Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ rệp Brevicorynebrassicae Linnaeus

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer (Aphididae: Homoptera) hại rau họ hoa thập tự ở Nghệ An (Trang 27 - 29)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3.3. Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ rệp Brevicorynebrassicae Linnaeus

Phòng chống rệp bằng biện pháp canh tác

Gieo cải với mật độ hợp lý, không nên gieo quá dầy. Bón đầy đủ và cân đối các loại phân NPK và luôn tưới nước đầy đủ cho ruộng cải để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Sau mỗi vụ thu hoạch cần gom sạch những tàn dư của cây cải ở vụ trước đem ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc chôn làm phân, để tiêu diệt những con rệp còn sống sót trên đó, hạn chế rệp lây lan sang vụ sau. Không nên trồng cải xanh hoặc những loại rau thuộc họ thập tự khác như cải ngọt, su hào, bắp cải,...lai rai quanh năm. Nên vận động những chủ ruộng trồng rau cải trong cùng khu vực trồng dứt

điểm từng thời vụ, có thời gian cho đất nghỉ để cắt đứt nguồn thức ăn của rệp trên đồng ruộng (Nguyễn Danh Vàn).

Tình hình nghiên cứu chế phẩm thảo mộc phòng trừ rệp xám

Brevicoryne brassicae Linnaeus

Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi, có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiểm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người sử dụng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “rau an toàn”. Sản xuất rau an toàn hiện đang gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính là người nông dân buộc phải dùng nhiều loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại rau, để lại dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả.

Hiện nay chiến lược bảo vệ cây trồng được xác định không chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt mà bởi sự an toàn sinh thái, môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, với mục tiêu là xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.

Nghiên cứu của (Nguyễn Văn Duy, 2008)[4] về sử dụng chế phẩm từ cây nghệ để diệt trừ nhiều loài sâu miệng nhai và chích hút như rệp, nhện, sâu ăn lá… thuốc có độ độc trung bình với người và động vật máu nóng, phân giải nhanh và không để lại dư lượng trong nông sản.

Thuốc trừ sâu pyrethroid được sản xuất thương mại từ loài cúc Pyrethrum đả được sử dụng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta nhiều nơi đả trồng các loại cúc này, nhất là ở Đà Lạt, Lâm Đồng nhưng chỉ để làm hoa cảnh mà hầu như chưa ai biết sử dụng hao cúc để làm thuốc trừ rệp, mặc dù dân ta nhập một lượng rất lớn, khoảng hơn 100 tấn trên năm thuốc trừ sâu pyrethroid (tên thương mại là decis) để làm thuốc trừ rệp hại rau cải hoa màu,…Bên cạnh đó các chế phẩm thảo mộc từ cây gia vị có sẵn ở địa phương có hiệu lực phòng trừ rệp hại cao như gừng, tỏi [35]. Nhưng hầu như như chưa được quan tâm nghiên cứu.

Phòng chống rệp xám Brevicoryne brassicae bằng biện pháp hóa học

Việc sử dụng biện pháp hóa học cũng giống như bất kỳ biện pháp BVTV nào khác cũng có những ưu và khuyết điểm. Chúng ta không thể phủ nhận rằng trong thời gian qua biện pháp hóa học vẫn được coi là biện pháp chủ lực vì đã phát huy vai trò tích cực như: Hiệu quả cao, nhanh, đơn giản và dễ sử dụng. Vào thập kỷ 50

-60 của thế kỷ 20 biện pháp hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc giả quyết nhiều vụ dịch hại lớn trên thế giới trên thế giới, góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất cây trồng (Phạm Văn Lầm) [8].

Nông nghiệp Việt Nam sau nhiều năm đổi mới đã thu được nhiều thành tựu. Thành tự nổi bật là trong lĩnh vực sản xuất rau màu, để có được thành tựu đó phải kể đến công lao đóng góp của các công trình nghiên cứu khoa học. Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về rệp xám hại rau họ hoa thập tự, nhưng thiệt hại do rệp gây ra cho các vùng trồng rau trọng điểm trong cả nước nối chung và Nghệ An nói riêng trong thời gian gần đây vẫn rất lớn và chưa có biện pháp phòng chống hiệu quả, người sản xuất vẫn chủ yếu lệ thuộc vào thuốc trừ sâu để phòng trừ chúng, môi trường ngày càng bị ô nhiễm.

Suy cho cùng việc nghiên cứu chế phẩm thảo mộc vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên chưa thấy rõ được tầm quan trọng của biện pháp này. Chính vì vậy song song với việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer. Tôi tiến hành nghiên cứu chế phẩm thảo mộc từ cây hoa cúc để phòng trừ rệp xám xám Brevicoryne brassicae

Linnaeus hại rau họ hoa thập tự.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái và một số biện pháp phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus và rệp cải Myzus persicae Sulzer (Aphididae: Homoptera) hại rau họ hoa thập tự ở Nghệ An (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w