT: Công thức; CTĐC: Công thức đối chứng

- CT9: Thuốc trừ sâu Conphai 10WP nồng độ 1,5g/lít + chế phẩm làm từ thân cây cúc nồng độ 5g/lít

- CT10: Thuốc trừ sâu Conphai 10WP nồng độ 2g/lít + chế phẩm làm từ thân cây cúc nồng độ 5g

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer (Aphididae: Homoptera) hại rau họ hoa thập tự ở Nghệ An (Trang 35 - 41)