Lý thuyết của Elton Mayo.

Một phần của tài liệu Bài chung lý thuyết quản trị cổ điển (Trang 30 - 31)

4.2.1 Tác giả:

Elton Mayo (1880-1949): Là giáo sư tâm lý học Havard cùng các đồng sự tiến hành cuộc nghiên cứu tại nhà máy Hawthornes thuộc công ty điện miền tây, là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển của tư tưởng quản trị.

sư Triết học), tại Đại học Queensland. Năm 1928, Mayo đã tham gia vào thí nghiệm Hawthorne sau khi ông đã chuyển đến trường Đại học Harvard Quản trị Kinh doanh là Phó Giáo sư nghiên cứu công nghiệp. Sau đó ông giữ chức hiệu trưởng tại Harvard cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1947. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, Mayo đóng góp vào sự phát triển của đào tạo quản lý với chương trình “đào tạo quản lý trong công nghiệp”, được áp dụng rộng rãi ở Mỹ. Hai năm cuối đời của ông đã được trọng dụng ở Anh như là một cố vấn cho chính phủ Anh về các vấn đề trong ngành công nghiệp.

4.2.2 Nội dung:

Liên tục trong 5 năm, từ 1927 đến 1932 Mayo đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu khác nhau và đã ghi nhận được nhiều khám phá quan trọng. Trong cuộc nghiên cứu đầu tiên, Mayo thấy ánh sáng nơi làm việc không gây ảnh hưởng đến năng suất của công nhân. Cuộc nghiên cứu thứ hai, Mayo lại thấy các điều kiện làm việc không có hoặc có ít quan hệ với năng suất. Cuộc nghiên cứu thứ 3, Mayo thấy tiền lương và tiền thưởng không tạo ra tác động nào đến năng suất lao động của tập thể. Trái lại những yếu tố có quan hệ đến năng suất lao động lại là những yếu tố phi vật chất.

Từkết quả nghiên cứu đó, Mayo kết luận rằng giữa tâm lý và tác phong có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau; và hơn nữa khi con người làm việc chung trong tập thể, thì ảnh hưởng của tập thể lại đóng vai trò to lớn trong việc tạo ra tác phong của cá nhân. Với tư cách con người trong tập thể, công nhân có xu hướng tuân theo các qui định của tập thể, dù chỉ là những qui định không chính thức, hơn là những kích thích từ bên ngoài. Những khám phá này cũng đưa đến

Một phần của tài liệu Bài chung lý thuyết quản trị cổ điển (Trang 30 - 31)