Thephaco năm 2014
Sản phẩm của Thephaco tương đối ổn định về chất lượng khi lưu thông phân phối ra thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ hàng trả lại do cận hạn và
59
không đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng hàng trả về cho thấy công ty vẫn cần chú trọng hơn nữa trong quá trình kiểm tra giám sát việc thực hiện 5 GPs để đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người sử dụng.
4.2.4. Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong hệ thống phân phối của Thephaco năm 2014
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là một chỉ số để đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp.
Về các đề tài nghiên cứu trước đó cho kết quả như sau
- Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội với thu nhập năm 2009 chỉ đạt 5,68 triệu đồng nhưng đến năm 2010 đã tăng lên
9,37 triệu đồng [26].
- Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình với thu nhập năm 2011 - 2013 nằm trong khoảng 4,4 - 5,8 triệu đồng [25].
- Công ty cổ phần Traphaco với thu nhập năm 2010 - 2012 nằm trong khoảng 9,8 - 12,4 triệu đồng [23].
Với tổng thu nhập bình quân của hệ thống phân phối Thephaco năm 2014 là 5,24 triệu đồng. Mức thu nhập này chỉ tương đương với Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình nhưng so với Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội và Công ty cổ phần Traphaco thì lại thấp hơn nhiều. Tuy nhiên đối với công ty Dược tuyến tỉnh thì mức thu nhập này vẫn được đánh giá là tương đối ổn định, và vẫn đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên.
60
4.2.5. Về nộp ngân sách Nhà nước
Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa với việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn đối với Nhà nước thể hiện sự tôn trọng luật pháp tạo uy tín đối với các Ngân hàng, với cơ quan Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công ty. Trong năm 2014, công ty cổ phần chứng khoán FPT đã thống kê Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa là một trong những doanh nghiệp có tài chính lành mạnh, có uy tín với các ngân hàng và nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước [17].
Tóm lại: Mạng lưới phân phối của công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế đã được xây dựng một cách bài bản và có hệ thống với sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo công ty. Đến nay Thephaco đã có một mạng lưới phủ khắp tỉnh Thanh Hóa và đang dần mở rộng và phát triển ra thị trường ngoại tỉnh. Điều đó tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Hơn thế nữa, không chỉ phân phối trong nước, Thephaco còn hướng tới tạo dựng thương hiệu, thiết lập mở rộng kênh phân phối sang nước bạn. Dự kiến công ty con - công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Hóa - Hủa Phăn dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2015.
4.3. Một số hạn chế của đề tài
Trong quá trình thu thập số liệu, phân tích hoạt động của mạng lưới phân phối thuốc của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014, chúng tôi đã hoàn thành luận văn “Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014”
61
Về cơ bản, luận văn đã đóng góp được những ý nghĩa cả về mặt lý luận và về mặt thực tiễn cụ thể: phân tích được nguồn lực phục vụ cho mạng lưới phân phối, đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối trên từng khu vực phân phối thông qua một số chỉ tiêu, từ đó có thể đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn mạng lưới phân phối của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động và chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, luận văn cũng nêu ra một số hạn chế vẫn còn tồn tại trong nghiên cứu, cụ thể là:
- Chỉ nghiên cứu được một số chỉ tiêu về số doanh số, thu nhập trung bình mà chưa nghiên cứu được các chỉ tiêu về nguồn mua do chưa tách riêng được các chỉ tiêu ở các khu vực và chưa tách được các khoản trong kinh phí phục vụ cho hệ thống phân phối do chưa đi sâu tìm hiểu các khoản mục này.
- Chưa đi sâu vào phân tích cơ chế hoạt động của từng kênh do đó chưa thể chỉ rõ được khu vực nào hoạt động hiệu quả nhất để có thể hoàn thiện mạng lưới phân phối một cách tốt nhất.
62
KẾT LUẬN
Qua phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa năm 2014, luận văn rút ra một số kết luận sau:
Về thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa
• Hiện tại toàn công ty có 36 chi nhánh (32 chi nhánh nội tỉnh, 4 chi nhánh ngoại tỉnh) với 1291 điểm bán lẻ, 3161 khách hàng trong đó khách hàng bán lẻ chiếm thị phần lớn.
• Đội ngũ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp, số nhân viên nữ nhiều hơn số nhân viên nam.
• Công ty đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đặc biệt là hệ thống GPs bao gồm: 37 kho đạt GSP, 34 cơ sở đạt GDP, 504 điểm bán lẻ của chi nhánh đạt GPP. • Mức kinh phí đầu tư cho hoạt động phân phối nằm ở mức
trung bình của Ngành Dược.
Về kết quả hoạt động phân phối của Công ty ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu
• Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Thephaco gồm 2 mảng chính: hàng công ty tự sản xuất và hàng tự khai thác. Doanh thu nhóm hàng đông dược tự sản xuất chỉ chiếm trung bình 9,6% doanh thu bán hàng toàn công ty. Các sản phẩm đông dược cần được đầu tư phát triển hơn nữa.
63
• Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (38,1%), cần phải duy trì mạng lưới phân phối tại khu vực này.
• Thị trường ngoại tỉnh là thị trường tiềm năng cần được chú trọng phát triển hơn nữa.
• Với phương châm phát tiển ổn định thì với mức lợi nhuận đạt 15,1 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận 2,06% thì sự đầu tư của doanh nghiệp vẫn được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. • Sản phẩm của Thephaco tương đối ổn định về chất lượng khi
lưu thông phân phối ra thị trường.
• So với các doanh nghiệp trên cả nước thì mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong mạng lưới phân phối đang còn thấp, tuy nhiên đối với Công ty Dược tuyến tỉnh thì mức thu nhập này là tương đối ổn định, và vẫn đảm bảo đời sống của CBCNV.
• Thephaco với việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn đối với Nhà nước thể hiện sự tôn trọng luật pháp tạo uy tín đối với các Ngân hàng, với cơ quan Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công ty.
64
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới phân phối của Công ty cổ phần Dược - Vât tư Y tế Thanh Hóa năm 2014, luận văn có một số kiến nghị và đề xuất sau:
1. Duy trì và phát triển mạng lưới phân phối hiện có.
Với mạng lưới phân phối của Thephaco hiện nay thì việc quan trọng nhất là phải duy trì tốt hoạt động của các chi nhánh, đầu tư thường xuyên hàng năm về cơ sở vật chất, duy trì nguồn lực ổn định, thường xuyên đào tạo và đạo tào lại để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên. Xây dựng chính sách phù hợp cho từng chi nhánh để có thể giữ vững thị trường của mình.
2. Tìm kiếm mở rộng thị trường, xây dựng kênh phân phối cho thị trường mới: Chủ động tìm kiếm thị trường tiềm năng, thành lập các chi nhánh trên tất cả các tỉnh thành trên cả nước để giảm áp lực quản lý kênh cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao vị thế doanh nghiệp. Tiếp tục đầu tư cho thị trường ngoại tỉnh, hiện nay là thị trường tiềm năng do chưa khai thác tối đa các vùng miền. Xây dựng kênh phân phối cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Hóa - Hủa Phăn, để tạo hiệu quả kinh doanh mới bên nước ngoài.
3. Tiếp tục quy hoạch, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực để phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty.
4. Tăng cường quản lý, giám sát nâng cao ý thức trách nhiệm của các kênh phân phối trong việc chăm sóc khách hàng, thu thập ý kiến của khách hàng về sản phẩm, về thị trường và đối thủ cạnh tranh, về các chương trình khuyến mãi để công ty có thêm thông tin điều chỉnh các hoạt động trên kênh cho phù hợp với thị trường hơn nữa.
65
5. Tăng cường công tác quản lý giám sát trong quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối thuốc, đẩy mạnh toàn diện công tác quản lý trong hệ thống 5 GPs nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2007), Quản lý và Kinh tế Dược, NXB Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2007), Nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc (Ban hành kèm theo quyết định số 48/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ y tế).
3. Bộ Y tế (2012), Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”
(Ban hành kèm theo quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
4. Bộ Y tế (2015), Báo cáo Tổng kết công tác y tế năm 2014, một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2015, giai đoạn 2016-2020.
5. Bộ Y tế (2014), Tài liệu Hội nghị Triển khai chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
6. Chính phủ (2014), Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (kèm theo Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm 2014).
7. Trương Đình Chiến (2010), Quản trị kênh phân phối, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2013), Điều lệ tổ chức và hoạt động công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa.
9.Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo hoạt động triển khai thực hiện nguyên tắc “thực hành tốt phân phối thuốc” và thực hành tốt bảo quản thuốc” năm 2014.
10. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tài chính (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 đã được kiểm toán).
11. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tổ chức nhân sự công ty năm 2014.
12. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo thực hiện doanh số năm 2014.
13. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo hiện trạng, tiến độ thực hiện GPP tại các chi nhánh (Tổng hợp báo cáo của các chi nhánh tính đến ngày 31/12/2014).
14. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định
xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm theo biên bản kiểm kể 31/12/2014).
15.Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015.
16. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định
xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm theo biên bản kiểm kể 31/12/2014).
17. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities) 2014, Báo cáo ngành dược phẩm 04/2014.
18. Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (2014),
19. Trần Minh Đạo (2012), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.
20. Ames Gross (2013), Cập nhật về thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2013.
21. Đỗ Tá Hoàn (2013), Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Traphaco giai đoạn 2010 - 2012, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Tân (2014), Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm
của Công ty Dược phẩm Trung ương 1 năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp
dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
23.Bùi Thị Thơm (2013),Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Traphaco trong những năm gần đây, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
24. Anh Tùng (2014), Xu hướng ngành Dược toàn cầu, STINFO số 12- 2014
25. Phan Thị Cẩm Vân (2014), Phân tích chiến lược và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2013, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
26. Lê Thị Xoan (2011), Khảo sát và đánh giá hoạt động phân phối thuốc
của công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2010, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
Tài liệu tiếng anh:
27. WHO (2000), How well do health systems perform, The world health report.
28. Imshealth (2014), Top 20 Global corporations 2013
29. IMS Institute for Healthcare informatics (2017), The Global Use of
Medicine “ Outlook through 2017”
30. The Statistics Portal (2015), Top 20 global pharmaceutical companies based on pharma revenue in 2014 (in million U.S. dollars)
Một số trang web: 31. http://www.cesti.gov.vn 32. http://imascommunication.com 33. http://www.imshealth.com 34.http: //w ww.fpts.com.vn/ 35. http://namud.vn 36. http://www.quantri.vn 37. http://www.statista.com.vn 38. http://www.thephaco.com.vn 39. http://w ww.thuocantoan.com.vn
PHỤ LỤC 1
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Nội dung STT Thông tin Kết quả Đơn vị Nguồn thu thập
Nhân lực kênh phân phối
1 Số NV CN ngoại tỉnh
Báo cáo tổ chức nhân sự công ty năm
2014 [11] 2 Số NV CN nội tỉnh 3 Số NV nam 4 Số NV nữ 5 Tổng số NV HTPP Cơ sở vật chất 7 Số kho đạt GSP
Báo cáo HĐ triển khai thực hiện nguyên tắc GDP, GSP năm 2014 [9] 8 Tổng số cửa hàng đạt GDP 9 Tổng số máy tính, máy in
10 Số điện thoại, máy fax
11 Tổng số giá kệ
12 Tổng số máy điều hòa 13 Tổng ô tô, xe nâng Tổng số chi nhánh, số điểm bán lẻ 17 Số CN ở ngoại tỉnh
Báo cáo hiện trạng tiến độ thực hiện GPP tại các chi nhánh [13] 18 Số CN nội tỉnh 19 Số điểm bán lẻ 20 Số điểm bán lẻ đạt GPP
khách hàng 22 Số KH bán lẻ tiến độ thực hiện GPP tại các chi nhánh [13] 23 Số KH bán lẻ là bệnh viện
Nội dung STT Thông tin Kết quả Đơn vị Nguồn thu thập
Kinh phí 24 Kinh phí phục vụ HĐPP Báo cáo tài chính
[10] Doanh thu theo nhóm hàng phân phối 25 DT hàng SX đông dược
Báo cáo thực hiện doanh số năm 2014 [12] 26 DT hàng SX tân dược 27 DT hàng khai thác 28 Tổng DT bán hàng Doanh thu bán hàng SX 29 DT SX CN nội tỉnh
Báo cáo thực hiện doanh số năm 2014 [12] 30 DT SX CN ngoại tỉnh 31 DT bán bảo hiểm 32 DT hàng SX LD 33 Tổng DT hàng SX 34 DT SX KV thành phố 35 DT SX KV huyện, xã 36 DT SX CN Hải Phòng 37 DT SX CN Hà Nội