Sự thành công của Henry Ford trong áp dụng lý thuyết Taylor vào dây chuyền sản xuất ô tô.

Một phần của tài liệu Bài chung lý thuyết quản trị cổ điển (Trang 46 - 49)

Ra đời từ những năm giữa thế kỷ 20 và là thành quả của giáo sư Fredericl Winslow Taylor, nguyên tắc chuyên môn hóa quản lý được hiểu là việc làm sao để cho quá trình vận động, thao tác của các công nhân, nhân viên trong công ty diễn ra hợp lý, không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực, qua đó đạt được năng suất lao động cao nhất. Đó chính là sự hợp lý hóa lao động, hay nói theo cách hiện đại là tổ chức lao động một cách khoa học.

Sự xuất hiện của nguyên lý chuyên môn hóa trong quản lý đã đáp ứng đúng nhu cầu của các công ty khi chờ đợi một nhân tố hướng đến thành công trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có những biến động lớn. Nguyên lý này đã tạo nền móng cho một xu hướng Quản lý theo khoa học, mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quản lý ở Mỹ. Phương pháp này sau đó được hãng sản xuất xe hơi Ford ứng dụng đầu tiên khi lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24 km trong nhà máy với công suất lên đến 7000 chiếc xe mỗi ngày.

Phương pháp sản suất hàng loạt còn được gọi phương pháp sản xuất theo dây chuyền do Henry Ford ứng dụng lý thuyết của Taylor vào hệ thống

nó đã được liên kết chặt chẽ với phương pháp sản xuất hàng loạt trong các xưởng sản xuất.

Taylor giới thiệu nhiều khái niệm mà không được đương thời chấp nhận rộng rãi. Ví dụ, bằng cách quan sát công nhân, ông nhận định rằng công việc lao động cần có cả thời gian giải lao, để công nhân có thể hồi phục lại sức lực sau thời gian lao động mệt mỏi. Ông kiểm chứng điều này với các công việc của nghề bốc xếp quặng: công nhân đã được đào tạo cách tận dụng thời gian còn lại sau giải lao để làm việc, và sản lượng tăng lên đáng kể.

Cùng với sáng kiến và những cuộc cách mạng công nghệ và kinh doanh, Ford còn là cha đẻ của hệ thống làm việc dây chuyền hiện đại nhằm hạ giá thành sản phẩm Model-T để cạnh tranh với các hãng sản xuất xe hơi khác. Ông đã từng tìm hiểu lý thuyết thời gian và sự vận động của Frederick Winslow Taylor và đặt ra câu hỏi tại sao lại không áp dụng vào dây chuyền sản xuất xe hơi. Ngay lập tức ông đưa ra sáng kiến “sản xuất đồng loạt”.

Henry Ford có những ý tưởng rất đặc biệt về các quan hệ với công nhân. Ngày 5 tháng 1, 1914 Ford tuyên bố chương trình 5 dollar một ngày của ông. Chương trình này kêu gọi giảm giờ làm từ 9 giờ xuống còn 8 giờ và nâng lương tối thiểu trên ngày từ $2.34 lên $5 cho các công nhân lành nghề. Ford coi trọng việc tăng đền bù như một hình thức chia lợi nhuận hơn là lương. Lương được trả cho người lao động trên tuổi 22, đã làm việc cho công ty sáu tháng hay hơn, và, một điều rất quan trọng, phải sống theo kiểu mà Ford tán thành. Công ty lập nên một Phòng xã hội học gồm 150 nhà điều tra và nhân viên phụ trợ để kiểm tra điều này. Thậm chí với những yêu cầu như vậy, một phần đông công nhân vẫn đủ tư cách được chia lợi nhuận.

giờ xuống chỉ còn 1 giờ rưỡi. Kết quả của sáng kiến vĩ đại này đã làm cho Ford quyết định giảm giá thành và giúp công ty Ford đạt được những kết quả kinh doanh to lớn. Năm 1912, công ty Ford tung ra thị trường 82.000 xe Model-T với giá bán lẻ 850 USD. Đến năm 1916, 585.000 xe hơi được bán ra với giá chỉ còn 360 USD.

Henry Ford đã tận dụng chiến lược theo hai hướng nhằm tạo ra những thị trường ô tô mới: Thứ nhất, bằng việc giảm giá thành, ông ta đã biến việc sở hữu ô tô từ chỗ như "biểu tượng của sự giàu có thái quá”, chỉ hạn chế trong giai cấp thượng lưu nhất của xã hội, thành "ô tô của quảng đại quần chúng” và bằng cách này Henry Ford đã tăng thị trường của mình từ vài nghìn khách lên hàng triệu. Thứ hai, bằng việc trả lương cho công nhân ở mức cao chưa từng thấy, ông đã mở rộng hơn nữa thị trường của mình, tới mức bất kỳ nhân viên nào của hãng cũng có thể mua một chiếc ô tô. Và họ đã mua.

Ở Châu Âu, Fordism theo sau học thuyết Quản lí khoa học của Taylor, một phương pháp kỉ luật lao động và tổ chức nơi làm việc dựa trên những nghiên cứu giả định về hiệu quả của con người và hệ thống khích lệ tinh thần. Học thuyết này rất được ủng hộ ở Đức và Italia. Sau năm 1918, Châu Âu chuyển sang yêu thích học thuyết của Ford, đó là tổ chức lại toàn bộ quá trình sản xuất bằng cách thay thế dây chuyền sản xuất, tiêu chuẩn hóa, và thị trường lớn.

Ở Xô Viết, theo nhà sử học Thomas Hughes, vào những năm 1920, và 1930 nước này đã rất háo hức áp dụng học thuyết Fordism, thuê các chuyên gia của Mỹ và các kĩ sư của Mỹ để xây dựng các bộ phận cho cơ sở hạ tầng công nghiệp hóa của mình. Kế hoạch 5 năm và nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung có thể được lần theo dấu vết trực tiếp tới sự ảnh hưởng của học thuyết Fordism tới lối suy nghĩ của Xô-viết.

Tuy nhiên, chủ nghĩa Ford cũng như chủ nghĩa Taylor đều có những ưu điểm và hạn chế tương tự nhau.

Ưu điểm của chủ nghĩa Ford là mở ra một cuộc cải cách trong quản lý doanh nghiệp; năng suất lao động sẽ đạt ở mức cao, giá thành thấp, kết quả cuối cùng là lợi nhuận tăng để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao; tối ưu hóa quá trình sản xuất nhờ hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp, phân công chuyên môn hóa đối với lao động của nhân viên

Nhược điểm của chủ nghĩa Ford là: với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc cật lực; người thợ bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất tới mức biến thành những “công cụ biết nói”, bị méo mó về tâm - sinh lý, và như vậy là thiếu tính nhân bản. Mặc dù mọi người khuyên ông nên đa dạng hóa nhưng Henry Ford vẫn tiếp tục cách nhìn một chiều. Và chính điều này đã khiến Ford thất bại, khi chỉ quá chú ý tới năng suất mà không để ý tới thiết kế và sự sáng tạo. Những dòng xe thiếu độc đáo, dập khuôn đã không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu Bài chung lý thuyết quản trị cổ điển (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w