Đóng góp của chủ nghĩa Taylor cho đất nước Mĩ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Một phần của tài liệu Bài chung lý thuyết quản trị cổ điển (Trang 45 - 46)

giới lần thứ hai.

Những nguyên lý quản lý một cách khoa học của F. W. Taylor nhằm hướng đến “Nhiều, nhanh, tốt, rẻ” đã giúp kinh tế Hoa Kỳ có những bước phát triển vượt bậc, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Có thể khẳng định cuộc chiến tranh thế giới thứ II đánh dấu bước nhảy vọt của kinh tế Hoa Kỳ.

Trong khi các nước Đồng minh châu Âu bị tàn phá vì chiến tranh thì Hoa Kỳ kiếm được 114 tỉ đôla lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí. Tính đến 31 – 12 – 1945, các nước Đồng minh châu Âu phải nợ Hoa Kỳ về vũ khí tới 41,751 tỉ đôla (Anh nợ 24 tỉ, Liên Xô 11,141 tỉ, Pháp 1,6 tỉ…). Do chiến tranh không lan tới đất nước mình, Hoa Kỳ có điều kiện hoà bình và an toàn để ra sức phát triển kinh tế: sản lượng công nghiệp trung bình hang năm tăng 24% (trước Chiến tranh thế giới lần thứ II, tốc độ tăng trung bình hàng năm chỉ 4%), sản xuất nông nghiệp tăng 27% so với thời kỳ 1935 – 1939. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Trong những năm 1945 – 1949, sản lượng công nghiệp Hoa Kỳ luôn luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,4% năm 1948); sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại (năm 1949); nắm trong tay gần 3/4 dự trữ vàng của toàn thế giới (khoảng 25 tỉ đôla, năm 1949); trên 50% tàu bè đi lại trên các mặt biển. Trong khoảng hai thập niên đầu sau chiến tranh, Hoa Kỳ là trung tâm kinh tế, tài chính số 1 của thế giới.

Sở dĩ có bước phát triển nhanh chóng về kinh tế như thế là do:

Thứ nhất, Hoa kỳ dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật, điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm;

Thứ hai, Hoa kỳ thực hiện quá trình tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao (các công ty độc quyền là những công ty khổng lồ, tập trung hàng

Thứ ba, Hoa Kỳ triệt để thực hiện chiến lược quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí (thu được trên 50% tổng lợi nhuận hàng năm).

Ngoài ra, các điều kiện tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, v.v.. cũng là những nguyên nhân làm kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng, thuận lợi hơn các nước khác.

2. Sự thành công của Henry Ford trong áp dụng lý thuyết Taylor vào dâychuyền sản xuất ô tô.

Một phần của tài liệu Bài chung lý thuyết quản trị cổ điển (Trang 45 - 46)