1.2.3.1. Một vài nét về thị trường thuốc Việt Nam
Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và chưa tự phát minh được thuốc. Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ [18].
Ngành dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng dân số ổn định, sự nhận thức về sức khỏe của tầng lớp trung lưu và khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện là những yếu tố giúp ngành dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới.
Nhìn chung ngành dược Việt Nam còn nhiều khó khăn về mặt cơ cấu và chính sách nhưng có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng dân số bền vững và sự nhận thức của tầng lớp trung lưu Việt Nam về sức khỏe ngày càng cao sẽ là những động lực chính thúc đẩy nhu cầu chi tiêu dược phẩm. Những tín hiệu vĩ mô tích cực cũng sẽ hỗ trợ các công ty dược phẩm trong nước trong việc duy trì lợi nhuận trong những năm sắp tới [24].
Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dược được duy trì tương đối ổn định và đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và thiên tai [4].
BMI dự báo ngành dược phẩm vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 15,5%/năm trong vòng 5 năm tới, và đóng góp đến 2,2% vào GDP vào năm 2017. Tuy sản phẩm ngoại vẫn chiếm ưu thế trong tương lai gần, nhưng các doanh nghiệp nội địa vẫn sẽ tích cực đầu tư sản xuất, tìm kiếm phương thuốc mới, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế,
17
cố gắng đạt mục tiêu đến năm 2020, cung cấp được 70% nhu cầu thị trường nội địa như BộY tế đã đặt ra [18].
1.2.3.2. Thực trạng thị trường dược phẩm Việt Nam
Doanh số của thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2012 là gần 3 tỷ USD bằng một phần ba thị trường Ấn Độ. Thị trường Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 20% vào năm 2017. Theo Business Monitor International, Việt Nam đứng thứ 13/175 về tốc độ tăng trưởng mức chi tiêu cho dược phẩm [20].
Chi tiêu cho dược phẩm bình quân trên đầu người ở Việt Nam cũng tăng trưởng theo. Trong năm 2010, một người Việt Nam chi 104 USD cho các sản phẩm dược phẩm, con số này so với Trung Quốc là 148 USD và Ấn Độ là 51 USD. Mức chi tiêu về thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự đoán có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2015. Tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự phát triển của xã hội và bởi sự mở rộng của hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia. Đến năm 2013, 65% trên 89 triệu người dân Việt Nam có bảo hiểm y tế [20]. Đến hết năm 2014, số người tham gia BHYT ước đạt khoảng 70,8% trên 90,7 triệu dân số [4].
Những điều này làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các công ty dược phẩm nước ngoài, với số lượng các công ty nước ngoài đang ngày càng tăng ở Việt Nam.
Trong năm 2012, có khoảng 170 công ty dược phẩm tại Việt Nam. Gần mười phần trăm trong số này có vốn đầu tư nước ngoài, bốn phần trăm khác hoạt động dưới hình thức liên doanh. Các công ty dược phẩm lớn nhất về thị phần là GlaxoSmithKline, Bristol Myers Squibb và Novartis. Công ty Việt Nam hàng đầu là Savipharm và Imexpharm [20].
18
1.2.3.3. Quy định phân phối tại Việt Nam
Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Invested Enterprises - FIE) không được phép phân phối sản phẩm dược phẩm tại Việt Nam. Vì vậy, các công ty dược nước ngoài thường liên kết với doanh nghiệp phân phối Việt Nam để thương mại sản phẩm của họ trên thị trường Việt Nam.
Phân phối dược phẩm tại Việt Nam được thực hiện thông qua hai kênh, bệnh viện (treatment channel) và thương mại (commercial channel). Phân phối vào kênh bệnh viện thông qua đấu thầu. Phân phối ở kênh thương mại là chào bán trực tiếp đến hiệu thuốc và một số tổ chức thương mại khác. Hiện nay, một phần ba việc phân phối diễn ra thông qua các kênh bệnh viện và hai phần ba việc phân phối là thông qua kênh thương mại. Các công ty dược phẩm nước ngoài muốn sản phẩm của mình thâm nhập rộng rãi cần phải đẩy mạnh hoạt động ở kênh bệnh viện [20].
1.2.3.4. Hệ thống phân phối thuốc tại Việt Nam
Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan. Cụ thể, hệ thống phân phối tại Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính như sau [17]:
- Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp.
+ Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước. + Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân.
19
+ Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài: Zuellig Pharma, Mega Products, Diethem VietNam ...
- Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối: các công ty tuyến trung ương và tuyến tỉnh: Công ty Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần Traphaco ...
- Hệ thống chợ sỉ: chợ sỉ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân.
- Hệ thống nhà thuốc .
- Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tư nhân.
Ba nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy Sĩ), Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ đến khoảng 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng 897 nhà phân phối trong nước đang chiếm thị phần còn lại. Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại TP.HCM và Hà Nội. Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam [17].
1.2.3.5. Quá trình và đường đi của thuốc tại Việt Nam Thuốc lưu thông tại Việt Nam bao gồm 4 nhóm sau [17]:
Thuốc sản xuất tại Việt Nam
Nhóm thuốc này đến được tay bệnh nhân thông qua 4 con đường sau: Thuốc sản xuất Đấu thầu Bệnh viện Bệnh nhân.
20
Thuốc sản xuất Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân.
Thuốc sản xuất Nhà phân phối sỉ nước ngoài/nội địa Chợ sỉ Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân.
Thuốc sản xuất Chợ sỉ Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân.
Thuốc nhập khẩu chính ngạch
Nhóm thuốc này đến tay bệnh nhân qua 3 con đường sau:
Thuốc nhập khẩu Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa Đấu thầu Bệnh viện Bệnh nhân.
Thuốc nhập khẩu Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân.
Thuốc nhập khẩu Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa Chợ sỉ Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân.
Các thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, thuốc lậu:
Nhóm thuốc này chủ yếu đi qua kênh chợ sỉ rồi phân phối cho các nhà thuốc/phòng mạch hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng có nhu cầu.
1.2.3.6. Hoàn thiện hệ thống phân phối thuốc ở Việt Nam
Việc phân phối mua bán lòng vòng hiện nay là bất cập của ngành dược, Thủ tướng chính phủ đã ký chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020 trong đó quy hoạch lại xây dựng 5 trung tâm phân phối lớn, chuyên nghiệp để khắc phục tình trạng mua bán lòng vòng, tốn kém nhân lực, tốn kém trang thiết bị và dẫn đến là khó khăn trong kiểm soát chất lượng, khó khăn trong vấn đề giám sát, thu hồi thuốc kém chất lượng [6].
21
Theo thống kê của ngành dược đến tháng 11/2014, cả nước hiện có 177 doanh nghiệp đạt GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc và được phép nhập khẩu), khoảng gần 2.000 doanh nghiệp đạt GDP- Thực hành tốt phân phối thuốc và được phép bán buôn, trên 39.000 cơ sở bán lẻ thuốc trong đó có 10.000 nhà thuốc đạt GPP. Năm trung tâm phân phối thuốc tại miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ- tây Nguyên, Đông nam Bộ và Tây Nam Bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển hệ thống phân phối thuốc Việt Nam đã được đề ra trong chiến lược phát triển ngành dược [5].
Hệ thống này được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp cao nhằm khắc phục các bất cập, khiếm khuyết của hệ thống cung ứng thuốc hiện tại như quá nhiều nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ, đường đi của thuốc lòng vòng, chi phí cho khâu phân phối cao, chất lượng thuốc khó kiểm soát, thiếu thuốc cục bộ khi có dịch bệnh, khó dự trữ thuốc hiếm, khó đoán nhu cầu thị trường để đặt hàng sản xuất, nhập khẩu…
Thống kê mới nhất của Cục Quản lý Dược cho biết bình quân tiền thuốc sử dụng/người dân đã đạt 31,18 USD/người tại VN, gấp rưỡi so với cách đây 5 năm. Đó là chưa tính một phần rất lớn tiền mua thuốc do người dân tự mua về dùng chưa thống kê được. Tăng trưởng phát triển ngành dược và nhu cầu được sử dụng thuốc tốt với giá hợp lý của người dân đặt ra yêu cầu: ngành dược phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống phân phối thuốc, theo hướng cắt giảm tầng nấc trung gian, quản lý giá và chất lượng thuốc [5].
22