4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.3. Hiệu lực phòng trừ rệp xám Brevicorynebrassicae của chế phẩm thảo mộc làm từ cây cúc
làm từ cây cúc Pyrethrum cinerariifolium Trev. và thuốc trừ sâu Conphai 10WP 3.3.1. Trong phòng thí nghiệm
3.3.1.1. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc
Pyrethrum cinerariifolium
Kết quả thử nghiệm chế phẩm hoa cúc phòng trừ rệp trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 3 nồng độ khác nhau 10g/lít, 20g/lít, 30g/lít.
Chế phẩm sau khi cân nồng độ gam, được tiến hành ngâm trong cồn qua một đêm, sau đó lọc lấy dịch chiết, pha nước và chất phụ gia, sử dụng bình xịt để phun lên các ô thí nghiệm sau đó tiến hành theo dõi số sâu chết trong 4 ngày, kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.7 và hình 3.11.
Bảng 3.7. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc Công
thức
Nồng độ chế phẩm (g)
Hiệu lực chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc phòng trừ rệp xám hại rau HHTT
1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày
CT1 NĐI = 10g/lít 86,25a ± 8,75 94,52a ± 5,48 100,00a ± 0,00 100,00a ± 0,00 CT2 NĐII = 20g/lít 79.33ab± 10,89 93,15a ± 3,26 100,00a ± 0,00 100.00a ± 0,00 CT3 NĐIII = 30g/lít 52,78b ±7,76 71,56b ± 5,12 94,48b ± 1,35 100.00a ± 0,00
LSD 30,86 16,21 2,70 0,00
CV% 21,22 9,93 1.38 0,00
Ghi chú: Trong phạm vi cùng cột, cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất p < 0,05 theo statistix.
Qua bảng 3.7 cho thấy được kết quả xử lý thống kê giữa các công thức thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- Ở thời điểm 1 ngày sau phun:
Hiệu lực tương đối cao, nồng độ 10g/lít đạt hiệu quả cao nhất với hiệu lực là 86,25 ± 8,75%, tiếp đến là nồng độ 20g/lít với hiệu lực là 79,33 ± 10,89 %, thấp nhất là ở nồng độ 30g/lít đạt 52,78 ± 7,76 %.
- Ở thời điểm 2 ngày sau phun:
Hiệu lực tăng so với ngày đầu tiên và tăng hiệu lực cao nhất ở nồng độ 10g/lít với mức tăng là 94,52 ± 5,48%, nồng độ 20g/lít với hiệu lực là 93,15 ± 3,26 %, thấp nhất vẫn là nồng độ 30g/lít 71,56 ± 5,12%.
- Ở thời điểm 3 ngày sau phun:
Sang ngày thứ 3 thì hiệu lực của cả 3 nồng độ đạt tới đỉnh cao, nồng độ 10g/lít và nồng độ 20g/lít đều đạt 100%, nồng độ 30g/lít thấp nhất cũng đạt tới 94,48 ± 1,35%.
- Ở thời điểm 4 ngày sau phun:
Sang đến ngày thứ 4 thì hiệu lực của cả 3 nồng độ đều đạt 100%.
Hình 3.11. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc
Như vậy sau 4 ngày phun chế phẩm, hiệu quả của cả 3 nồng độ tương đối cao, cao nhất là nồng độ 10g/lít tiếp đến là nồng độ 20g/lít vì vậy chọn 2 nồng độ 10g/lít và 20g/lít để phun ngoài đồng ruộng.
3.3.1.2. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ thân cây cúc Pyrethrum cinerariifolium
Tiến hành ở 3 nồng độ khác nhau 2,5g/lít, 5g/lít, 7,5g/lít.
Chế phẩm sau khi cân nồng độ gam bột khô, được tiến hành ngâm trong nước lạnh qua một đêm, sau đó lọc lấy dịch chiết, pha nước và chất phụ gia, sử
dụng bình xịt để phun lên các ô thí nghiệm sau đó tiến hành theo dõi số sâu chết trong 4 ngày, kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.8 và hình 3.12.
Bảng 3.8. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ thân cúc Công
thức
Nồng độ chế phẩm (g)
Hiệu lực chế phẩm thảo mộc làm từ thân cúc phòng trừ rệp xám hại rau HHTT
1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày
CT1 NĐI = 2,5g/lít 45,01b ± 5,54 68,49b ± 11,95 90,41a ± 9,59 100.00a ± 0,00 CT2 NĐII = 5g/lít 97,50a ± 2,50 98,63a ± 1,37 100.00a ± 0,00 100.00a ± 0,00 CT3 NĐIII = 7,5g/lít 91.25a ± 4,51 98,63a ± 1,37 100.00a ± 0,00 100.00a ± 0,00
LSD 14,98 24,02 19,16 0,00
CV% 9,26 13,51 9,91 0,00
Ghi chú: Trong phạm vi cùng cột, cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất p < 0,05 theo statistix.
- Ở thời điểm 1 ngày sau phun:
Phân tích thống kê cho thấy hiệu quả phòng trừ qua 1 ngày phun chế phẩm ở nồng độ 2,5g/lít và nồng độ 5g/lít là tương tự nhau, cao nhất là ở nồng độ II đạt 97,50 ± 2,50%, hiệu quả thấp nhất là nồng độ I đạt 45,01 ± 5,54%.
- Ở thời điểm 2 ngày sau phun:
Hiệu quả tăng so với ngày 1, ở nồng độ 5g/lít hiệu quả đã đạt đến 100% , ở nồng độ 7,5g/lít đạt 98,63 ± 1,3, và sai khác có ý nghĩa so với nồng độ 2,5g/lít đạt 68,49 ± 11,95%, hiệu lực phòng trừ rệp tăng theo nồng độ và thời gian sau khi phun chế phẩm.
- Ở 3 ngày sau phun hiệu quả phòng trừ của cả 3 nồng độ gần như đạt đến 100%
Hình 3.12. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ thân cúc
Như vậy ở3 nồng độ phun của chế phẩm thảo mộc làm từ thân cúc thì ở mức nồng độ 5g/lít và 7,5g/lít bột thân cúc là thích hợp phòng trừ rệp trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả này là cơ sở cho nghiên cứu xác định nồng độ tối ưu phòng trừ ngoài đồng ruộng.
3.3.1.3. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của thuốc trừ sâu Conphai 10WP
Biện pháp hóa học là một biện pháp có tác dụng nhanh, dễ sử dụng, dễ cơ giới hóa,...những ưu điểm này gúp người dân tiêu diệt sâu hại kịp thời, hiệu quả tuy nhiên đã gây tác hại lớn đến sức khỏe con người và môi trường.
Trong tương lai biện pháp hóa học vẫn giữ một vai trò quan trọng, tất nhiên nó là biện pháp sử dụng cuối cùng trong IPM khi mà các biện pháp khác không còn phát huy tác dụng. Chính vì vậy tôi tiến hành thử nghiệm phun thuốc hóa học Conphai 10WP phòng trừ rệp là để so sánh hiệu lực phòng trừ giữa thuốc hóa học và thảo mộc, nhằm khẳng định tầm quan trọng của chế phẩm thảo mộc trong phòng trừ rệp.
Kết quả thử nghiệm phun thuốc trừ sâu Conphai 10WP theo khuyến cáo trên bao bì phòng trừ rệp xám hại rau HHTT tương đối cao, được thể hiện ở bảng 3.9 hình 3.13.
Bảng 3.9. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của thuốc trừ sâu Conphai 10WP Công
thức
Nồng độ chế phẩm (g)
Hiệu lực của thuốc trừ sâu Conphai 10WP phòng trừ rệp xám hại rau HHTT
1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày
CT1 NĐI = 2,5g/lít 56,63b ±10,43 73,68b ± 9,49 97,37a ± 2,63 100.00a ±0,00 CT2 NĐII = 5g/lít 92,77a ± 7,23 100.00a ±0,00 100.00a ±0,00 100.00a ±0,00 CT3 NĐIII= 7,5g/lít 96,39a ± 2,09 100.00a ±0,00 100.00a ±0,00 100.00a ±0,00
LSD 25,70 18,96 5,26 0,00
CV% 15,70 10,40 2,66 0,00
Ghi chú: Trong phạm vi cùng cột, cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất p < 0,05 theo statistix.
Ở điều kiện phòng thí nghiệm, thuốc hóa học có tác dụng gây chết ngay sau 1 ngày phun với hiệu lực đạt khá cao từ 56,63 ± 10,43 - 96,39 ± 2,09. Hiệu lực phòng trừ rệp tăng theo nồng độ và thời gian phun thuốc. Ở mức nồng độ 1,5g/lít đạt hiệu quả cao nhất, đạt tối ưu ở ngày thứ 2. Nồng độ 1g/lít và nồng độ 2g/lít cũng đạt hiệu quả cao, ở ngày thứ 3 gần như là hiệu quả 100%, đến ngày thứ 4 thì cả 3 nồng độ đều đạt 100%.
Hình 3.13. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của thuốc trừ sâu Conphai 10WP
3.3.1.4. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc
Hoa cúc được giã giập, ngâm trong cồn qua một đêm theo nồng độ đạt hiệu quả cao nhất ở thí nghiệm trên là 10g/lít, sau đó lọc qua rồi cho thêm nước và hòa với thuốc hóa học, thí nghiệm được pha chế và phun theo 3 nồng độ: (1g/lít, 1,5g/lít, 2g/lít thuốc Conphai 10WP + 10g/lít chế phẩm hoa cúc). Thí nghiệm tiến hành phun bằng bình phun nhỏ trong hộp nhựa đã được thả rệp trước đó 1 ngày. Sau đó tiến hành theo dõi số rệp sống sau 4 ngày.
Hiệu lực phòng trừ rệp của chế phẩm hoa cúc + thuốc Conphai 10WP được trình bày ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc
Công thức
Nồng độ chế phẩm (g)
Hiệu lực phòng trừ rệp xám hại rau HHTT của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo mộc làm
từ hoa cúc
1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày
CT1 NĐI = 1g/lít 84,33a ± 8,44 98,68a ± 1,32 100.00a ±0,00 100.00a ±0,00 CT2 NĐII = 1,5g/lít 90,36a ± 6,38 100.00a ±0,00 100.00a ±0,00 100.00a ±0,00 CT3 NĐIII = 2g/lít 31,33b ±18,19 59,21b ±17,41 80,26a ±10,45 100.00a ±0,00
LSD 42,03 34,88 20,87 0,00
CV% 30,64 20,31 11,18 0,00
Ghi chú: Trong phạm vi cùng cột, cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất p < 0,05 theo statistix.
Qua bảng cho thấy hiệu lực phòng trừ của 3 nồng độ có xu hướng tăng dần theo ngày theo dõi. Nồng độ 1g/lít đạt đỉnh cao vào ngày thứ 3 sau phun, Nồng độ 1,5g/lít đạt đỉnh cao vào 2 ngày sau phun và nồng độ 2g/lít đạt đỉnh cao vào ngày cuối cùng sau phun
- Ở thời điểm 1 ngày sau phun:
Hiệu lực của cả 3 nồng độ đều đạt ở mức khá cao, hiệu quả phòng trừ cao nhất là nồng độ 1,5g/lít 90,36 ± 6,38%, thứ hai là nồng độ 1g/lít 84,33 ± 8,44%, thấp nhất là nồng độ 2g/lít 31,33 ± 18,19%. Thấp hơn nồng độ 1,5g/lít là 59,01%.
- Ở thời điểm 2 ngày sau phun:
Hiệu lực của 3 nồng độ đều tăng. Nồng độ 1g/lít đạt giá trị 98,68 ± 1,32%, tăng 6% so với ngày đầu. Nồng độ 1,5g/lít đạt 100%, tăng 10% so với ngày đầu, nồng độ 2g/lít đạt 59,21 ± 17,4%, tăng 28% so với ngày đầu.
- Ở thời điểm 3 ngày sau phun: Hiệu lực của cả 3 nồng độ đạt gần như tối đa, chỉ có nồng độ 2g/lít là thấp hơn, đạt 80,26 ± 10,45%
- Ở thời điểm 4 ngày sau phun, hiệu lực của cả 3 nồng độ đều đạt 100%.
Hình 3.14. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc
Qua 4 ngày theo dõi cho thấy hiệu lực phòng trừ trong phòng thí nghiệm của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc ở nồng độ 1g/lít Conphai + 10g/lít chế phẩm hoa cúc và nồng độ 1,5g/lít Conphai + 10g/lít chế phẩm hoa cúc, cao hơn nồng độ 2g/lít Conphai + 10g/lít chế phẩm hoa cúc và hiệu quả và sai khác có ý nghĩa, từ kết quả này chọn ra được 2 nồng độ thích hợp để thử nghiệm ngoài đồng ruộng.
3.3.1.5. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo mộc làm từ thân cây hoa cúc
Thân cúc được cắt khúc, sấy khô ở nhiệt độ 70ºc, trong 3 giờ, sau đố xay hoặc băm nhỏ, ngâm trong nước lạnh qua một đêm rồi lọc lấy dịch chiết, chọn nồng độ 5g/lít nồng độ đạt hiệu lực cao nhất ở thí nghiệm trên, cho thêm nước và hòa với xà phòng và thuốc hóa học, thí nghiệm được pha chế và phun theo 3 nồng độ: (1g/lít Conphai +5g/lít chế phẩm thân cúc, 1,5g/lít Conphai + 5g/lít chế phẩm thân cúc , 2g/lít con phai + 5g/lít chế phẩm thân cúc). Thí nghiệm tiến hành phun bằng bình phun nhỏ trong hộp nhựa đã được thả rệp trước đó 1 ngày. Sau đó tiến hành theo dõi số rệp sống sau 4 ngày.
Bảng 3.11. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo mộc làm từ thân cúc
Công thức
Nồng độ chế phẩm (g)
Hiệu lực phòng trừ rệp xám hại rau HHTT của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo mộc làm
từ thân cúc
1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày
CT1 NĐI = 1g/lít 32,55b ± 6,38 57,57b
±10,70 89,47b ± 3,84 100.00a ±0,00 CT2 NĐII = 1,5g/lít 92,77a ± 4,17 92,77a ± 4,17 100.00a ±0,00 100.00a ±0,00 CT3 NĐIII = 2g/lít 78,32a ±11,62 82,89ab ±9,21 100.00a ±0,00 100.00a ±0,00
LSD 27.68 29,39 6,95 0,00
CV% 20,47 18,95 3,61 0,00
Ghi chú: Trong phạm vi cùng cột, cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất p < 0,05 theo statistix.
Qua bảng cho thấy hiệu lực phòng trừ rệp xám của 3 nồng độ trong phòng thí nghiệm là khá cao. Ở các ngày theo dõi hiệu lực của 3 nồng độ có sự chênh lệch. Nồng độ 1,5g/lít, nồng độ 2g/lít đều sai khác có ý nghĩa so với nồng độ 1g/lít ở các ngày.
- Ở 1 ngày sau phun:
Nồng độ 1,5g/lít có hiệu lực cao hơn nồng độ 1g/lít là 60,22%, cao hơn nồng độ 2g/lít là 14,45%, nồng độ 2g/lít cao hơn nồng độ 1g/lít là 45,77%.
- Ở 2 ngày sau phun:
Nồng độ 1,5g/lít đạt 93, 442 ±,74%, cao hơn nồng độ 1g/lít là 57,57 ± 10,70% và nồng độ 1,5g/lít là 82,89 ± 9,21%.
- Ở 3 ngày sau phun:
Nồng độ 1,5g/lít và nồng độ 2g/lít đều đạt 100%, còn nồng độ 1g/lít thấp hơn, đạt 89,47 ± 3,84%.
- Ở 4 ngày sau phun thì cả 3 nồng độ đều đạt 100%
Hình 3.15. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của hỗn hợp thuốc trừ sâu Conphai 10WP + chể phẩm thảo mộc làm từ thân cúc
Hiệu lực phòng trừ rệp xám của 3 nồng độ (1g/lít Conphai + 5g/lít chế phẩm thân cúc, 1,5g Conphai + 5g/lít chế phẩm thân cúc và 2g/lít Conphai + 5g/lít chế phẩm thân cúc) trong phòng thí nghiệm có xu hướng tăng dần và đạt đỉnh cao vào những ngày cuối cùng của đợt theo dõi, so với nồng độ 1g/lít thì nồng độ 1,5g/lít và nồng độ 3 đạt hiệu quả cao hơn, chọn 2 nồng độ này để phun phòng trừ ngoài đồng ruộng.
3.3.2. Ngoài đồng ruộng
3.3.2.1. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc
Pyrethrum cinerariifolium
Cách pha chế thuốc tương tự trong phòng thí nghiệm, kết quả được thể hiện ở bảng 3.12 hình 3.16.
Bảng 3.12. Hiệu lực phòng trừ rệp xám của chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc
Công thức CT1 CT2 LSD CV%
NĐ1 ± SE NĐ2 ± SE
Ngày 1 53,49a ± 5,07 24,43a ± 9,52 29,94 33,90 Ngày 2 54,55a ± 5,70 38,97a ± 6,90 24,72 23,32 Ngày 3 70,27a ± 4,87 59,47a ± 6,19 21,88 14,88 Ngày 4 91,89a ± 0,00 68,92b ± 5,40 15,00 8,23 Ngày 5 98,63a ± 1,37 81,52b ± 5,42 14,23 6,94 Ngày 6 100,00a ±0,00 89,04a ± 4,94 13,72 6,40 Ngày 7 100,00a ±0,00 95,52a ± 3,62 10,06 4,56
Ghi chú: Trong phạm vi cùng hàng, cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất p < 0,05 theo statistix.
Hình 3.16. Hiệu lực phòng trừ rệp xám chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc Qua bảng cho thấy hiệu lực phòng trừ rệp của nồng độ 10g/lít và nồng độ 20g/lít của chế phẩm thảo mộc làm từ hoa cúc là tương đối cao, nhất là nồng độ
H iệ u q u ả p h òn g tr ừ ( % ) N gà y th eo d õi
10g/lít, đạt đỉnh cao ở ngày thứ 6 sau phun. Trong tất cả các ngày theo dõi thì chỉ có ngày 4 và ngày thứ 5 sau khi phun là có sự sai khác có ý nghĩa, còn các ngày còn lại